Tự do báo chí ở Trung Quốc ngày càng bị bóp nghẹt

29/06/14, 18:04 Trung Quốc

Theo thông báo gần đây của các cơ quan chính quyền Trung Quốc thì các nhà báo ở đây đã bị cấm viết các bài báo mang tính chất “phê phán” chính phủ hoặc thậm chí “phê phán” các công ty mà không được phép.

Cục Nhà nước về Báo chí, Phát thanh, Phim và Truyền hình – viết tắt là SAPPRFT – là cơ quan kết hợp giữa Cục Nhà nước về Phát thanh, Phim và Truyền hình trước kia (SARFT) và Tổng cục Báo chí và Phát hành (GAPP) – đã đưa ra một thông báo vào tuần trước về quy định mới này, và đề cập đến 8 trường hợp nhà báo và công ty tin tức đã vi phạm.

Bản thông báo nói: “Cấm các nhà báo và các trang tin tức đưa tin bài phê phán mà không được các đơn vị liên quan cho phép, và cấm họ tạo các trang mạng, các kênh thông tin, các ấn phẩm đặc biệt, và các ấn phẩm in đưa tin bài phê phán mà không được phép”.

Bản thông báo nói, những người vi phạm có thể bị rút giấy phép hành nghề báo chí, hoặc với các đơn vị xuất bản thì rút giấy phép xuất bản.

Cơ quan chính quyền nhấn mạnh 6 trong số 8 trường hợp bị cáo buộc liên quan đến các nhà báo dùng các câu chuyện của họ để tống tiền các mục tiêu.

Các hành động như vậy thực sự có xảy ra ở một số nơi trong ngành báo chí Trung Quốc – mặc dù các nhà nghiên cứu có khuynh hướng đổ lỗi cho ĐCSTQ vì các hạn chế độc đoán với phóng viên, hơn là các vấn đề đạo đức của chính nhà báo.

Một trong các vụ việc là Chu Tường- phóng viên của tờ báo nhà nước Tin tức Buổi chiều Mậu Danh ở tỉnh Quảng Đông, bị kết án 2 năm 3 tháng tù vào tháng 3 vừa qua.

Chu Tường bị tố cáo nhận hối lộ sau khi anh lấy 26.000 nhân dân tệ (4.173 USD) từ 13 công ty và cá nhân, mà anh đã đe dọa viết các bài báo tiêu cực nếu họ không trả tiền cho anh ta.

Các bài báo như vậy sẽ đưa tin rằng các công ty này gây ô nhiễm môi trường, phớt lờ các vụ tai nạn công nghiệp, hoặc liên quan đến các dự án nhà đất bất hợp pháp. Các bài báo sẽ không làm rõ sự thật của các cáo buộc. Ngoài thời gian ở tù, Chu Tường còn bị cấm hành nghề báo chí đến suốt đời.


Những người biểu tình kêu gọi tự do báo chí để ủng hộ những nhà báo của tờ Cuối Tuần Phương Nam, phía bên ngoài tòa nhà văn phòng của công ty ở Quảng Châu, ngày 8/1/2013. Gần đây chính quyền Trung Quốc tiếp tục hạn chế tự do báo chí. (AFP/AFP/Getty Images)

Nhưng cho dù các nhà báo lạm dụng quyền có đúng hay không – thì dư luận Trung Quốc cũng không coi đây là thông báo tốt khi chụp mũ lên các bài viết “tiêu cực”.

Luật sư Trung Quốc Thường Hiểu Khôn, ở tỉnh Sơn Đông, viết trên Weibo rằng: “Tống tiền là tống tiền, và phê phán là phê phán! Tại sao lại dùng tống tiền để cấm các bài viết khác?”

Tống Tổ Đức, một nhà bình luận nổi tiếng của ngành giải trí, viết một cách giận dữ trên trang Weibo: “Hiến pháp nói công dân có quyền tự do ngôn luận, bao gồm cả tự do phê phán. Vậy các nhà báo không phải là công dân à? Nếu không được phép phê phán, thì đất nước sẽ kết thúc”.

Bổn Bác, một người dùng Internet thường xuyên, viết: “Các nhà báo thường dùng Weibo để tiết lộ các vụ tham nhũng mà không cần các công ty cho phép. Giờ đây họ không dám làm điều này nữa, và các quan chức tham nhũng sẽ ngủ ngon rồi”.

Những người Trung Quốc có khuynh hướng bi quan thì không ngạc nhiên về thông báo này, bởi vì ĐCSTQ chưa bao giờ thay đổi việc bóp nghẹt truyền thông. Các nhà bình luận theo khuynh hướng này nói, bản thông báo đơn giản cho biết thực trạng mà thôi.

Thậm chí trước khi có lệnh cấm mới, nhiều nhà báo Trung Quốc đã bị trừng phạt vì viết các bài báo tiêu cực về nhiều vấn đề xã hội. Ví dụ Nam Phu Tường, ở Bắc Kinh và viết cho báo nước ngoài Boxun, đã bị bắt tháng trước vì nghi ngờ “gây tranh cãi và kích động vấn đề”.

Cơ quan truyền thông của ĐCSTQ nói Nam Phu Tường đưa ra tin “giả” nhằm “bôi nhọ Trung Quốc” và “lừa gạt người dân Trung Quốc”, trong khi đó trang Boxun bị coi là “trang mạng phản động”.

Nhưng nhiều tin của trang Boxun viết về việc vi phạm nhân quyền với những người khiếu kiện và các nhóm bị tước quyền công dân ở Trung Quốc.

Còn có các phóng viên bị trừng phạt chỉ vì làm công việc của họ. Trước sự kiện kỷ niệm 25 năm ngày thảm sát Thiên An Môn 4 tháng 6, Tân Kiện ở tờ báo Nhật Bản Nihon Keizai Shimbun, và Ô Quân Mai, cựu phóng viên ở Bắc Kinh của tờ Bưu điện Buổi sáng Nam Trung Quốc, bị bắt giữ sau khi phỏng vấn Phổ Chí Cường, một luật sư nhân quyền nổi tiếng, người cũng đang bị giam giữ và đối mặt với án tù có khả năng rất dài.

Theo Đại Kỷ Nguyên 

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng