Cái giá phải trả cho sự an toàn của World Cup năm nay

20/06/14, 18:28 Trung Quốc

Cái giá không chỉ là khoảng đầu tư kếch xù, cái giá phải trả còn là quyền riêng tư có thể bị xâm phạm về lâu dài.

Cho tới nay, Brazil được báo cáo đã chi gần $900 triệu đôla Mỹ không chỉ để thuê 150.000 nhân viên, mà còn chi trả cho các rô bốt phá bom của quân đội Mỹ, một loạt các máy bay không người lái của Israel, một máy quét lưu động mà có thể phát hiện được một khẩu súng lục nhựa in 3D, các kính nhận dạng khuôn mặt, và danh sách còn kéo dài nữa. (New America Foundation)

Khi bạn đang xem màn trình diễn của siêu sao bóng đá Cristiano Ronaldo ở Brazil, thì một máy bay không người lái có thể đang theo dõi bạn.

Các siêu sự kiện quốc tế như giải đấu World Cup là một phần của cuộc chạy đua vũ trang trong lĩnh vực công nghệ an ninh, một lĩnh vực luôn luôn leo thang và ngày càng đắt đỏ. Nó có thể để lại những hệ quả lâu dài đối với quyền riêng tư của những người dân nước chủ nhà.

Cho tới nay, Brazil được báo cáo đã chi gần $900 triệu đôla Mỹ không chỉ để thuê 150.000 nhân viên, mà còn cho các rô bốt phá bom của quân đội Mỹ, một loạt các máy bay không người lái của Israel, một máy quét lưu động mà có thể phát hiện được một khẩu súng lục nhựa in 3D, và 90 hệ thống kiểm tra bằng tia X-quang sản xuất bởi Trung Quốc, chưa kể kính nhận dạng khuôn mặt, máy bay trực thăng giám sát công nghệ cao, trung tâm chỉ huy số và rất nhiều thứ khác nữa.

Máy móc an ninh công nghệ cao trong và ngoài các sân vận động không phải là đặc thù riêng của Brazil. Thế Vận Hội Olympic mùa đông gần đây có lắp đặt Vibralmage, một thiết bị giúp phát hiện các khán giả kích động bằng cách đo lường các xung động trên khuôn mặt và các nhóm cơ. Trong Thế Vận Hội Olympics London năm 2012, cảnh sát có thể theo dõi mọi góc cạnh của thành phố với hệ thống camera ghi hình CCTV trải rộng của họ. Và giải đấu World Cup 2010 ở Nam Phi cũng sử dụng một hệ thống mật mã lượng tử để ngăn cản âm mưu của các hacker.

Colin Bennett và Kevin Haggerty đã ghi chú trong quyển sách của họ: Trò Chơi An Ninh: Theo Dõi và Kiểm Soát tại Những Siêu Sự Kiện, thì an ninh, như trong World Cup, hiện đã trở thành một phần của “nghi thức Olympic”. Vậy chúng ta tiến đến bước này như thế nào? Đó là ba nhân tố lịch sử, những cổ đông quyền lực, và cơ hội để các nước chủ nhà kế thừa và phát huy một nền di sản an ninh tầm cỡ.

Đầu tiên là nhân tố lịch sử. Tại Thế vận hội Olympic ở Munich vào năm 1972 , một nhóm khủng bố người Palestine đã giết chết 11 vận động viên người Israel và một sỹ quan cảnh sát Đức. Sau đó, các thành phố tổ chức khác đã bắt đầu lo lắng rằng các sự kiện thể thao quy mô lớn của họ cũng có thể trở thành mục tiêu tấn công. Vụ tấn công năm 1972 là một bước ngoặt, theo Malcolm Tarbitt, giám đốc ban tư vấn an ninh và rủi ro tại Trung tâm An ninh Thể thao Quốc Tế. Nhưng chỉ sau vụ tấn công hai tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế Giới ngày 11 tháng 9 ở New York thì mối đe dọa khủng bố mới thực sự trở thành một nhân tố nổi bật trong quá trình lên kế hoạch đảm bảo an ninh cho các sự kiện thể thao lớn.

Các cổ đông, các tổ chức như Ủy ban Olympic Quốc Tế và FIFA, đã tăng áp lực lên các nước nhằm đảm bảo an ninh cho sự kiện. Chính phủ của các quốc gia thành viên và ủy ban kế hoạch của họ cũng đặt ra các yêu cầu nhất định nhằm nâng cao mức độ an ninh, phụ thuộc vào cái mà họ coi là mối đe dọa đến đội bóng của họ và những khán giả. Để đáp ứng được áp lực an ninh cho giải đấu bóng đá Euro năm 2004, giải đấu đầu tiên được tổ chức sau vụ 11 tháng 9, Hy Lạp đã chấp thuận sự giám hộ của một liên minh an ninh bao gồm các nước Mỹ, Anh, Đức, Israel, Úc, Pháp, và Tây Ban Nha, cùng với sự tham gia của NATO, FBI, CIA, MI6, và Mossad. Tất cả những giải pháp an ninh này đều đến với một mức giá cao đang ngày càng gia tăng. Ngân sách an ninh của Brazil cao gấp 5 lần so với World Cup kỳ trước ở Nam Phi. Khi công nghệ phát triển, thì mức độ đe dọa và chi phí phòng chống rủi ro cũng tăng theo lên. Và đó là khi chưa có một vụ tấn công đáng kể nào xảy ra. “Nếu có cái gì đó thật sự thảm khốc xảy ra, thì hệ lụy sẽ là không thể bồi hoàn nổi”- Tarbutt nói.

Nếu có cái gì đó thật sự thảm khốc xảy ra, thì hệ lụy sẽ là không thể bồi hoàn nổi

Nhưng đối với một nước chủ nhà, chi phí khổng lồ có thể là rất đáng tiền. Những sự kiện kiểu này là một cơ hội tốt để họ quảng bá đến với thế giới một hình ảnh đẹp của đất nước họ và để đảm bảo năng lực an ninh tốt hơn ở hậu phương.

Brazil đang muốn đạt được cái gì đó tương tự vào năm 2014. Sự phát triển đáng kể nhất trong hệ thống an ninh sẽ là các trung tâm kiểm soát trung ương được xây dựng ở cả 12 thành phố tổ chức World Cup, với những trạm chủ chốt ở Rio de Janeiro và São Paulo. Rafael Saliés, phụ trách các dự án ở Brazil cho công ty tư vấn chiến lược Southern Pulse, mỗi trung tâm được kết nối với một mạng lưới các camera lên đến tận 4.000 cái, phụ thuộc vào từng thành phố, mà sẽ đối chiếu các hình ảnh và dữ liệu rồi chuyển giao nó cho cảnh sát, quân đội và các lực lượng tình báo.

Trong khi nó có thể đóng góp một nền di sản an ninh đáng kể cho Brazil, nó cũng có thể là một sự gian trá.

“Quyền riêng tư bị xâm phạm hơn bao giờ hết trong những sự kiện loại này”- Tarbitt nói. “Nhưng sau sự kiện này, không ai quay lại và hỏi xem nếu cơ sở hạ tầng giám sát đã được nới lỏng hay chưa”. Gần 1.600 camera CCTV được dùng cho Thế vận hội Olympic hiện vẫn đang được sử dụng ở Athen. Với một sự bao phủ như vậy, các siêu sự kiện có thể là một phương tiện hữu ích để giới thiệu các công nghệ giám sát tới một xã hội mà trong trường hợp thông thường, mọi người sẽ cảm thấy do dự bởi các lo lắng về tài chính hoặc quyền riêng tư, đặc biệt là ở các nước chủ nhà mà không có lịch sử của các vụ tấn công như vậy. Brazil, lấy ví dụ, mặc dù có một tình trạng tội phạm rất thực tiễn, nhưng lại có ít các cuộc đụng độ với khủng bố.

Vậy ai là đối tượng cần được bảo vệ mà các công nghệ an ninh này nhắm tới? Và họ được bảo vệ khỏi mối đe dọa nào? Ở Brazil và ở rất nhiều các nước chủ nhà khác, có vẻ như các công cụ an ninh không tập trung chủ yếu vào việc khuất phục các thế lực bên ngoài, mà là để khuất phục chính những người dân của nó.

Các cuộc biểu tình lan rộng chống lại chính sách phân bổ nguồn ngân sách quá mức để chuẩn bị cho World Cup ở Brazil đã làm FIFA và chính phủ Brazil lo ngại. Các chuyên gia an ninh đồng ý rằng sự bất ổn trong cộng đồng dân chúng là mối đe dọa tiềm tàng lớn nhất của giải đấu.

Vậy ai là đối tượng cần được bảo vệ mà các công nghệ an ninh này nhắm tới? Và họ được bảo vệ khỏi mối đe dọa nào?

“Thông thường đây là vấn đề của việc duy trì một sự kiện cao cấp, có tổ chức và mang tính toàn cầu khỏi những người dân địa phương mà gần như không có khả năng tham dự”- Phillip Boyle, Phó Giáo sư trường Đại học York, người mà đã viết về rủi ro của các siêu sự kiện, gợi ý. Người ta có thể cho rằng chủ yếu các biện pháp an ninh là để phòng chống khủng bố.

Tất nhiên, nguy cơ khủng bố là nghiêm trọng, và những sự kiện kiểu này cần phải tổ chức một cách an toàn và bảo đảm. Nhưng cái giá phải trả là gì? Cuộc chạy đua vũ trang an ninh này, xây dựng xoay quanh các siêu sự kiện, không hề có điểm dừng có thể nhìn thấy trước. Lượng ngân sách khủng khiếp như vậy là càng ngày càng khó để có thể diễn giải với một nhóm người dân, vì trong khi tiền thuế của họ là để dành cho việc chi trả cho những công nghệ này, thì chính công nghệ này lại đang được sử dụng để giám sát và kiểm soát họ. Có lẽ hiện nay là thời gian để cân nhắc việc xây dựng một thành phố quân sự hóa chuyên dụng cho các lễ hội thể thao thế giới. FIFA hoặc Ủy ban Olympic Quốc Tế có thể chi trả cho khoản tiền này.

Theo Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

Ad will display in 09 seconds

Bốn yếu tố này tạo nên gia đình hưng vượng

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Những người biết bay đang sở hữu bí mật gì?

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao hòa thượng cướp dâu?

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

    Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

  • Bốn yếu tố này tạo nên gia đình hưng vượng

    Bốn yếu tố này tạo nên gia đình hưng vượng

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Những người biết bay đang sở hữu bí mật gì?

    Những người biết bay đang sở hữu bí mật gì?

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Vì sao hòa thượng cướp dâu?

    Vì sao hòa thượng cướp dâu?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!