Theo nhà toán học: Người ngoài hành tinh có thể đã từng viếng thăm trái đất
Năm ngoái, tàu thăm dò không gian Voyager của NASA đã ra khỏi ranh giới của hệ Mặt Trời, và nó sẽ tiếp cận với một ngôi sao đã được định trước trong 40.000 năm nữa.
Điều gì sẽ xảy ra nếu một chủng tộc ngoài hành tinh đã phóng tàu thăm dò ra không gian vũ trụ từ 40.000 năm trước đây? Có thể chúng ta cũng đang phải trải qua những nỗ lực tương tự trong lĩnh vực thăm dò không gian? Và điều gì sẽ xảy ra nếu chủng tộc đó đi trước chúng ta một triệu năm?
Vả lại, các tàu thăm dò này có thể quá cao cấp đến nỗi chúng ta thậm chí không thể phát hiện được chúng. Chỉ vì chúng ta chưa nhìn thấy các tàu thăm dò đó, nhưng không đồng nghĩa rằng chúng chưa viếng thăm Trái Đất, họ cho biết.
Theo thuyết tương đối của Einstein, việc di chuyển với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng là điều bất khả thi. Một số nhà khoa học đã bắt đầu đặt nghi vấn đối với thuyết tương đối của Einstein, dù học thuyết vẫn đang là nền tảng chiếm ưu thế trong việc giải thích các chuyển động trong vũ trụ. Theo các nhà khoa học, ngay cả khi đứng trong phạm vi của thuyết tương đối, du lịch không gian vẫn có thể nhanh hơn rất nhiều so với nhận định trước đây. Và điều này đã nêu lên một câu hỏi rằng làm cách nào người ngoài hành tinh có thể đến hành tinh của chúng ta trong một khoảng thời gian hợp lý nếu họ cách chúng ta rất nhiều năm ánh sáng.
Nicholson và Forgana giả thiết rằng, các con tàu thăm dò có thể tự di chuyển quanh các vật thể vũ trụ nhờ vào lực hấp dẫn của các vật thể này. Theo tính toán, sử dụng cách thức di chuyển này kết hợp với khả năng tự sao chép, có thể cho phép nền văn minh của người ngoài hành tinh thăm dò toàn bộ dải Ngân Hà trong vòng 10 triệu năm mà không cần đi nhanh hơn vận tốc ánh sáng. Thật ra, các tàu thăm dò chỉ cần đi với vận tốc bằng một phần mười vận tốc ánh sáng để đạt được điều này. Có vẻ như 10 triệu năm vẫn là một khoảng cách thời gian hoàn toàn vô lý, nhưng nếu xét đến sự to lớn của các thiên hà và khoảng thời gian của vũ trụ, thì nó thật sự rất ngắn.
Hai giáo sư đã xây dựng lý thuyết của họ dựa vào công trình của nhà toán học và vật lý học John Von Neumann, người đầu tiên xây dựng mô hình máy tự sao chép vào những năm 40 của thế kỷ trước.
Khái niệm tự sao chép có thể được miêu tả như sau: một con tàu thăm dò giống với tàu Voyager được phóng lên một hệ vì sao xa xôi, và một khi đến nơi, tàu Voyager sẽ thu thập các nguyên liệu cần thiết để xây dựng một con tàu khác. Một khi con tàu mới được hoàn thành, nó sẽ di chuyển đến hệ không gian khác trong khi tàu mẹ sẽ ở lại điểm dừng chân cuối cùng và hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Clip:
Theo vietdaikynguyen