5 thần thoại Hy Lạp gắn liền với các loài cây

06/07/18, 11:35 Tri thức

Huyền thoại về các vị thần có phép lực vô biên thường  giải thích về các hiện tượng tự nhiên xung quanh chúng ta. Dưới đây là những câu chuyện thần thoại Hy Lạp gắn liền với các loài cây được nhiều người yêu thích nhất.

Nàng Persephone và mẹ, tranh của John William. (Ảnh: themotherhouseofthegoddess.com)

Nữ thần Clytie và sự tích hoa hướng dương

Nữ thần Clytie là con gái của thần biển Oceanos. Trong thần thoại hy Lạp, Thần Clytie đem lòng yêu thần Mặt trời Helios. một vị thần khổng lồ Titan có trước thời thần Mặt trời Apollo. Nhưng câu chuyện về nữ thần Clytie lại kết thúc không có hậu.

Chỉ sau một thời gian ngắn yêu nhau, thần Helios đã bỏ rơi Clytie vì theo đuổi Leucothoe. Mặc dù sau đó Leucothoe bị cha chôn sống vì đã chạy trốn với Helios, nhưng  Helios cũng không quay trở về với thần Clytie. Quá đau buồn, thần Clytie đã đi khắp cùng trời cuối đất để tìm kiếm Helios cho đến khi kiệt sức và chết đi.

Tại nơi mà nữ thần Clytie qua đời, loài hoa hướng dương đã mọc lên, đó là một loài hoa luôn hướng về phía ánh sáng Mặt trời tựa như ánh nhìn chăm chú của nữ thần luôn dõi tìm người đàn ông mình yêu.

Hoa hướng dương là hóa thân của nữ thần Clytie. (Ảnh: qua WordPress.com)

Thần thoại về Cyparissus và cây bách

Truyền thuyết kể rằng, thần Apolo đã tặng cho Cypariussus một món quà quý giá, đó là con hươu bằng vàng. Nó đã trở thành người bạn đồng hành với Cypariussus, không bao giờ tách rời nhau.

Nhưng vào buổi trưa một ngày nọ, ánh nắng Mặt trời quá gay gắt đã khiến con hươu bị mệt và chui vào một bụi rậm nghỉ ngơi. Do không trông thấy nó nên Cypariussus đã vô tình ném lao trúng con hươu trong lúc tập luyện.

Không lời nào có thể an ủi được Cypariussus, dù đó chỉ là một tai nạn không may. Trong nỗi đau đớn khôn cùng, Cypariussus đã cầu xin các vị thần rủ lòng thương và biến điều ước của mình trở thành sự thật.

Nhận lời cầu xin của Cypariussus, Apollo đã biến chàng thành một cây bách – được xem như là một loài cây u buồn vì những dòng nhựa ứa ra từ thân cây trông như những dòng lệ. Về sau, loài cây này đã trở thành biểu tượng của sự tang thương trong văn hóa Hy Lạp.

Cypariussus đau buồn trước cái chết của con hươu. (Ảnh: internet)

Câu chuyện về thần Aristaeus

Mặc dù việc thờ phượng thần Aristaeus đã trở nên phổ biến, nhưng thần thoại về ông phần lớn đã bị lãng quên vào lịch sử.

Aristaeus là vị thần của gia súc, chăn nuôi và nuôi ong. Hình ảnh của ông cũng gắn liền với cây nho và oliu. Thần Aristaeus luôn được xem là vị thần hộ mệnh của người chăn cừu. Với sự dân dã và gần gũi của mình vị thần này được rất nhiều người yêu thích.

Theo thần thoại Hy Lạp, thần Aristaeus là con trai của thần Apollo và nữ thần Cyrene. Ông được các vị thần nàng thơ Muse dạy dỗ từ khi còn nhỏ. Khi lớn lên, thần Aristaeus theo đuổi nàng Eurydice xinh đẹp. Người phụ nữ này chính là vợ của Orpheus và bị rắn cắn chết trong lúc chạy trốn thần Aristaeus.

Nhưng không giống với các câu chuyện thần thoại khác của Hy Lạp, câu chuyện của thần Aristaeus kết thúc khá có hậu. Tiếp nối thần rượu nho Dionysus, thần Aristaeus đã được công nhận là “vị thần bất tử”.

Huyền thoại về Narcissus và loài hoa thủy tiên

Một trong những câu chuyện thần thoại quen thuộc nhất của Hy Lạp là về Narcissus, vị thần đã được đặt tên cho một loài hoa của mùa xuân.

Trong thần thoại Hy Lạp, chàng Narcissus được miêu tả là một thanh niên khôi ngô, tuấn tú, nhưng lại đầy kiêu hãnh và ít quan tâm đến cảm xúc của những người yêu thương mình. Một trong số những người ngưỡng mộ Narcissus là nữ thần Echo.

Nhưng khi nữ thần này thú nhận tình cảm với Narcissus, anh đã cười nhạo cô. Vì đau khổ, thần Echo bỏ đi vào tận rừng sâu.

Nemesis, nữ thần báo ứng biết được sự kiêu ngạo của Narcissus nên đã thu hút Narcissus đến một cái hồ, nơi anh nhìn thấy sự phản chiếu của mình trong nước và đem lòng yêu nó mà không nhận ra đó chỉ là một hình ảnh.

Bị mê đắm và không thể rời khỏi vẻ đẹp đó, Narcissus cứ mãi ở bên bờ hồ nhìn chằm chằm vào hình ảnh phản chiếu của mình cho đến chết. Khi ở thế giới bên kia, Narcissus vẫn không thôi ngắm mình dưới làn nước của sông mê Styx. Thuật ngữ ” rối loạn nhân cách ái kỷ  chính là dựa trên tính cách của nhân vật này.

Tại nơi Narcissus chết, một loài hoa đã mọc lên. Đó chính là hoa thủy tiên. Câu chuyện tình của hai vị thần này cũng là một bài học đáng giá: Narcissus đã phải nhận lấy kết quả của sự kiêu căng về vẻ đẹp của mình.

Narcissus ngắm nhìn bản thân ở sông mê Styx. (Ảnh: Socialsecurity.gr)

Câu chuyện về nàng Persephone và thần Hades

Persephone là con gái của vị thần tối cao trong thần thoại Hy Lạp Zeus và nữ thần nông nghiệp Demeter. Nàng là một thiếu nữ kiều diễm với đôi bàn tay vô cùng xinh đẹp.

Một trong số những người cầu hôn nàng là thần Hades, vị thần cai quản Âm phủ. Thần Hades rất kiên trì theo đuổi Persephone để cưới nàng làm vợ, nhưng nữ thần Demeter lại cương quyết chối từ.

Cuối cùng thần Hades đã bắt cóc Persephone và đưa nàng đến thế giới Âm phủ. Nữ thần Demeter thấy con gái bị mất tích thì rất đau khổ, bà rời khỏi đỉnh Olympus và bỏ công việc mùa màng để đi tìm con. Điều này đã khiến cho đất đai trở nên khô cằn, mọi vật héo úa.

Vì thế Zeus đã phải phái người đến âm phủ truyền lại với Hades hãy giải phóng Persephone. Hades tuy chấp thuận, nhưng trước khi thả Persephone, đã đưa cho nàng một quả lựu. Persephone luôn từ chối mọi đồ ăn thức uống từ khi đến âm phủ, nhưng do quá đói bụng, nàng lấy 4 hạt trong số 12 hạt của quả lựu để ăn. Theo luật thì vì ăn đồ ăn dưới Âm phủ nên nàng phải thuộc về nơi này vĩnh viễn.

Tuy nhiên cuối cùng, một thỏa thuận đã được đưa ra, nàng Persephone sẽ sống ở âm phủ theo số hạt lựu nàng đã ăn, tức là 4 tháng trong 1 năm, và thời gian còn lại nàng sẽ được về sống cùng mẹ mình.

Nàng Persephone và quả lựu. (Ảnh: Ann Mortifee)

Đó cũng là lý do vì sao lại có 4 mùa trong năm. Khi nàng Persephone biến mất thế giới tự nhiên sẽ héo úa vì sự buồn rầu của nữ thần Demeter, và đó cũng chính là sự khởi đầu cho mùa đông. Nhưng lúc nàng trở về, sự vui mừng của mẹ nàng là nữ thần nông nghiệp Demeter lan tỏa khắp mặt đất sẽ thổi bừng lên sức sống cho vạn vật, tạo ra mùa xuân. Vì vậy, Persephone còn được ví là nữ thần mùa xuân.

>>> Bốn mùa và những điều có thể bạn chưa biết

>>> Ý nghĩa của chim sẻ trong văn hóa dân gian và tín ngưỡng

Hồng Liên, theo GC

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La