Cửa ngõ Thủ đô lại kẹt cứng ngày người dân đổ về quê

02/09/11, 10:45 Tin Tổng Hợp

Cuối ngày 1/9, người dân chính thức bắt đầu kỳ nghỉ lễ Quốc Khánh (2/9), cùng lúc đó, hàng ngàn người bắt đầu lên đường “hồi hương”, từng đoàn xe nối đuôi nhau rời Hà Nội, đã làm nhiều tuyến đường dẫn ra các cửa ngõ kẹt cứng.

Về đâu cũng tắc

Theo ghi nhận của phóng viên, vào khoảng 16h, đoạn đường Giải Phóng trước bến xe Giáp Bát đến Nước Ngầm, lượng phương tiện bắt đầu tăng dần, đặc biệt làn đường hướng từ Hà Nội đi Hà Nam từng đoàn ô tô, xe máy nối đuôi nhau rời Thủ đô.

Khoảng 17h30, tại đầu đường Pháp Vân – Cầu Giẽ. 

Đến khoảng 17h, đoạn đường này bắt đầu tắc cục bộ, khi lượng phương tiện đổ ra hướng Pháp Vân – Cầu Giẽ ngày càng đông. Cùng với đó, một số xe khách chạy kiểu “rùa bò” để bắt khách dọc đường càng làm việc lưu thông phương tiên qua đây thêm khó khăn.

Chỉ 30 phút sau, đoạn đường này bắt đầu tắc, đặc biệt tại nút giao đường Giải Phóng với Nguyễn Hữu Thọ, đoàn xe xếp hàng dài gần 1km nhích từng tí, mặc dù lúc này tại nút giao có tới 5 chiến sỹ Cảnh sát giao thông đứng ra để điều tiết phương tiện, nhưng tình hình vẫn không mấy chuyển biến.

Trong khi đó, ở đầu đường Pháp Vân – Cầu Giẽ tình trạng tắc nghẽn còn nghiêm trọng hơn, đoàn xe kéo dài đến vài km, trong khi đoàn xe phía trước chưa thông, từ phía sau đoàn xe vẫn ùn ùn kéo đến, làm đoàn xe cứ dài mãi ra. Đến 19h, khi chúng tôi rời khỏi đây, tình hình vẫn chẳng mấy khả quan, thậm chí còn nghiêm trọng hơn.

Tại những còn đường dẫn ra các cửa ngõ khác của Thủ đô, tình hình giao thông cũng chẳng mấy khả quan hơn, như tuyến Phạm Hùng – Phạm Văn Đồng, Hồ Tùng Mậu, đầu Đại lộ Thăng Long, đường Ngô Gia Tự…

Xe chật, vé cao vẫn không có để về

Bên cạnh đó, tình trạng xe nhồi nhét, chặt chém khách diễn ra khá phổ biến, nhưng nhiều người vẫn không bắt được xe đề về quê.

“Dù đã ra bến để lên xe trước gần 1 tiếng so với giờ xe chạy để chiếm ghế, nhưng chưa đầy 15 phút sau, nhà xe đã xếp 3 người ngồi chung hai ghế. Đến khi xe chạy, lối đi ở giữa xe cũng đã được xếp ghế nhựa cho khách ngồi chật ních. Đấy là chưa kể mỗi khách phải trả giá vé đắt hơn 20 ngàn so với ngày thường, từ 80 lên 100 ngàn đồng/vé từ Hà Nội về Thanh Hóa”, anh Trịnh Văn Quý bức xúc.

Hàng chục người đứng bắt xe ở đầu đường Nguyễn Xiển, nhiều người đã đợi từ trưa những chưa có xe nào cho họ lên.

Trong khi đó, rất nhiều người lựa chọn đứng dọc các tuyến đường có xe khách chạy qua để bắt xe về quê, nhưng đứng cả buổi chiều vẫn không bắt được xe để về.

“Tôi ra đây đợi xe từ lúc 2h chiều, nhưng giờ vẫn chưa có xe nào dừng lại để cho lên, chắc phải về rồi sáng mai ra bến xe sớm, may ra còn có xe để về”, chị Nguyễn Thị Phương, đứng ở đầu đường Nguyễn Xiển để bắt xe về Thái Bình lắc đầu ngao ngán, khi mắt chị vẫn hướng về phía xe tới, với hy vọng mong manh là có xe dừng lại để tranh thủ về trong ngày, dù lúc này các cột đèn đường đã bắt đầu được bật lên.

Ông Nguyễn Hoàng Trung, Giám đốc Công ty Quản lý bến xe Hà Nội cho biết: “Tổng công ty chưa nhận được bất kỳ một đơn vị vẩn tải nào yêu cầu tăng giá vé. Mức giá vé tại các bến xe của công ty đều thu với mức giá như ngày thương. Chúng tôi đã quán triệt các nhà xe không được nhồi nhét và tăng giá vé. Nếu xe nào vi phạm, khi được hành khách phải ảnh chúng tôi sẽ xử lý nghiêm”.

Đồng thời, ông Trung cũng khuyên hành khách nên vào bến mua vé ở quầy, để đảm bảo không bị nhồi nhét, và bị ép trả thêm tiền vé cao hơn ngày thường.

Một vài hình ảnh phóng viên ghi nhận vào chiều 1/9:

Đoàn xe nối dài tại đầu đường Pháp Vân – Cầu Giẽ. 
 Đường Giải Phóng cũng tắc nghẽn cục bộ.
 Đến 18h30, đường Phạm Hùng vẫn chưa thông.
Dù đã 19h tối, đèn đường đã được bật, nhưng nhiều người vẫn cố nán lại với hy vọng có xe để về. Ảnh chụp tại đường Phạm Hùng, đoạn đối diện bến xe Mỹ Đình. 

Lê Việt

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ