Việt Nam chi hàng trăm triệu USD nhập hạt giống: Tư duy chất lượng còn chậm chạp

26/08/14, 18:00 Kinh tế

GS.TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam cho biết, hầu hết các giống rau chủ yếu của Việt Nam hiện nay đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. 

Cà chua Việt gốc Đài ngọn Mỹ

Lượng giống nhập khẩu nhiều nhất là rau với giá trị khoảng 60-70 triệu USD/năm. Đứng thứ hai là ngô lai với 90% giống nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gần 80% giống lúa lai.

Theo GS.TS Bùi Chí Bửu, không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đều bị phụ thuộc vào nguồn hạt giống nước ngoài. Ngay cả những nước như Brazil, Argentina, khi sản xuất giống ngô lai chuyển gene, các công ty trong nước đều bị phá sản.

Cũng theo ông Bửu, mặc dù giống ngô của Việt Nam bán khoảng 40.000 đồng/kg, trong khi nước ngoài bán với 90.000-100.000 đồng/kg mà vẫn có người mua. Đó là vì mỗi đại lý bán được hàng thì có tiền thưởng, họ lại cho nông dân nợ 4-5 tháng, nông dân bắt buộc phải mua giống của công ty thì họ mới mua lại ngô làm thức ăn gia súc.

“Điều này cho thấy nước ngoài có nhiều phương thức marketing mà Việt Nam không cạnh tranh lại được. Các công ty của Việt Nam tách bạch các khâu giống ra giống, thức ăn gia súc ra thức ăn gia súc chứ không thành tập đoàn như nước ngoài”.

Đặc biệt, có những loại giống trong nước hoàn toàn có thể sản xuất được như bầu bí, dưa leo, đậu bắp, khổ qua… nhưng Việt Nam vẫn phải nhập.

“Ngay như giống cà chua có gì khó đâu nhưng chúng ta không chịu làm. Vì thế cây cà chua gốc ghép là của Việt Nam, còn mắt ghép là của Mỹ. Mắt thì cho năng suất cao, kháng được bệnh, còn gốc toàn là gốc bệnh. Mà nói công bằng, gốc cũng chẳng phải của Việt Nam mà là của Đài Loan, nhưng Việt Nam làm đã lâu và tự sản xuất được nên coi như là của Việt Nam”.

“Ở Việt Nam không có gì hết. Chúng ta cứ hô hào chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô, đậu tương nhưng không có công ty nào cung cấp được hạt giống đậu tương. Đậu tương tồn trữ rất khó, người nông dân không để giống được vì đậu tương có dầu, không tồn trữ được quá 1 tháng. Chỉ có những công ty lớn có phương tiện hiện đại mới để được đậu tương nhưng Việt Nam lại không đầu tư về kho, cơ sở vật chất”.

Bản thân ngành công nghệ hạt giống tại Việt Nam không được coi là ngành học chính trong các trường đại học. Trong khi đó, các nước như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Đan Mạch, ngành công nghệ hạt giống có hẳn một khoa.

Nhà khoa học làm thuê cho nước ngoài vì thiếu tiền

GS.TS Bùi Chí Bửu cho biết, tổng vốn đầu tư cho khoa học nông nghiệp khoảng 600 tỷ đồng/năm, trong đó 300 tỷ đồng (tương đương khoảng 15 triệu USD) dành trả lương cho cán bộ.

So với một số nước trong khu vực, chẳng hạn như Thái Lan mỗi năm họ dành ra 11 triệu USD, Đài Loan 120 triệu USD, viện Lúa quốc tế 80 triệu USD, chương trình lúa lai của Trung Quốc cũng ngốn hết 50 triệu USD, hay một nước nghèo như Philippines cũng chi 7 triệu USD cho nghiên cứu lai tạo giống lúa… thì chi phí đầu tư cho nghiên cứu của Việt Nam quả thật rất khiêm tốn.
 
“Cứ nói giáo dục, khoa học là quan trọng, then chốt nhưng so với các ngành khác, đầu tư cho khoa học nông nghiệp rất kém. Ngay trong 300 tỷ đồng đầu tư cho khoa học nông nghiệp, miền Nam mỗi năm cũng chỉ được 80-90 tỷ đồng, trong khi đây là vùng sản xuất hàng hóa lớn. Cả miền Nam chưa có phòng thí nghiệm trọng điểm nào về gen, chỉ có phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ tế bào. Trong khi đó, miền Bắc có hàng loạt viện chăn nuôi, trồng trọt…”, ông Bửu thẳng thắn.

Ông cũng nói thêm, có những đề tài 40% kinh phí dùng để nghiên cứu thực sự, còn 60% là rơi rớt dọc đường do phong bì, chung chi cho các hội đồng. “Rõ ràng tiêu tiền nhà nước nhiều mà không hiệu quả”.

“Ở các nước, các công ty có viện nghiên cứu riêng nhưng Việt Nam thì không. Ngân sách ngày càng kiệt quệ, các viện nghiên cứu không có tiền, nhà khoa học buộc phải đi làm mướn cho công ty nước ngoài. Bản thân các đề tài của tôi làm được đều là nhờ nước ngoài bởi tiền nhà nước cấp không đủ, phải xin dự án quốc tế, họ cho bao nhiêu làm bấy nhiêu. Họ cho không mình hóa chất, nguyên liệu… chứ không cho tiền vì Việt Nam đã là nước có thu nhập trung bình. Xin hợp tác quốc tế bây giờ khó hơn trước rất nhiều, hai bên đều phải sòng phẳng, nhưng mình vẫn có lợi vì được tiếp cận với cái mới”, ông Bửu chia sẻ.

Theo nhận định của ông, hiện tư duy chỉ đạo trong nông nghiệp là tư duy số lượng, trong khi tư duy chất lượng rất chậm chạp. Doanh nghiệp Việt Nam chỉ làm động tác nhập khẩu về rồi bán để hưởng chênh lệch giá thay vì đầu tư lâu dài. Cho nên Việt Nam vẫn phải lệ thuộc vào nguồn hạt giống nhập khẩu trong một thời gian dài nữa.

Theo Ndh.vn 

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL