Những câu chuyện thú vị về chiếc bút lông

06/05/14, 01:21 Cổ Học Tinh Hoa

shutterstock_77679052z-676x450

(Shutterstock*)

Nhà sử học nổi tiếng Tư Mã Thiên, sống vào triều đại nhà Hán (206 TCN-220 SCN), đã viết trong bộ “Sử Ký” rằng “tướng quân Mông Điềm đã sử dụng lông của thỏ rừng để tạo nên bút lông.”

Mông Điềm là một vị tướng quân quyền cao chức trọng của triều đại nhà Tần (221-206 TCN), là người luôn chứng tỏ được bản lĩnh của mình trong các cuộc chiến chống xâm lược từ các bộ lạc du mục phương Bắc và trong công cuộc xây dựng Vạn Lý Trường Thành như một bức tường phòng thủ.

Các thế hệ sau đã truyền nhau câu nói rằng “Mông Điềm tạo bút.” Tuy nhiên, ở thời của Mông Điềm, không chỉ nước Tần mà các nước khác cũng đã có bút lông. Điểm khác biệt duy nhất là duy chỉ có bút lông được làm bởi Mông Điềm mới được gọi là bút (筆, bǐ), vốn là một từ tiếng Trung chỉ bút viết hoặc các công cụ viết chữ khác mà chúng ta biết đến ngày nay, trong khi bút lông cũng đã được dùng ở các nước khác, như là nước Sở, Ngô, và Yến, tất cả chúng đều có tên gọi khác nhau.

Chỉ đến khi Tần Thủy Hoàng trở thành vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử đã hợp nhất Trung Quốc thì công đoạn chế tạo và đặt tên cho bút lông mới được chuẩn hóa lại.

Tuy nhiên vào thời điểm đó, kỹ thuật chế tạo bút lông vẫn cần phải hoàn thiện thêm, vì vậy bút lông vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Do đó, những người dân thông thường không có cơ hội tiếp xúc với chúng.

Có một câu chuyện về bút lông được kể trong “Liệt Tiên Toàn Truyện”, một cuốn sách được cho là viết bởi một học giả tên Lưu Hướng trong thời đại nhà Hán.

Các giai thoại về bút lông vẫn tiếp nối theo dòng lịch sử, vào thời trị vì của Hán Hoàng Đế (132-168 TCN), có một người thợ làm bút tên là Lý Trọng Phủ. Một ngày nọ, ông Lý mang những chiếc bút mà ông đã tự tay làm ra chợ Liêu Đông để bán.

Bất kể là khách hàng có đủ tiền để trả cho cây bút hay không, Lý Trọng Phủ vẫn tặng mỗi người một chiếc. Vì vậy, chỉ trong một thời gian ngắn mà tất cả các số bút đó đã hết sạch.

Ngày hôm sau, ông Lý lại mang 10 bó bút đến chợ. Từ đó, kỹ năng làm bút điệu nghệ của ông đã nhanh chóng nức tiếng khắp xa gần.

Theo cuốn “Liệt Tiên Toàn Truyện,” khi còn trẻ Lý Trọng Phủ đã tu luyện theo các nguyên lý của Đạo Gia với tư cách là môn đồ của Đạo sỹ Vương Quân. Trước đó khá lâu, ông đã học được rất nhiều các kỹ năng thuật loại của Đạo Gia, bao gồm thuật tàng hình. Hơn thế nữa, khi ông sống đến hơn 100 tuổi, thì hình dáng bên ngoài của ông đột nhiên trở nên rất trẻ.

Khi ông Lý mới bắt đầu học thuật tàng hình, ông chỉ có thể ở trong trạng thái vô hình trong khoảng 100 ngày.  Sau này, ông đã có thể giữ nguyên trạng thái đó trong khoảng thời gian lâu hơn nhiều. Khi ông chuyện trò với một ai đó, thì người đó chỉ có thể nghe được giọng nói của ông chứ không thể nhìn thấy ông.

Một ngày nọ, một người đàn ông kiếm sống bằng nghề bẫy chim đã giăng bẫy cách nhà ông Lý khoảng 500 lý. (đơn vị khoảng cách của Trung Quốc xưa, xấp xỉ bằng khoảng 250 cây số). Người đàn ông này đã bắt được một con chim, và sau đó con chim này biến thành Lý Trọng Phủ.

Hai người đàn ông chuyện trò dăm câu rồi chia tay, ông Lý đi về nhà. Thông thường sẽ cần vài ngày để một người đàn ông bình thường đi hết quãng đường 500 lý, nhưng ông Lý đã về đến nhà vào ngay ngày hôm đó.

Ông Lý sống ở thế gian con người trong hơn 300 năm trước khi quy ẩn về ngọn núi Hoa Sơn, và từ đó không bao giờ trở lại thế giới trần tục nữa.

Núi Hoa Sơn, hoặc núi Tây Nhạc Sơn, là một trong Ngũ Đại Danh Sơn, hay 5 ngọn núi linh thiêng của Trung Quốc, là một quần thể các ngọn núi nổi tiếng có những ảnh hưởng tâm linh sâu rộng trong lịch sử Trung Hoa.

Lấy từ Minh Huệ Net

*Ảnh “bút lông” từ Shutterstock

Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc