Các website dân chủ ở Hồng Kông liên tục bị tin tặc Trung Quốc tấn công?
Một website thăm dò ý kiến dân chúng về cuộc bỏ phiếu phổ thông, và một website khác của một công ty truyền thông vì dân chủ tại Hồng Kông, đều tạm thời bị gỡ xuống bởi các cuộc tấn công mạng trong một vài ngày qua.
Vẫn chưa có thông tin cuối cùng về nguyên nhân sự cố được gọi là tấn công từ chối dịch vụ phân tán này (viết tắt là DDoS – “Distributed Denial of Service”). Tuy nhiên, một số người ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông nghi ngại rằng Bắc Kinh chính là nhân tố đứng đằng sau. Tấn công DDoS được thực hiện bởi những tin tặc có khả năng sử dụng một mạng lưới máy tính dưới sự kiểm soát của họ, tấn công mục tiêu với lượng truy cập quá tải.
“Chúng tôi đã bị đánh úp”- Jimmy Lai, Chủ tịch Next Media, một tờ báo ủng hộ việc phát triển dân chủ ở Hồng Kông, phát biểu trên một chương trình phát thanh nổi tiếng bằng tiếng Quảng Đông ngày 18 tháng 6. Chương trình cho biết, một số website cũng bị gỡ xuống trong vòng 3 giờ đồng hồ. Theo lời phát biểu của Lai trên tờ Kyodo News thì: “Tất cả mọi dịch vụ internet của tập đoàn chúng tôi, mọi thứ đều bị tấn công vào đêm hôm đó”.
Tim Yiu- Giám đốc Điều hành của Next Media, phát biểu trên tờ New York Times rằng công ty thương mại mà họ thuê để ngăn chặn cuộc tấn công này cũng bị áp đảo, khiến trang web hàng đầu Apple Daily tại Hồng Kông không hoạt động trong 12 giờ liền. Cho đến 12h30 chiều, theo giờ EDT, trang web vẫn chưa phục hồi được.
Một cuộc tấn công tương tự cũng xảy ra nhắm vào trang web popvote.hk, nơi lưu trữ cuộc trưng cầu dân ý cho ‘phong trào chiếm đóng trung ương’ (Occupy Central movement). Thông qua phong trào này, người dân Hồng Kông có thể bày tỏ quan điểm của mình về việc lựa chọn lãnh đạo trong cuộc bầu cử sắp tới.
Theo hệ thống hiện tại, lãnh đạo được bầu cử một cách gián tiếp. 800 đại cử tri được lựa chọn bởi các cử tri đặc biệt, vốn chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng dân số của Hồng Kông; và tiếp theo, 800 đại cử tri này lại bầu ra lãnh đạo theo lịch trình bốn năm một lần. Cách vận hành phức tạp này cho phép Bắc Kinh có thể quyết định ai sẽ được lựa chọn.
Hệ thống và phương thức bầu cử khá phức tạp này ở Hồng Kông được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân quyết định , kể từ đó nó bị đặt vào vòng nghi vấn. Ủy ban này cho rằng, các cuộc bầu cử tại Hồng Kông có thể được tổ chức phổ thông đầu phiếu sớm vào năm 2017.
Trong cuộc trưng cầu dân ý, những người tham gia có thể bầu chọn một trong ba đề xuất cách bầu cử mới, và họ có thể đăng ký quan điểm của mình về việc mà hội đồng lập pháp ở Hồng Kông nên làm nếu như: “đề nghị của chính phủ không thỏa mãn các tiêu chuẩn quốc tế cho phép được lựa chọn cử tri thực sự”.
Phong trào chiếm đóng trung ương nhắm vào việc sử dụng phản kháng dân sự, và dưới hình thức các cuộc biểu tình quần chúng ở vùng trung tâm kinh tế của Hồng Kông. Phong trào nhằm thúc đẩy phổ thông đầu phiếu, nghĩa là tất cả cư dân Hồng Kông đều có thể bầu chọn nhà lãnh đạo và lập pháp của mình.
Cuộc trưng cầu dân ý do ĐH Hồng Kông và ĐH Bách Khoa Hồng Kông thực hiện, đánh giá mức độ hỗ trợ công cộng mà cuộc biểu tình chiếm đóng trung ương sẽ được hưởng.
Ban tổ chức Chiếm đóng Trung ương cho biết, nếu họ không nhận được 1 triệu phiếu ủng hộ phổ thông đầu phiếu, họ sẽ tạm hoãn các cuộc biểu tình đã dự định.
Ông nói thêm: “Nếu có một lực lượng quyền lực đứng đằng sau vụ việc này, thì từ những phân tích các yếu tố lợi ích liên quan, rất có thể lực lượng này có liên quan đến chính phủ Trung Quốc”. “Cuộc tấn công này… là nhằm ngăn cản nhiều người tham gia bỏ phiếu” – theo Benny Tai Yiu-ting, một thành viên thuộc Ban tổ chức Chiếm đóng Trung ương, đồng thời là phó giáo sư luật học tại ĐH Hồng Kông, phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Đài Truyền thanh Tự do Châu Á (Radio Free Asia).
Ban tổ chức Chiếm đóng Trung ương cho biết, họ sẽ kéo dài cuộc thăm dò ý kiến này tới 29 tháng 6 để tránh những tấn công có thể xảy ra.
Cuộc bạo động chỉ xảy ra chưa đầy một tuần sau khi các nhà chức trách thuộc bộ phận tuyên truyền của Trung Quốc công bố chính sách trắng, quy định về những điều mà người dân Hồng Kông nhìn nhận là tái diễn của quyền lực mà chính quyền trung ương có khả năng thực thi ở vùng đất này.
Hồng Kông được quản lý theo một hiến pháp gọi là Luật Cơ bản (Basic Law). Bộ luật này tuân theo quy tắc ‘một quốc gia hai chế độ’, và được thành lập theo Hiệp ước 1984, quy định năm 1997 đã chuyển giao quyền lực từ Vương quốc Anh sang Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Theo nguyên tắc một quốc gia hai chế độ này, Hồng Kông sẽ được hưởng cơ quan tư pháp độc lập và quyền bảo vệ cơ bản về tự do ngôn luận, tự do báo chí, và tự do hội họp. Hiệp ước này dường như đã không được tuân thủ đầy đủ, bởi chính quyền Trung Quốc luôn tìm cách kiểm soát Hồng Kông chặt chẽ hơn; trong khi đó người dân Hồng Kông với tư tưởng dân chủ luôn nỗ lực để đạt được trọn vẹn quyền tự do bầu cử người sẽ đại diện cho lợi ích của họ.
Theo Vietdaikynguyen