Phiền toái vì điệp viên 007

19/09/11, 09:48 Tin Tổng Hợp

– Ian Fleming giã từ nghề điệp viên và hẳn không ngờ rằng những trang “văn hưu” lại khiến cho phần sau cuộc đời ông lại sôi động đến thế. 007, điệp viên James Bond mà ông hư cấu đã trở thành một nhân vật văn học đầy hấp dẫn, và sau này là nhân vật của điện ảnh chinh phục toàn thế giới.

007-Thành công văn chương rực rỡ

Kết thúc chiến tranh được ít lâu, năm 1946 Fleming về hưu. Hoạt động tình báo của ông kéo dài 7 năm. Chuyện giật gân ly kỳ nhất trong cả cuộc đời hoạt động của ông là chuyện điệp viên Liên Xô Kim Philby sát cánh bên ông, thế mà ông lại không để ý tới.

Fleming định cư ở Giamaica, sống một cuộc đời êm đềm vui vẻ của một sĩ quan về hưu phong lưu giàu có. Năm 1952, ông cưới bà Rotermin (đây là lần kết hôn thứ ba) và cũng năm này, ngày 13 tháng 8, họ đã đón cậu con trai Caspa ra đời. Vậy là ông còn sống thêm được đúng 12 năm nữa.

 

Cũng chính lúc này “ở độ tuổi già” ông quyết định thử sức trong lĩnh vực văn chương. Năm 1953, cuốn sách đầu tay của ông Điệp viên 007 phục vụ Nữ hoàng đã ra mắt độc giả, trong đó nói về những cuộc phiêu lưu của James Bond. Tên nhân vật này là do tình cờ một lần ông nhìn thấy trên trang bìa cuốn Chim chóc trên các đảo vùng Tây Ấn,  tên tác giả một nhà điểu học người Mỹ – James Bond.

Sau này khi điệp viên 007 trở nên nổi tiếng thì nhà điểu học Mỹ lại gặp biết bao phiền toái. Suốt ngày bọn gái bán hoa gọi điện tới tấp, còn các độc giả kỹ tính thì lại muốn khẳng định chính xác mọi chi tiết trong câu chuyện.

Vợ nhà bác học điên đầu gọi điện cho Fleming, ông nói chuyện đùa vui và đề nghị hai vợ chồng nhà điểu học sử dụng tên ông thỏa thích cho hả giận. Thế là mọi chuyện được dàn xếp ổn thỏa.

Sách gối đầu giường của Jonh Kenedy

Những tác phẩm đầu tay của Fleming được viết vào thời kỳ “những cuộc săn lùng các thầy phù thủy” và lúc “chiến tranh lạnh” quyết liệt nhất. Đối thủ chính của James Bond là “bọn Đỏ”, thường được biết tới qua tổ chức tình báo SMERSA (đó là tên của Cục Phản gián của Liên Xô thời kỳ chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, có nghĩa là “Bọn gián điệp phải chết!”).

Cùng với thời gian tác giả đã khôn ngoan sáng suốt hơn. Trong các truyện của mình Fleming đã để cho James Bond đối phó không chỉ với người Nga, mà cả với các liên minh tội phạm quốc tế khác. Tên Cục Phản gián “SMERSA” khét tiếng đã được thay thế bằng tên tổ chức hư cấu là SPECTR (tổ chức đặc nhiệm thực thi các chiến dịch phản gián, chống khủng bố, những hành động đáp trả và cưỡng chế).

Fleming đã có lần tuyên bố: “Tôi luôn yêu quý nhân dân Nga và tôi vui lòng được làm việc ở Moscva… Vì vậy tôi không bao giờ có ý định bôi nhọ họ, hơn thế đường lối chung sống hòa bình đã mang lại nhiều thành quả”.

Flemming viết cả thảy 14 cuốn về điệp viên 007 James Bond.

sdf
Nhiều tài tử điện ảnh đã thủ vai James Bond thành công trong các tập phim khác nhau, trong đó có Pierce Brosnan

Có thể nói đôi chút về các nguyên mẫu cho James Bond. Trước hết, rõ ràng James Bond là một nhân vật hư cấu, tập hợp tính cách của nhiều người. Nhân vật này gợi nhớ đôi chút gì đó của tác giả và đồng sự của ông, điệp viên Merlin Marsall, có những nét của điệp viên hai mang người Nam Tư Dusco Popov, lại chịu ảnh hưởng của cả điệp viên quốc tế nổi tiếng Sidney Reilly, một người mà Fleming thường được Bruce Lockhart, một điệp viên cũng không kém phần nổi danh và là đồng sự của ông kể cho nghe. Tuy nhiên Fleming nhận xét: “Tiếc là Bond không phải lúc nào cũng tốt như Reilly!”.

Về hình ảnh James Bond tác giả có tranh luận nhiều lần với chính giám đốc Cục Phản gián Mỹ Allen Dulles, người rất thán phục sáng tác của Fleming và thường khoe khoang rằng dưới trướng ông ta có “không chỉ một tá James Bond”. Đúng là trong cuốn Nghệ thuật tình báo của mình Dulles đã so sánh điệp viên Liên Xô Rudolf Abel với James Bond và phải thừa nhận:
 
“Abel có thể làm mọi chuyện thật êm thấm bí mật, trong khi James Bond lại thực thi một cách ồn ào và bắn nhau chí chóe”.

Nguyên mẫu các sếp của James Bond (ngài M) chính là các cấp lãnh đạo của Fleming, như sếp của Cục Tình báo MI-5 Macswell Nite, John Golfrie và ngài Colin Gabbins, giám đốc Cục Quản lý các chiến dịch đặc biệt thời chiến.

Đối thủ của James Bond cũng mang tính khái quát tượng trưng. Bắt đầu vào nghề viết giữa lúc quyết liệt của “chiến tranh lạnh” vào năm 1953, Fleming đã miêu tả các điệp viên Xô Viết hoàn toàn tàn bạo.

Nhân vật tướng Glubodaboisic dữ tợn phụ trách tổ chức SMERSA trong cuốn Mang theo tình yêu từ nước Nga về, theo các tác giả Phương Tây, gợi nhớ hình ảnh tướng Abacumov, một người tàn nhẫn, chuyên đích thân tra hỏi các tù binh ở nhà tù Lubianco.

Trong cuốn sách đó tác giả đã dành cả một chương mô tả cụ thể về các cơ quan an ninh Xô Viết. Và không phải ngẫu nhiên mà vào thời kỳ khủng hoảng tên lửa ở Cu Ba vào năm 1961 cuốn Mang theo tình yêu từ nước Nga về (như chúng ta đã biết về cuối đời Fleming đã có thay đổi trong nhìn nhận về nước Nga và người Nga) đã là cuốn sách gối đầu giường của Tổng thống Mỹ John Kennedy và giám đốc CIA Allen Dulles.

Còn về các hình ảnh phụ nữ trong các tác phẩm của Fleming thì đều là những nhân vật được hư cấu, không có nguyên mẫu, ngoại trừ nhân vật Monipeni, thư ký của ngài M, lấy nguyên mẫu từ Ketlin Pettingiew, thư ký của cả 3 đời giám đốc Cục MI-6.

Cần nói thêm rằng các bộ phim về điệp viên 007 James Bond đã tôn vinh tác giả hơn cả các cuốn sách của ông.

(Theo “Các điệp viên và điệp vụ lừng danh thế giới”, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây biên soạn và giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều là vi phạm).
&#160

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

    Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?