Thảm họa môi trường ở TQ nghiêm trọng chưa từng có

19/08/14, 07:43 Thảm họa

“Ô nhiễm lan rộng với quy mô và tốc độ chưa từng có trên thế giới”, theo Jennifer Turner, Giám đốc của Diễn đàn Môi trường Trung Quốc tại Trung tâm Woodrow Wilson. Chúng ta biết được những gì? Có thể làm gì đây?


Môi trường ở Trung Quốc bị tấn công triệt để bởi sự phát triển của đô thị và nền công nghiệp, sự ô nhiễm không khí, nước và đất trồng đạt đến mức báo động. 

“Không khí ngày tận thế”

Ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh đạt đến mức cao đáng kể trong tháng 1 năm 2013, đã xuất hiện một danh từ mới được đặt ra cho vấn nạn này – “Không khí ngày tận thế”(Airpocalypse, một cách chơi chữ, biến tấu từ “Apocalypse”, có nghĩa là “ngày tận thế”). Từ đó từ ngữ này được sử dụng để báo động mức độ ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh và các thành phố Trung Quốc khác.

Mật độ các phân tử có đường kính 2,5 micromet (PM 2,5) ở Bắc Kinh đã vượt mức 500 microgam trên một mét khối trong tháng 1 năm 2013, với chỉ số cao tái diễn vào năm 2014.

Thành phố đầy khói bụi và nghẹt thở với một tầm nhìn không rõ ràng đến nỗi khiến các trường học và nơi làm việc tạm thời dừng hoạt động.

Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) đo PM2.5, hạt vật chất nhỏ hơn 2.5 micromet đường kính, như một chỉ số sức khỏe, vì nó có thể xâm nhập vào dòng máu và vào phổi, gây bệnh đường hô hấp, ung thư phổi và các bệnh khác. Mức độ tiếp xúc an toàn với PM2.5 là 10 microgram/mét khối mỗi năm, và ở mức 25 microgam/mét khối trong 24 tiếng đồng hồ – tương ứng với PM2.5 chỉ số 12 và 25.

Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải công bố một bản báo cáo nghiên cứu trong tháng 2 năm 2013, xếp hạng Bắc Kinh là thành phố ô nhiễm đứng thứ hai trong 40 thành phố lớn trên thế giới, theo tờ Daily Mail. Nghiên cứu coi Bắc Kinh “hầu như không phù hợp” cho cuộc sống do ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Khói bụi đặc biệt nghiêm trọng ở các thành phố phía bắc Trung Quốc trong mùa sưởi ấm mùa đông, khi đốt than làm tăng thêm không khí ô nhiễm. Trong tháng 10 năm 2013, thành phố Cáp Nhĩ Tân ở phía bắc Trung Quốc có chỉ số PM2.5 kỷ lục, 1000, với tầm nhìn giảm xuống 50 mét, theo số liệu của Cơ quan bảo vệ môi trường của Trung Quốc.

Phát triển không kiềm chế và tính phụ thuộc vào sử dụng than là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ô nhiễm không khí ở Trung Quốc. Trung Quốc tiêu thụ một nửa số than trên thế giới, và than được sử dụng làm nhiên liệu cho nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới này.

Ô nhiễm không khí đã gây ra thiệt hại lớn cho sức khỏe con người. Dựa trên một nghiên cứu “Gánh nặng bệnh tật toàn cầu 2010″ được công bố trong tháng 12 năm 2013 trong tạp chí The Lancet, một tạp chí y khoa Anh quốc, ô nhiễm không khí dẫn đến cái chết sớm của 1,2 triệu người ở Trung Quốc trong năm 2010, chiếm khoảng 40% của tổng số toàn cầu.

Ô nhiễm không khí đã làm giảm 5,5 năm tuổi thọ trung bình của người dân ở miền Bắc Trung Quốc, theo một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc, Israel và Hoa Kỳ, được công bố trong cuốn Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học năm ngoái.

“Không khí Ngày tận thế” ở Trung Quốc không chỉ làm nghẹt thở các thành phố ở Trung Quốc, mà còn ảnh hưởng đến các quốc gia khác thông qua sự truyền tải không khí đi xa. Khoảng 40% – 60% của ô nhiễm hạt phân tử ở Nhật Bản đến từ Trung Quốc – theo ông Hiroshi Tanimoto tại Viện Quốc gia Nghiên cứu Môi trường của Nhật Bản trả lời báo New York Times. Ảnh hưởng đến Hàn Quốc thậm chí còn lớn hơn. Các chất ô nhiễm đã vượt qua Thái Bình Dương ảnh hưởng đến phía tây của Hoa Kỳ.

“Không khí Ngày tận thế” ở Trung Quốc đi đôi với xếp hạng hàng đầu về thải khí nhà kính, Trung Quốc cũng góp phần làm biến đổi khí hậu toàn cầu và vào các mối đe dọa của sự nóng lên toàn cầu.

Nước quá nguy hiểm đến nỗi không thể chạm vào

Nếu ô nhiễm không khí đã đủ tồi tệ, ô nhiễm nguồn nước là một vấn đề thậm chí còn tồi tệ hơn và khó giải quyết hơn, một báo cáo của The Economist cho biết .

“Phần lớn các hệ thống cấp nước đô thị không chỉ quá nguy hiểm để uống, mà còn quá nguy hiểm để chạm vào” – John Parker, biên tập viên toàn cầu hóa tại The Economist, trong một cuộc phỏng vấn video nói. “Bạn thậm chí không thể rửa gì bằng nước đó.”

Số liệu từ chính phủ Trung Quốc trong năm 2011 cho thấy hơn một nửa số hồ lớn và hồ chứa của Trung Quốc đã quá ô nhiễm để người dân có thể sử dụng. Nước ngầm, chiếm 1/3 nguồn tài nguyên nước của Trung Quốc, cũng bị ô nhiễm tương tự. Trong số hơn 4,700 trạm kiểm tra chất lượng nước ngầm, khoảng 60% cho thấy “tương đối xấu” hoặc mức độ ô nhiễm tồi tệ hơn. Một nửa số người dân nông thôn thiếu nước uống an toàn.

Các nhà máy hóa chất, dược phẩm và năng lượng phát tán đi các chất ô nhiễm vào các nguồn nước, tạo ra các vùng chết nơi dòng chảy. Một ví dụ đáng chú ý là trung tâm của sông Hoài của Trung Quốc, được tuyên bố là đã chết bởi bà Elizabeth Economy trong cuốn sách nổi tiếng năm 2004 của mình về môi trường của Trung Quốc, “Dòng sông màu đen” (The River Runs Black).

Nếu ô nhiễm không khí của Trung Quốc làm nên hiện tượng “không khí ngày tận thế” thì ô nhiễm nguồn nước đã tạo ra sự cố thu hút sự chú ý của quốc tế. Năm 2007, Thái hồ đã phải gánh chịu một tấm thảm tảo màu xanh dương – xanh lá khổng lồ có thể gây ra ung thư, và hình ảnh khủng khiếp của nó đã được lan truyền trên mạng. Năm 2006 xuất hiện sự kiện tràn hóa chất bị ô nhiễm sông Tùng Hoa ở Đông Bắc Trung Quốc, và sự che đậy của chính phủ đã bị chỉ trích rộng rãi. Còn nhiều sự cố hơn, tuy nhiên bị che giấu.

Một số sự cố ô nhiễm nguồn nước rất kỳ quái. Tuyến đường thủy đô thị ở thành phố Ôn Châu đã bị ô nhiễm bởi hóa chất và chỉ một điếu thuốc cũng làm bùng lên ngọn lửa, như báo cáo trong tờ Daily Mail hồi đầu năm nay. Đây không phải là lần đầu tiên một con sông bị cháy, và nhiều hình ảnh khác cho thấy nước chuyển màu đen hoặc màu đỏ hoặc cam, hoặc có các thảm tảo hoặc cá chết.

Một báo cáo trên Chinadialogue chỉ ra rằng trong năm 2012 hơn một nửa số thành phố của Trung Quốc có chất lượng nước kém hoặc còn tệ hơn. Ma Jun, một nhà môi trường học người đứng đầu một tổ chức phi chính phủ tại Bắc Kinh, nói với Chinadialogue rằng: “Giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thực sự là thách thức nghiêm trọng đối cho chính quyền, như chống ô nhiễm không khí… ô nhiễm nước là một mối đe dọa lớn hơn, ảnh hưởng sức khỏe của khoảng 300 triệu người sống ở các khu vực nông thôn”.

Đất và thực phẩm bị ô nhiễm

China Daily, một tờ báo tiếng Anh được phát hành bởi chính quyền Trung Quốc, ấn bản một bài xã luận cho biết, “đất bị ô nhiễm kim loại nặng làm xói mòn nền tảng an toàn thực phẩm của đất nước và đang dần trở thành một mối nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.”

Gần 1/5 đất nông nghiệp của Trung Quốc bị ô nhiễm, theo Bộ Bảo vệ Môi trường và Bộ Tài nguyên đất đai của Trung Quốc. Hóa chất như cadmium, nickel, thạch tín, chì, thủy ngân làm ô nhiễm đất khi chúng được cho vào nước để sử dụng cho tưới tiêu.

Đầu năm nay, Bộ Bảo vệ Môi trường thừa nhận rằng có 450 “làng ung thư” ở Trung Quốc có nguyên nhân liên quan đến ô nhiễm. Trước đó, ô nhiễm đất và mối đe dọa của nó đối với sức khỏe và thực phẩm đã nhận được sự chú ý hạn chế của phương tiện truyền thông, và chính phủ Trung Quốc đã giữ dữ liệu về ô nhiễm đất như là một “bí mật Nhà Nước.”

Đã có những thay đổi một phần nhờ vào một vụ bê bối có cadmium có trong gạo mới đây, tạo ra nỗi sợ hãi đối với gạo Hồ Nam. Theo tạp chí kinh doanh đại lục Caijing, thành phố Quảng Châu đã thanh tra nhà hàng địa phương và nhận thấy mức độ cadmium trong gạo và thực phẩm từ gạo đã vượt quá 44.4%. Hầu hết gạo có xuất xứ từ tỉnh Hồ Nam.

Theo tạp chí New Century của Caixin, nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học và các tổ chức khác của Trung Quốc đã báo cáo về ô nhiễm cadmium trong năm 2009. Họ lấy mẫu 100 cánh đồng lúa gần các mỏ quặng trên toàn tỉnh Hồ Nam và thấy rằng 65% mẫu vượt quá giới hạn an toàn cadmium. Gạo bị ô nhiễm được đưa vào thị trường địa phương và quốc gia.


 

Trang web của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO cho biết: “Cadmium độc hại với thận, xương và hệ hô hấp.” Kim loại nặng này được thấm vào đất ở các mỏ và nhà máy hóa chất tỉnh Hồ Nam.

Ngoài ra, nổi bật là các làng ung thư mới của Hồ Nam, trong đó là làng Shuanqiao. Tờ China Youth báo cáo rằng 26 người trong làng Shuanqiao chết vì ngộ độc cadmium. Mẫu đất cho thấy hàm lượng cadmium vượt 300 lần mức cho phép, và 509 người trên 2888 người dân làng cho kết quả dương tính trong thử nghiệm nhiễm độc cadmiun. Các chất hóa học có nguồn gốc từ nhà máy hóa chất Xianghe, vốn đã được dân làng phản ánh về tình trạng ô nhiễm từ năm 2006. Ví dụ này chỉ là bề nổi của tảng băng ô nhiễm hóa chất ở Trung Quốc.

“Cuộc chiến chống ô nhiễm” đáng lo ngại

Đối mặt với ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chính phủ Trung Quốc đã trở nên cảnh giác. Thủ tướng Lý Khắc Cường công bố vào đầu năm nay tại Đại hội nhân dân toàn quốc, “Chúng tôi sẽ tuyên bố chiến đấu chống lại ô nhiễm.” Lý nói, “khói bụi ảnh hưởng phần lớn Trung Quốc, và ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề lớn, đó là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ tự nhiên phản đối các mô hình phát triển kém hiệu quả và mù quáng”.

Chính phủ Trung Quốc đã có kế hoạch để làm sạch môi trường. Vào tháng 9 năm 2013, chính phủ đưa ra một kế hoạch 280 tỷ đô để làm sạch không khí, và đầu năm nay, chính phủ công bố một khoản đầu tư 300 tỷ đô để giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên các chuyên gia không chắc chắn rằng các khoản đầu tư liệu sẽ thay đổi được tình hình hay không.

Đáng lo ngại là động thái kiên trì trong “cuộc chiến chống lại tự nhiên” của chính quyền, mà đã làm cho các đầu tư vào môi trường trước đây bị hạn chế. Trong cuộc chiến của Mao chống lại tự nhiên, những hành động tàn bạo trong nông nghiệp đã phá hủy kết cấu của các hệ sinh thái nông thôn. Sự theo đuổi phát triển kinh tế của thế hệ sau Mao chỉ tiếp nối xu hướng trong quá khứ với sự ô nhiễm chưa từng có về không khí, nước và đất do phát triển công nghiệp và đô thị.

Các chuyên gia Trung Quốc tin rằng gốc rễ của vấn đề môi trường của Trung Quốc nằm ở sự kiểm soát từ trên xuống của Đảng Cộng sản, vốn đã bị mắc kẹt trong tham nhũng, thiếu trách nhiệm chính trị và luật pháp. Ưu đãi kinh tế đối với cán bộ đã góp phần để ô nhiễm lan rộng không kiểm soát. Một số nhà máy gây ô nhiễm được giấu kín, còn những nhà máy khác thì bị phanh phui.

“Các vấn đề môi trường là một trong những hậu quả chính của một đảng cai trị bị mục rữa, của một chính phủ không có tính nhân đạo” – Ahkok Wong, một giảng viên đại học ở Hồng Kông, nói với Tạp chí ROAR.

Ô nhiễm môi trường ngày càng trở thành nguyên nhân của sự bất mãn và phản đối ở Trung Quốc. Trong những năm 1990, các cuộc biểu tình ở nông thôn Trung Quốc đã bao gồm việc mất đất do ô nhiễm. Kể từ những năm 2000, các cuộc biểu tình quy mô lớn đã lan rộng đến các thành phố nơi công dân phản đối những nhà máy gây ô nhiễm. Theo một cuộc khảo sát của Pew, vấn đề môi trường chiếm một nửa nguyên nhân gây ra các cuộc biểu tình vào năm 2013 ở Trung Quốc.

Do thiếu hụt những thay đổi cơ bản trong hệ thống chính trị, nên khó có thể lường trước được những cải thiện lớn về môi trường.

Vì Mao đã xóa sạch niềm tin truyền thống Trung Quốc về sự hài hòa giữa con người và thiên thượng, và khi chế độ cộng sản sau Mao tiếp tục phát triển bất chấp sự tàn phá môi trường, nền tảng đạo đức của người Trung Quốc cũng đã bị tha hóa, góp phần vào tham nhũng và không để tâm đến người khác cũng như môi trường.

Nếu không xây dựng lại một hệ thống đạo đức, môi trường của Trung Quốc sẽ tiếp tục phải gánh chịu, cùng với người dân Trung Quốc.

Hồng Giang là giáo sư và chủ nhiệm khoa địa lý tại Đại học Hawaii ở Manoa. Bà là chuyên gia về môi trường và văn hóa Trung Quốc.

Theo Đại Kỷ Nguyên 

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi