Noi gương người xưa rèn luyện nhân cách
Từ nhỏ tôi đã được cha mẹ giáo dục rằng phải biết noi gương người xưa để rèn luyện nhân cách của mình
Khi còn nhỏ, cha mẹ luôn dạy tôi rằng phải luôn biết noi gương và học tập theo phẩm hạnh của người xưa. Chẳng hạn, tôi phải ăn đến hạt cơm cuối cùng trong bát tại mỗi bữa ăn. Không hiểu sao lại rắc rối thế, nhưng tôi vẫn vâng lời. Sau đó, một đạo sĩ nói với tôi rằng một hạt gạo còn lại trên mặt đất tương đương với một núi gạo ở dưới suối vàng. Hãy tưởng tượng xem, chúng ta đã lãng phí biết bao nhiêu trong cuộc sống này khi mà chúng ta không biết giá trị hoặc trân trọng những thứ mà chúng ta đã may mắn nhận được.
Khi tôi lớn lên, có làng tôi hay kể cho nhau nghe về một câu chuyện. Chuyện kể về hai bà vợ, một người là vợ của chủ nhà trọ, còn một người là vợ của người lao động đã thuê nhà của họ, cả hai đã sinh con trai tại cùng một thời điểm. Theo số mệnh đã định, con trai của chủ nhà qua đời ở tuổi thiếu niên còn con trai của người lao động đã sống đến hơn 70 tuổi.
Tại sao một người đoản mệnh còn một người trường thọ mặc dù họ cùng sinh ra cùng một ngày và cùng một giờ? Tại sao lại có sự khác nhau này? Một thầy bói nói rằng con trai chủ nhà giàu hư hỏng và sống hoang phí, anh ta đã lãng phí quá nhiều thực phẩm và quần áo đắt tiền. Anh ta đã dùng hết phúc lộc của mình khi sống phung phí nên không còn may mắn mà qua đời. Ngược lại, con trai của người lao động sống đạm bạc, chính trực và không lãng phí. Kết quả là, anh ta đã có một số phận khác. Bất cứ khi nào nhìn thấy khách ăn rời khỏi các nhà hàng, mặc dù họ có gói lại các thức ăn thừa, nhưng tôi vẫn thường nhớ lại câu chuyện đó.
Trái với suy nghĩ thông thường, hoàng đế và hoàng tộc thường là tấm gương sáng về cuộc sống thanh đạm. Có một câu chuyện từ đời nhà Đường, kể về triều đại của Hoàng đế Huyền Tông và con trai, Thái tử Túc Tông. Hoàng đế và thái tử thường sẽ ăn cùng nhau. Một lần, khi ăn thịt và bánh, Huyền Tông nói Túc Tông cắt thịt thành từng miếng nhỏ. Sau khi Túc Tông hoàn thành việc cắt thịt, bàn tay của ông dính đầy mỡ. Túc Tông lấy một miếng bánh để lau dầu mỡ trên tay của mình và miếng bánh trở nên béo ngậy nên ông không ăn nó. Cha ông thấy điều này và nhìn chằm chằm vào ông một cách nghiêm khắc. Thái tử biết mình sai, ông nhanh chóng ăn hết chiếc bánh béo ngậy đó. Huyền Tông rất hài lòng khi nhìn thấy điều này và nói với hoàng tử: “Không nên hoang phí phước lành! Cần phải biết trân trọng tài lộc mà chúng ta có trong cuộc sống”.
Khi còn nhỏ, qua các quy tắc mà tôi được dạy cùng những câu chuyện dân gian mà tôi được nghe, tất cả đều nhấn mạnh rằng phải biết trân quý những gì mà bạn đang có, và không nên bất cẩn làm lãng phí bất cứ thứ gì. Đây là những phẩm chất đáng quý trong cuộc sống. Chúng có thể định hướng con người phát triển những thói quen tốt. Không chỉ người Trung Quốc, mà cả nhân loại đều có thể thực sự có phẩm hạnh bằng cách không lãng phí bất cứ thứ gì và trân quý những gì mà họ đã may mắn có được trong cuộc sống.
[email protected]
Theo Visiontimes