Những trò lố, hay là Trung Quốc và Gary Locke!
Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, Gary Locke, đã rời Trung Quốc sau khi kết thúc nhiệm kì. Tôi sẽ rất nhớ Locke. Ông là đại sứ vào thời điểm Vương Lập Quân mắc kẹt tại Lãnh sự quán Mỹ. Để được bảo lãnh, Vương đã tiết lộ những vụ bê bối chính trị và âm mưu đảo chính chẳng kém gì phim. Locke cũng đang tại nhiệm khi luật sư mù Trần Quang Thành cầu cứu sự viện trợ của lãnh sự quán Mỹ sau màn trốn chạy táo bạo và li kì chẳng kém phim “Vượt ngục”.
Có thể nói là màn hấp dẫn nhất kể từ lần con trai Bạc Hy Lai hẹn hò với con gái của vị cựu đại sứ tiền nhiệm trên chiếc Ferrari của cu cậu. Locke là người Mỹ gốc Hoa và ông đã trở nên nổi tiếng tại Trung Quốc sau những bức ảnh chụp ông tự vác hành lý và tự mua cà phê ở Starbucks lan truyền nhanh chóng trên mạng. Những việc làm như vậy vẫn bị giới quan chức tại đây xem là thấp kém và vì thế đã gây shock cho cư dân mạng Trung Quốc. Vậy là đám chức sắc bắt đầu ngứa mắt, truyền thông nhà nước nhảy vào. Và Locke trở thành kẻ thù thực dân “muốn củng cố lực lượng thân Mỹ tại Trung Quốc.” Sao mà Locke lại dám trắng trợn tuyên dương những giá trị Mỹ như là đeo ba lô và mua vé phổ thông để tiết kiệm tiền cơ chứ! Ông trở thành đề tài nóng đến nỗi cơ quan kiểm duyệt đã phải ra lệnh cho giới truyền thông nội địa bớt lắm lời. Cấm khẩu luôn là một lựa chọn khôn ngoan, nhất là cho truyền thông nhà nước. Trong bài diễn văn chia tay, Locke nói rằng ông tự hào về văn hóa Trung Hoa nhưng cũng tự hào về những giá trị Mỹ. Ông cũng cho rằng chính quyền Trung Quốc cần phải tôn trọng pháp luật, tôn trọng nhân quyền và tôn trọng tự do ngôn luận. Chính quyền đã vui vẻ nuốt trôi lời khuyên đó, và đáp tạ bằng một bài xã luận đăng vào ngày hôm sau. Theo đó, Locke được ví như một quả chuối dễ thương, vỏ màu vàng nhưng bên trong lại màu trắng. Đúng hơn là một quả chuối hỏng và một con cún dẫn đường trong vụ luật sư mù Trần Quang Thành. Bài xã luận còn ví Locke như một hiểm họa gây ô nhiễm tại Bắc Kinh. Lại là một bài xã luận khôn ngoan, nhất là cho truyền thông nhà nước. Để bàn thêm về vấn đề này, chúng ta hãy chào đón Shelley Zhang. Cảm ơn, Chris. Shelley, là một người Mỹ gốc Hoa, cô nghĩ gì về việc này? Liệu bài xã luận tồi tệ như vậy có phải là một điều đáng xấu hổ đối với một nước lớn như Trung Quốc hay không? Tất nhiên là có. Thông tấn xã Trung Quốc phải chăng ngốc nghếch đến mức khó tin như thế? Khi mà sau bài xã luận, cả giới truyền thông phương Tây và cư dân mạng Trung Quốc đều lên tiếng bảo vệ Locke. Nhưng chúng ta phải có một cái nhìn tổng quan để biết được thủ phạm thật sự của mớ hỗn loạn này. Đó chính là Barack Obama. Mmm… Tôi chưa hiểu lắm. Cậu cần phải mua một cặp kính này đi thôi. Cặp kính dán…….. cờ Trung Quốc à? Đây là cặp kính Đảng, Chris ạ. Chúng giúp cậu nhìn thấu những lý do hết sức hoang tưởng đằng sau những hành động tưởng chừng giản đơn của mỗi cá nhân. Nó thật sự sẽ giúp cậu đi guốc – vào trong bụng – những…. vị lãnh đạo Đảng – “đáng mến” – của chúng ta. Cô làm gì thế? Đó cũng là một tính năng của cặp kính này. Đeo vào rồi thì lúc nào cũng cảm giác có đứa chuẩn bị đâm sau lưng mình. Ồ ra thế! Vậy thì vụ việc của Locke nhìn qua Cặp-kính-Đảng ra sao? Chính quyền Obama thật là ranh ma khi bầu chọn Đại sứ tại Trung Quốc. Họ khởi động với cuộc tấn công êm ái từ đại sứ Jon Huntsman. Chris, cậu thừa biết một người ngoại quốc trẻ tuổi đẹp trai, với mái tóc bồng bềnh và kỹ năng sử dụng tiếng Hoa siêu việt sẽ dễ dàng chinh phục trái tim của những người dân Trung Quốc. À, tôi cũng ko giỏi đến thế đâu…
(Theo NTDTV)