Thái Bình xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường
Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo các ban ngành giám sát, theo dõi và xử lý một số cơ sở sản xuất không có hệ thống xử lý chất thải, gây ra ô nhiễm môi trường xung quanh.Theo đó, các cơ sở nếu sau khi kiểm tra mà không có hệ thống xử lý môi trường đạt chuẩn, vi phạm tiêu chuẩn khí thải, chất thải ra môi trường, ảnh hưởng đến người dân xung quanh, sẽ bị xử lý kiên quyết nhắm bảo vệ môi trường và cuộc sống cho dân sinh sống lận cận.
Điển hình nhất là xã Xã Thái Phương, huyện Hưng Hà (Thái Bình), đây có làng nghề dệt nhuộm Phương La. Lịch sử hình thành của làng nghề này trải qua hàng trăm năm, sản phẩm được xuất khẩu trong và ngoài nước và rất được ưa chuộng. Nhưng những năm gần đây, các chất thải công nghiệp từ các lò dệt này không qua xử lý môi trường mà bị thải trực tiếp ra ngoài, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng khu vực lân cận.
Xã Thái Phương có 12 cơ sở nấu, giặt, tẩy, nhuộm, trong đó chỉ có 2 cơ sở hoạt động có phép; số cơ sở còn lại hoạt động mà không có giấy phép. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình đã phối hợp với các sở, ngành liên quan, huyện Hưng Hà, UBND xã Thái Phương kiểm tra 100% số cơ sở hoạt động này và có những biện pháp xử lý cụ thể. Theo đó, trong số 10 cơ sở hoạt động không phép, 5 cơ sở đã tự nguyện chấp hành quyết định về tạm thời đình chỉ hoạt động nấu, giặt, tẩy, nhuộm của UBND tỉnh và UBND huyện Hưng Hà. 5 cơ sở còn lại đã bị UBND tỉnh ra quyết định xử phạt hành chính về hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn cho phép và áp dụng hình thức buộc di dời hoạt động nấu, giặt, tẩy, nhuộm ra khỏi khu dân cư.
Khi phát hiện một số cơ sở vi phạm quy chuẩn môi trường, Sở TN&MT tỉnh Thái Bình đã tiến hành cưỡng chế đối với 5 cơ sở sản xuất này, đưa ra quyết định áp dụng hình thức di dời của UBND tỉnh bằng hình thức cưỡng chế là ngừng cung cấp điện cho các cơ sở này.
Sở Công thương tỉnh Thái Bình có nhiệm vụ chủ trì kiểm tra, giám sát 5 cơ sở này, nếu phát hiện các cơ sở này sử dụng điện để hoạt động nấu, giặt, tẩy nhuộm hoặc phát hiện hộ gia đình, cơ sở khác cho 5 cơ sở này đấu nối điện để nấu, giặt, tẩy nhuộm, sẽ xử lý nghiêm theo quy định của Luật Điện lực.
Chất thải chưa qua hệ thống xử lý.
Với các cơ sở giặt, nhuộm được cấp phép hoạt động của UBND tỉnh, trong quá trình hoạt động cũng thả chất thải ra ngoài không qua hệ thống xử lý chất thải dệt nhuộm nên Tỉnh cũng ra quyết định đình chỉ hoạt động và phạt hành chính đối với 1 cơ sở. Tỉnh cũng ra quyết định đình chỉ hoạt động phát sinh nước thải, tháo dỡ đường thoát nước thải không đúng quy định, tháo dỡ và niêm phong máy móc, thiết bị hoạt động nấu giặt, tẩy nhuộm của cơ sở còn lại.