Tục ngữ Trung Hoa: “Nhiễm chỉ vu đỉnh”

07/08/14, 20:52 Đọc & Suy ngẫm

Tục ngữ Trung Hoa, cũng như thành ngữ Trung Hoa, ẩn chứa tầng tầng ý nghĩa. Đó là những câu nói có xuất xứ từ gia đình, đường phố, cho đến mọi ngõ ngách cuộc sống, cho chúng ta những lời khuyên hết sức thâm thúy.

Trong “Tả truyện – Tuyên Công tứ niên” và “Sử ký – Trịnh Thế Gia” đều ghi chép rằng, năm 605, nước Sở đã dâng tặng Trịnh Linh Công một con rùa nước ngọt lớn. Hôm đó, đại phu nước Trịnh Công Tử Tống và Tử Gia cũng tới triệu kiến nhà vua. Trên đường vào cung, ngón tay trỏ của Công Tử Tống đột nhiên động đậy, nên đã nhờ Tử Gia xem thử. Tử Gia cho rằng trong hôm nay cả hai người sẽ được ban thưởng mỹ vị lạ.

 

Vào tới cung, hai người nhìn thấy đầu bếp đang giết một con rùa khá lớn, Công Tử Tống bèn đắc ý cho rằng dự đoán trước đó sẽ linh nghiệm rồi nhìn Tử Gia mà cười. Trịnh Linh Công thấy vậy liền hỏi nguyên nhân vì sao hai vị khách lại cười. Tử Gia đem chuyện trên đường và việc tiên đoán trước sẽ được ban thưởng mỹ vị lạ kể cho Trịnh Linh Công nghe. Thấy vậy, Linh Công không nói lời nào, đợi tới khi thịt rùa đã chế biến xong liền mời các đại thần tới để ban thưởng.

Tử Tống được triệu kiến trước các đại thần khác, nhưng Trịnh Linh Công lại không ban thưởng thịt rùa cho Tử Tống. Điều này cho thấy, Linh Công đã muốn chọc tức Tử Tống. Nhìn thấy mọi người đang được thưởng thức mỹ vị, Công Tử Tống vô cùng tức giận, liền tới trước bàn thức ăn đó, đưa tay nhúng vào món ăn rồi đút ngón tay vào miệng thưởng thức hương vị. Tận mắt thấy Công Tử Tốn không tôn trọng mình, Trịnh Linh Công đã hạ quyết tâm sẽ giết chết Tử Tống.


Nhưng không ngờ, Tử Tống đã tới nhà của Tử Gia, lập mưu giết chết Trịnh Linh Công. Ban đầu Tử Gia không đồng ý và nói rằng: Cho dù con vật có già rồi thì cũng không dễ dàng giết chết, hơn nữa Linh Công lại là quốc vương. Tử Tống thấy vậy liền chế giễu Tử Gia nhát gan. Mùa hè năm đó, Trịnh Linh Công bị ám hại. Linh Công vì đấu trí với Tử Tống mà cuối cùng đã bị thiệt mạng. Tử Gia không kịp thời ngăn cản hành động của Tử Tống mà trở thành tội thần.


Sự việc này sau đó được đúc kết thành câu tục ngữ “Nhiễm chỉ vu đỉnh”, ý bảo người đời sau không thể tùy ý chiếm đoạt lợi ích của người khác. Mặc dù chỉ là ham muốn của đời sống, nhưng nếu loại bỏ được nó thì sẽ không gây họa diệt thân. 

Theo kienthuc

Ad will display in 09 seconds

Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

    Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

    Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời