10 năm phát triển chóng mặt của công nghệ TV

20/09/11, 21:17 Tin Tổng Hợp

Một thập kỷ qua chứng kiến nhiều thay đổi trong lĩnh vực TV, nổi bật là sự trỗi dậy của các công ty Hàn Quốc (Samsung, LG) hay công nghệ màn hình phẳng “hạ bệ” CRT trở thành chuẩn TV toàn cầu…

TV CRT

TV CRT của Sony. Ảnh: Sony.

TV CRT được giới thiệu lần đầu vào năm 1922. Đến năm 1950, sản phẩm thương mại đầu tiên mới bắt đầu xuất hiện. TV CRT có tỷ lệ màn hình 6:4, phần hông dày, cồng kềnh và sử dụng công nghệ thu phát hình analog. Các hãng điện tử Nhật Bản như Sony, Toshiba, JVC, Philips… thống trị gần nửa thế kỷ trong giai đoạn phát triển CRT. Tuy nhiên, đến năm 2009, dòng TV này không còn được bán tại Mỹ và các tập đoàn lớn đã phải giảm mạnh số lượng sản xuất. Theo thống kế của Display Search, trong quý II vừa qua, lượng TV CRT bán được chiếm 12,2% thị phần.

Máy chiếu RPTV (Digital Rear Projection)

RPTV có màn hình lớn nhưng cồng kềnh và hình ảnh không sắc nét. Ảnh: Sony.

Công nghệ RPTV được chính thức thương mại hóa trong thập niên 70 của thế kỷ trước nhưng chỉ thực sự phổ biến ở những năm đầu thế kỷ 21. RPTV gây ấn tượng với kích thước lớn, từ 40 inch trở lên. Tuy nhiên, do quá cồng kềnh và hình ảnh thiếu sắc nét, dòng sản phẩm này nhanh chóng bị thất bại trước LCD, Plasma. Năm 2007, Sony chính thức ngừng sản xuất RPTV, chấm dứt giai đoạn phát triển của công nghệ này.

TV Plasma

TV Plasma thể hiện hình ảnh chuyển động ưu việt so với các dòng TV khác. Ảnh: Panasonic.

Công nghệ Plasma được trình làng vào năm 1997, với ưu thế là thiết kế mỏng, độ tương phản cùng tốc độ quét hình cao giúp người xem cảm nhận tốt hơn trong các cảnh chuyển động nhanh. Tuy có nhiều ưu điểm nhưng plasma vẫn không theo kịp với mức hạ giá chóng mặt của LCD. 3 hãng điện tử sản xuất TV Plasma lớn nhất hiện nay là Panasonic, Samsung và LG.

TV LCD

TV LCD đang dẫn đầu trong kỷ nguyên TV kỹ thuật số. Ảnh: Homeklondike.

TV LCD được chính thức giới thiệu từ năm 1983, nhưng đến 20 năm sau, công nghệ này mới thật sự phổ biến. Vào năm 2007, LCD chính thức vượt qua CRT để chiếm lĩnh thị trường TV do cỡ màn hình lớn hơn và giá hạ nhanh. Theo nghiên cứu gần đây của công ty Display Search, 80% TV được bán ra là loại LCD (bao gồm cả TV LED). Sự phát triển của dòng TV LCD gắn liền với thành công của Samsung (Hàn Quốc) khi 5 năm liên tục (từ 2006) luôn đứng đầu thị trường TV toàn cầu.

TV LED

TV LED có độ tương phản và độ sáng cao cùng kích thước mỏng hơn rất nhiều so với LCD. Ảnh: Flickr.

TV LED có cùng công nghệ với LCD nhưng sử dụng đèn chiếu sáng tiên tiến hơn nên cho kiểu dáng siêu mỏng, dải màu rộng, màu sắc trung thực, độ tương phản cao hơn 40% và tiêu thụ ít điện năng hơn. Ngoài ra, tốc độ quét hình của các dòng LED hiện nay từ 120 Hz đến 240 Hz (hơn hẳn LCD là 50 và 100 Hz), giúp giảm rõ rệt hiện tượng vệt chuyển động thường xuất hiện trên các màn LCD. Display Search cho biết trong quý II/2011, TV LED chiếm 44% tổng số LCD tiêu thụ trên toàn thế giới.

TV 3D

TV 3D của Samsung. Ảnh: Samsunghub.

TV 3D được các tập đoàn công nghệ hàng đầu tập trung phát triển từ năm 2010. TV 3D đang ngày càng phổ biến hơn với lượng tiêu thụ trong quý II/2011 tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân được cho là do mẫu mã xuất hiện nhiều hơn, đa dạng về kích cỡ cùng mức giá trải dài từ phân khúc phổ thông cho đến cao cấp. Samsung cũng đang dẫn đầu ở thị trường này, chiếm hơn 30% thị phần toàn cầu. Theo sau là các công ty LG, Sony và Panasonic.

TV OLED

OLED đang được xem là TV của tương lai do sử dụng đèn phát sáng cao cấp nhất hiện nay, cho phép tạo ra sản phẩm kiểu dáng siêu mỏng, hình ảnh đẹp, sắc nét, độ tương phản cao và điện năng tiêu thụ thấp. Tuy nhiên, giá thành của chúng quá cao nên không được nhiều khách hàng chọn lựa.

TV OLED mỏng, sáng và ít tốn điện năng hơn LED nhưng chưa phồ biến vì giá thành còn cao. Ảnh: OLED-Display.

Công ty Hàn Quốc lật đổ Nhật Bản để dẫn đầu thị trường TV

Trước năm 2006, Sony cùng các công ty Nhật chiếm lĩnh thị trường TV với công nghệ CRT. Tuy nhiên, từ đó đến nay, Samsung, LG đã giành ngôi vị trên từ việc tập trung phát triển màn hình phẳng.

Theo thống kê của Display Search, trong quý II/2011, Samsung chiếm 22% thị phần TV toàn cầu, bỏ xa đối thủ thứ 2 là LG với 14%. Sony tụt xuống thứ 3, chỉ chiếm 11%.

Kích cỡ 60 inch sẽ là tiêu chuẩn vào năm 2015.

Ở thời điểm 2004, cỡ trung bình của một chiếc TV bán ra là 24 inch, đến 2011, con số này đã lên đến 37 inch để phục vụ cho các nội dung giải trí có độ phân giải cao. Dự đoán chỉ trong 4 năm nữa, những chiếc TV được bán ra sẽ có cỡ trung bình vào khoảng 60 inch.

Thế Mạnh

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?