Điểm lại thăng trầm cuộc đời Đại tá Gadhafi
Cuộc đảo chính không đổ máu: 1/9/1069
Khi còn trẻ, Muammar Gadhafi là người ngưỡng mộ nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa Ả Rập Gamal Abdel Nasser. Ông đã ấp ủ kế hoạch lật đổ vua Libya khi còn là một binh sỹ trẻ. Là một người có sức lôi cuốn lớn, ông Gadhafi đã được tới Anh huấn luyện quân sự, trước khi trở lại Libya lật đổ Vua Idris trong một cuộc đảo chính không đổ máu vào 1/9/1069.
Những ngày nắm quyền đầu tiên: Những năm 1970
Đại tá Gadhafi, ngoài cùng bên phải trong ảnh, bắt đầu củng cố quyền lực vào những năm 1970, Ông xây dựng triết lý chính trị của riêng mình, nổi tiếng với “Sách Xanh” và tiếp nhận sự quan tâm của nước ngoài đối với dầu mỏ của Libya.
Ông cũng đóng vai trò chủ đạo trong cuộc khủng hoảng dầu lửa Trung Đông 1973-1974 và củng cố mối quan hệ với các nhà lãnh đạo châu Phi và các khu vực khác. Song nỗ lực đại diện cho các quyền lợi liên châu Phi của ông cuối cùng đã không thành công.
Yvonne Fletcher: 4/1984
Một cuộc biểu tình chống ông Gadhafi ở bên ngoài sứ quán Libya tại London đã biến thành một vụ việc mang tầm quốc tế, khi viên cảnh sát trẻ Yvonne Fletcher bị một tay súng ở trong sứ quán bắn chết.
Mối quan hệ ngoại giao với London bị cắt đứt.
Các cuộc tấn công của Mỹ: 15/4/1968
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan khi đó đã gọi ông là “chó điên”, khi Đại tá Gadhafi kết thân với các nhóm bị coi là chiến binh như IRA (Ireland) và PLO (Tổ chức giải phóng Palestine).
Mỹ đã cáo buộc Libya liên quan đến một cuôc tấn công khủng bố ở châu Âu và trả đũa bằng cuộc không kích nhằm vào Tripoli và Benghazi. Con gái nuôi của ông được biết đã thiệt mạng trong các cuộc không kích.
Lockerbie: 21/12/1988
Vụ đánh bom chiếc máy bay Pan-Am 103 trên bầu trời thị trấn Lockerbie của Scotland đã làm leo thang căng thẳng. Libya bị đổ lỗi gây ra cái chết của 270 người trên máy bay và dưới mặt đất, vụ khủng bố tồi tệ nhất từng xảy ra ở Anh.
Việc đại tá Gadhafi mới đầu từ chối giao nộp 2 nghi phạm người Libya ra xét xử đã khiến Liên hợp quốc ra lệnh cấm vận nước này.
Hợp tác: 1999-2003
Năm 1999, hai người Libya đã được giao nộp và bị xét xử tại Scotland vì vụ đánh bom Lockerbie. Một người đã bị kết tội.
Cách giải quyết vụ việc này cùng với sự thừa nhận của ông Gadhafi và sự hợp nhất của một chương trình hạt nhân và vũ khí hóa học, đã mở đường cho mối quan hệ nồng ấm giữa Libya và các cường quốc phương Tây.
Trở lại: 4/2004
Với các lệnh trừng phạt của quốc tế được dỡ bỏ, Tripoli trở lại lộ trình chính trị quốc tế, cho phép Thủ tướng Anh Tony Blair, nằm trong số các nhà lãnh đạo nổi bật khác, được đón tiếp tại ngôi lều du mục sang trọng nổi tiếng mang thương hiệu của ông Gadhafi, được đựng trong khuôn viên dinh thự của ông. Ông Blair tới thăm vào năm 2004 và trở lại vào năm 2007.
Bài phát biểu dài nhất: 13/9/2009
Vị thế của Đại tá Gadhafi được khẳng định khi ông có bài phát biểu đầu tiên trước Đại hội đồng Liên hợp quốc. Bài phát biểu dài 96 phút, dài hơn quá một tiếng so với thời gian được phân bổ cho ông. Nhà lãnh đạo Libya đã đề cập say sưa đến hàng loạt vấn đề, từ những sai lầm của Hội đồng bảo an, tới giả thuyết của ông cho rằng cúm gia cầm đã được phát triển để phục vụ mục đích quân sự.
Biểu tình lan rộng: 2/2011
Bắt nguồn từ những sự kiện ở các nước láng giềng Tunisia và Ai Cập và vụ bắt giữ một nhà hoạt động nhân quyền tại Libya, các cuộc biểu tình chống 4 thập niên nắm quyền của ông Gadhafi bắt đầu vào tháng 2.
Bắt đầu ở miền đông, nơi ông đã tiến hành cuộc đảo chính hơn 40 năm trước, những cuộc biểu tình đã lan rộng khắp nước. Đại tá Gadhafi vẫn cứng rắn và tuyên bố sẽ đè bẹp các cuộc biểu tình.
NATO không kích: 19 – 20/2011
Được Liên hợp quốc thông qua, NATO đã tiến hành không kích nhằm vào các mục tiêu của chính quyền Gadhafi nhằm “bảo vệ dân thường”.
Các cuộc không kích đã giúp cho lực lượng nổi dậy trong cuộc chiến chống lại ông Gadhafi. Ủng hộ của quốc tế đối với ông Gadhafi giảm dần những tuần sau đó, khi phe nổi dậy giành được sự công nhận chính thức của Pháp và các nước khác.
Tripolisụp đổ: 23/8/2011
6 tháng sau khi các cuộc biểu tình bắt đầu, phe nổi dậy Libya cuối cùng đã tiến tới Tripoli. Khi các cuộc không kích của NATO đã làm suy yếu lực lượng của ông Gadhafi trong suốt nhiều tháng, binh sỹ nổi dậy đã tiến vào thủ đô và chiếm dinh thự của ông.
Đó là khởi đầu cho dấu chấm hết đối với Đại tá Gadhafi, người vẫn tiếp tục ra lời kêu gọi những người ủng hộ tiếp tục chiến đấu khi ông đang chạy trốn.
Bị chết ở Sirte: 20/10/2011
Đại tá Gadhafi đã chết sau khi bị lực lượng nổi dậy bắt giữ ở thành phố quê nhà ông, Sirte, một trong những thành trì của những người trung thành với ông. Tin tức ông bị bắt giữ được phát đi ngay sau khi binh sỹ của chính quyền mới kiểm soát được Sirte, sau nhiều tuần giao tranh ác liệt.
Giới chức Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC) cho biết Đại tá Gadhafi bị thương trong một cuộc đấu súng và đã chết vì các vết thương.
Phan Anh
Theo BBC