16 điều sai sự thật trong một trang báo của báo Pháp Luật và Đời Sống
Mới đây, báo Đời Sống và Pháp Luật đã cho xuất bản số báo ra ngày 22-7-2014 (thứ 3), trong đó đã đặc biệt giành riêng hai trang báo dành cho các bài viết về Pháp Luân Công.
Một trong các bài báo vu khống của báo Đời sống và Pháp Luật
Điều đáng nói ở đây là nội dung của các bài viết đã nói không đúng sự thật chính xác về Pháp Luân Công. Có rất nhiều điều làm người đọc có cái nhìn lệch lạc về Pháp Luân Công.
Chúng tôi xin được tóm gọn và nêu ra những điều không đúng sự thật trong các bài báo trên, ngõ hầu gửi đến người đọc cái nhìn chân thật về Pháp Luân Công hơn.
Những điều sai sự thật bao gồm các điều như sau:
Thứ nhất là, trong bài báo đề cập đến việc chị Trà “giác ngộ” cho những người khác. Điều này thật không có cơ sở và cũng không hợp lý. Bởi vì trong Pháp Luân Công không có nói rằng một người tập đi “giác ngộ” cho những người khác. Hơn nữa dùng từ Giác Ngộ như vậy không đúng và dễ gây hiểu lầm.
Thứ hai, bài báo đề cập đến “căn nguyên có thể tin xuất xứ từ đạo Phật”. Xin nói rằng đây là một nhận thức không đúng về Pháp Luân Công. Đạo Phật hay Phật giáo, hay các tôn giáo khác nói chung là không có liên quan đến Pháp Luân Công. Pháp Luân Công được sáng lập năm 1992 và đã được truyền xuất ra tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc.
Thứ ba, trong mục ghi chú của một bức ảnh trong bài báo, có ghi “Pháp Luân Công biển người tập thành hoang tưởng”. Điều này, mọi người ai cũng có thể tra trên Google với từ khóa “falungong” đều có thể thấy có hoang tưởng hay không. Ở đây xin đưa ra một số hình ảnh để nói rằng điều đó có cơ sở và không hoang tưởng chút nào.
Thứ tư, tác giả quy kết như đóng đinh rằng những người tập là có niềm tin mù quáng và Pháp Luân Công là tà đạo. Vậy thử hỏi, tại sao gọi là tà đạo? Nếu không có bằng chứng mà gọi là tà đạo thì chẳng phải là đang vu khống hay sao. Hơn nữa tà đạo thì phải làm việc xấu, trong khi Pháp Luân Công dạy người ta hướng thiện, thực hành theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn. Không chỉ ở việt nam, nếu như Pháp Luân Công không có hiệu nghiệm hay tác dụng thật sự tốt thì tại sao trên khắp thế giới người ta lại tin. Các quốc gia khác tại sao không cho Pháp Luân Công là tà đạo mà ngược lại còn có những bằng khen, ủng hộ cho Pháp Luân Công. Vậy xin đưa các hình ảnh về các giải thưởng và ủng hộ Pháp Luân Công trên khắp thế giới để làm bằng chứng.
Thứ năm, bài báo quả quyết rằng “có người đã trả giá đắt bằng chính sức khỏe, tinh thần và thậm chí cả tính mạng của mình”. Trong khi tôi là một người tập luyện và tôi không có điều gì gọi là trả giá bằng sức khỏe, tinh thần và tính mạng cả. Tôi vẫn sống rất bình thường, tôi không mắc bệnh gì cả. Và đương nhiên tinh thần của tôi rất tốt, nếu không tôi không thể viết bài này.
Thứ sáu, bài báo đã mượn lời của nhà cảm xạ học Dư Quang Châu bên trên để suy diễn và nhận xét xấu về Pháp Luân Công bên dưới. Mới đây nhà cảm xạ học Dư Quang Châu đã báo là bị lợi dụng và xuyên tạc trong bài báo, xin được phép gửi hình ảnh thư trả lời của nhà cảm xạ học Dư Quang Châu:
Thứ bảy, bài báo cho rằng ông Lý Hồng Chí đã lừa đảo khá nhiều người, điều này lại là một vu khống khác, chỉ là nói suông không hề có bằng chứng cụ thể hay bất cứ gì khác. Nếu gọi là lừa đảo thì lừa đảo vì cái gì? Thông thường mục đích của lừa đảo thường là để lấy gì đó của người ta, nhưng Pháp Luân Công không hề thu lấy của ai bất cứ gì, trong môn tập Pháp Luân Công cũng không có các hoạt động như thu phí hay nhận phí. Ai muốn đến thì đến không tập nữa thì rời đi, cũng không có ghi danh. Không hiểu sao bài báo lại có thể khẳn dịnh chắn chắn như vậy. Xin gửi phần “các câu hỏi” trong trang web liên quan đến Pháp Luân Công, để đọc giả tham khảo.
Thứ tám, trong bài báo viết “Đặc điểm của phái này là đắc thần thông, nhưng cũng chỉ là mấy cái phép thuật vớ vẫn”. Xin được đính chính và tránh gây một hiểu lầm lớn như vậy. Vì trong Pháp Luân Công những ai có thể có công năng hay thần thông đều không được cho người ta thấy, điều này là hiển thị khả năng, là điều mà những người tập đều biết là không nên làm như thế, nếu hiển thị sẽ làm cho công năng suy yếu hoặc mất đi. Còn người mà đến vì mục đích để đạt được công năng hay thần thông gì đó thì càng không thể đắt được điều đó. Điều này trong Pháp Luân Công nói rất rõ ràng.
Thứ chín, trong bài báo còn viết như sau “Nguyên nhân [của bệnh] của con người là đã làm những việc xấu từ kiếp trước, nếu tin tưởng vào luyện công, dừng ngay việc uống thuốc, không cần khám và chữa trị, tự nhiên có người trị cho ” Nhưng trên thực tế, Trong sách Pháp Luân Công, có đoạn ”V: Chúng tôi vẫn tiếp tục uống thuốc trong lúc tu luyện phải không?
Ð: Về vấn đề này, quý vị phải suy nghĩ và tự mình quyết định. Uống thuốc trong lúc tu luyện ám chỉ rằng quý vị không tin vào kết quả trị bệnh của sự tu luyện. Nếu quý vị tin nó, tại sao quý vị dùng thuốc? Tuy vậy, nếu quý vị không theo những tiêu chuẩn về tâm tính, khi các vấn đề xuất hiện, quý vị sẽ nói rằng quý vị được Lý Hồng Chí bảo không được dùng thuốc. Tuy nhiên, Lý Hồng Chí cũng đòi hỏi quý vị phải triệt để theo đúng tiêu chuẩn cao về tâm tính.” Tức là Pháp Luân Công không hề ép buộc người tập phải uống thuốc hoặc không. Trong khi ở bài báo trên đã cố tình cắt bớt, thay đổi nội dung và đưa ra nhầm vu khống cho Pháp Luân Công.
Thứ mười, bài báo đã viết ”Một số người có bệnh không chịu dùng thuốc, chỉ chú ý luyện công nên đã chết hoặc tự sát”. Những điều này đều quá sai sự thật. Như trên đã nói Pháp Luân Công không có cấm người ta không dùng thuốc. Bài báo nói vì không uống thuốc nên đã chết hoặc tự sát nhưng lại không có bất cứ một bằng chứng nào cả, kỳ lạ là trên thế giới rất nhiều người tập Pháp Luân Công. Nhưng tại sao những nơi ấy không có trường hợp tử vong nào. Thứ nữa là Pháp Luân Công cấm chỉ sát sanh, tự sát cũng là một hình thức sát sanh, sát hại sinh mệnh của chính mình, nên không có chuyện người tập lại đi tự sát. Nói người tập Pháp Luân Công đi tự sát là vu khống và nó không đúng sự thật.
Thứ mười một, bài báo viết “Vậy thì Lý Hồng Chí là ai, đã tu được đến đâu mà dám bảo có thể truyền công lực cho người khác” Quý đọc giả hãy tìm hết các tài liệu chính thống của Pháp Luân Công, không có chổ nào Sư Phụ Lý Hồng Chí nói như vậy cả.
Thứ mười hai, trong bài báo viết “luyện tập đi rồi sẽ đắc đạo hết, sao còn phải tu cho mệt”. Đây cũng lại là nhận thức sai lệch, có thể do không tìm hiểu kỷ trước khi viết hoặc cố tình viết như vậy. Bởi vì Pháp Luân Công yêu cầu cả tu và cả luyện, yêu cầu tu luyện, chứ không phải chỉ có luyện như bài báo nói như trên.
Thứ mười ba, trong bài báo viết “nhìn nhận một cách khách quan nhất về Pháp Luân Công và truyền nhân của Phật tổ Lý Hồng Chí … ” . Ông Lý Hồng Chí chưa bao giờ gọi mình là Phật hay Phật tổ hay là truyền nhân của Phật tổ cả, bài báo đã ngụy tạo và vu khống rằng Pháp Luân Công là gây hoang tưởng và tự thần thánh hóa mình.
Thứ mười bốn, bài báo viết “Ông Thắng cho rằng, nếu Lý Hồng Chí thật sự giỏi, thì sự giỏi ấy cũng phải khổ luyện qua năm tháng mới đạt được chứ không thể chỉ vì một căn nguyên nào đây bổng dưng đắt đạo thành thầy, và khi đó những người theo học ông ta, nếu muốn đạt đến trình độ như vậy cũng phải trãi qua sự khổ luyện của bản thân chứ không có thần thánh nào giúp họ cả.” Những người tập hoặc những người có tìm hiểu đàng hoàng về môn tập đều biết rằng, Sư Phụ Lý Hồng Chí đã theo học các vị Chân Sư từ lúc còn nhỏ chứ không phải bổng nhiên đắc đạo thành thầy như bài báo nói . Và đương nhiên những học viên theo tập Pháp Luân Công cũng phải trãi qua chịu khổ tập luyện cũng như nâng cao đạo đức tâm tính của mình.
Thứ mười lăm, trang báo có viết “Nhưng kẻ đại bịp Lý Hồng Chí lại gieo vào đầu những đệ tử rằng, chỉ cần làm theo, thu nhận năng lượng của sư phụ, có thể đắc đạo…” Điều này hoàn toàn sai sự thật, Sư Phụ Lý Hồng Chí chưa bao giờ bảo các đệ tử của mình chỉ cần thu nhận năng lượng thế này hay thế kia là có thể đắc đạo. Nếu không tin, quý đọc giả có thể tra trong các sách và tài liệu của Pháp Luân Công. Không hề có chuyện này.
Thứ mười sáu, trang báo viết “trục lợi cho bản thân, vì mưu đồ cá nhân”. trong Khi trong sách Pháp Luân Công viết ”Hễ là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, thì phải nghiêm khắc tuân thủ pháp luật quốc gia của mình; hễ ai có hành vi vi phạm chính sách pháp luật quốc gia, thì đều là điều không được dung nạp trong công đức của Pháp Luân Đại Pháp. [Hành vi] vi phạm cũng như hết thảy những hậu quả đều là do đương sự tự chịu trách nhiệm.” và “Các học viên, phụ trách viên, cùng các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, trừ phi được phê chuẩn của người khai sáng, chưởng môn, hoặc bộ phận hữu quan, thì không được coi bệnh cho người; càng không được tự [đi] coi bệnh thu phí nhận quà” . Như vậy nói người tập trục lợi cho bản thân hay mưu đồ cá nhân cũng không đúng sự thật…
Về cơ bản, trang báo đã có rất nhiều điều sai sự thật về Pháp Luân Công như vậy. Mặc dù đây chỉ là số báo tháng, dành cho nhóm đối tượng đọc giả riêng chứ không phải là loại báo tuần xuất bản phổ biến bên ngoài xã hội. Nhưng nó cũng gây ảnh hưởng xấu và làm cho nhiều người đọc sẽ hiểu sai về Pháp Luân Công.
Chúng tôi xin đính chính lại như vậy, những điều vu khống theo kiểu như trên về Pháp Luân Công đều không đúng sự thật.
Bài viết của một học viên Pháp Luân Công