Khoa Học Gia Tây Phương Chứng Thực: Quan Sát Ngũ Quan và Tứ Chi của Người Có Thể Biết Được Bệnh Tật

31/03/14, 09:05 Bí ẩn, Sức khỏe
Gần đây, một số phương tiện truyền thông phương Tây cũng đã thông báo rằng khoa học khẳng định rằng nhìn đặc điểm bề ngoài khuôn mặt và tứ chi của con người có thể biết được bệnh tật của người ấy, phương pháp này cũng giống như Trung Y. (Ảnh AFP/Getty)

Gần đây, một số phương tiện truyền thông phương Tây cũng đã thông báo rằng khoa học khẳng định rằng nhìn đặc điểm bề ngoài ngũ quan và tứ chi của con người có thể biết được bệnh tật của người ấy, phương pháp này cũng giống như Trung Y. (Ảnh AFP/Getty)

[PV Chu Văn] Truyền thống văn hóa Trung Hoa rất sâu sắc. Trung Y không cần dùng đến các phương tiện khoa học hiện đại, chỉ bằng “nhìn, ngửi, hỏi, cắt” liền có thể đoán được bệnh tình trên mỗi bộ phận của cơ thể. Gần đây, một số phương tiện truyền thông phương Tây cũng đã thông báo rằng: các nghiên cứu khoa học khẳng định dựa trên đặc điểm ngũ quan và tứ chi có thể biết được bệnh tật của người ấy.

Theo tạp chí Sức khỏe nam giới (Mỹ), khoa học chứng minh “sự liên hệ kỳ diệu của nhân thể” trong đó có rất nhiều mục rất giống phương thức chẩn đoán “nhìn, ngửi, hỏi, cắt” của Trung Y.

Chẩn đoán bằng “Nhìn” trong khám bệnh bằng Trung Y là quan sát ngoại hình bệnh nhân, như khí sắc, tròng mắt, môi miệng, lưỡi của bệnh nhân. Chẩn đoán bằng “Nghe” là qua giọng nói của bệnh nhân, tiếng ho và mùi cơ thể để chẩn đoán tình trạng bệnh nhân. Chẩn đoán bằng “Hỏi” là tìm hiểu tập quán sinh sống, nguyên nhân phát bệnh, quá trình phát triển bệnh và tình hình đau nhức của bệnh nhân. Cuối cùng, “Cắt” mạch, tức là bắt mạch là phương pháp quan sát mạch đập; dựa trên các mức độ yếu của mạch có thể chẩn đoán ra tất cả tình hình bên trong cơ thể của bệnh nhân.

Tạp chí Mỹ khẳng định mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ thể và phương pháp chẩn đoán trong Trung Y có điểm giống nhau:

1. Bắt mạch có thể biết được nhịp tim:

Nhân viên nghiên cứu Trường Đại học Lowa (Mỹ) phát hiện ra rằng dùng tay bắt mạch có thể nhanh chóng xác định mức độ đàn hồi của động mạch chủ, động mạch chủ độ kém linh hoạt, vốn là tiền thân của những cơn đau tim hoặc đột quỵ.

2. Nghe tiếng biết chiều cao:

Nghiên cứu của Trường Đại học Washington cho biết, nghe tiếng nói có thể xác định chính xác chiều cao tương đối của một người. Lý do là với sự tăng trưởng chiều cao, đường hô hấp phổi cộng hưởng đường sinh ra sẽ làm giảm âm thanh. Morton, một nghiên cứu viên giải thích: người cao thì đường hô hấp dưới thường tương đối lớn,  “cộng hưởng thanh môn dưới” phát ra càng mạnh, âm thanh càng thấp.

3. Xem mắt để biết liệu sức khỏe của não:

Một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Mỹ “Khoa học tâm lý” đã chỉ ra, võng mạc mạch máu nhỏ hiển thị tình trạng sức khỏe của não. Tĩnh mạch khá to, điểm kiểm tra nhận thức trung niên thấp hơn. Các nghiên cứu khác cho thấy bệnh về mắt là một trong những triệu chứng báo trước nguy cơ mất trí nhớ.

4. Nhìn vào da biết đến huyết áp:

Tạp chí Tuổi già (Mỹ) xuất bản một nghiên cứu cho thấy ngoài các nếp nhăn da có thể cho biết về trạng thái lão hóa. Tùy mức độ nhiều ít của nếp nhăn có thể đoán độ cao huyết áp. Nghiên cứu trên những tình nguyên viên cho thấy những người có ít nếp nhăn và huyết áp thấp có nguy cơ bệnh tim thấp hơn.

5. Chiều dài ngón tay xác định nguy cơ ung thư:

Tạp chí ung thư Anh Mỹ tạp chí đã công bố kết quả của một nghiên cứu cho thấy nếu người đàn ông có ngón đeo nhẫn dài hơn ngón tay trỏ thì có thể nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt sẽ giảm một phần ba. Giáo sư Ross của Trung tâm nghiên cứu ung thư Anh cho biết: “Chiều dài ngón tay tương đối có thể được sử dụng để đo nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, đặc biệt là cho những người đàn ông dưới 60 tuổi”.

Trong khoảng từ năm 1994 đến năm 2005, GS Ross và cộng sự đã tiến hành khảo sát 1.500 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt. Phần lớn trong số đó có ngón trỏ ngắn hơn ngón đeo nhẫn. Con số nam giới có ngón đeo nhẫn và ngón trỏ bằng nhau dài chiếm 19% trên thế giới. Nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt đối với những người ngón trỏ tương đối dài giảm 33%.

6. Nhìn vào răng được biết đến trí thông minh:

Tạp chí Y Học người già (Mỹ) năm 2012 công bố một nghiên cứu cho thấy khả năng nhai của răng có thể dự đoán nguy cơ rối loạn nhận thức. Trình độ lão hóa của khoang miệng có mối tương quan giữa rối loạn nhận thức.

Theo Khoa Răng học, Đại học Tsurumi (Nhật Bản), khảo sát các đối tượng có độ tuổi 75 trở lên có ít nhất 20 chiếc răng khỏe hơn so với những người cùng độ tuổi có nhai lực thấp hơn 50%-90%, lượng thực phẩm  nhai thấp 1/6 – 1/3. Khả năng nhai thấp sẽ đẩy nhanh sự suy thoái của lão hóa não, nguy cơ rối loạn nhận thức vì thế cũng tăng theo.

Đại học Tohoku (Nhật Bản) xét nghiệm mức độ suy giảm nhận thức trên 70 tuổi  cho thấy, người khỏe mạnh trung bình có 14,9 chiếc răng, và những người tham gia khảo sát bị nghi ngờ mắc chứng rối loạn nhận thức trung bình chỉ có 9,4 chiếc răng. Điều này chứng minh hoạt động nhai  có thể kích thích não bộ.

7. Quan sát môi miệng biết tiền sử bệnh lý:

Một nghiên cứu của Đại học Columbia cho thấy, loét miệng có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhận thức. Một nhóm các nhà nghiên cứu những người từ độ tuổi 59-79 đã được theo dõi điều tra trong khoảng thời gian 8 năm. Có thể thấy rằng những người bị nhiễm virus herpes simplex cao sẽ có nhận thức kém hơn.

Tây Y dùng thiết bị để kiểm tra bệnh, Trung Y dùng các phương thức “nhìn, ngửi, và hỏi, cắt” để chẩn đoán bệnh.

Từ cách đây 2000 năm, bằng cách “nhìn, ngửi, và hỏi, cắt”, các thần y Trung Y đã giải quyết bệnh của vô số người. Rốt cuộc điều này hàm ẩn ý gì?

Trung y đề cập đến quan sát màu sắc trên khuôn mặt, cơ thể của người , đặc biệt là trạng thái khuôn mặt và lưỡi. Ví dụ, có thể dựa vào bựa lưỡi đoán tình trạng sức khỏe, người có bựa lưỡi dày trắng thường khẩu vị kém.

Ngửi, có nghĩa là thông qua thính giác và khứu giác, thu thập thông tin liên quan đến bệnh. Ví dụ, nghe thấy tiếng nói, nói chuyện ồn ào, người nói nhiều thuộc chân thực; nghe khẩu khí nếu hơi thở có mùi, hơi thở hôi nghĩa là rối loạn chức năng tiêu hóa.

Hỏi là một phương pháp nữa chẩn đoán bệnh của Trung Y. Thông thường việc bốc thuốc qua chẩn đoán bằng “Hỏi” yêu cầu rất chi tiết, bao gồm những vấn đề như nguồn gốc mắc bệnh, vệ sinh, chế độ ăn uống, ngủ, dễ bị khát nước v.v.., để hiểu tình hình thực tế  những thay đổi bệnh. Trung Y  đặc biệt chú trọng chế độ ăn uống và khẩu vị tốt hay xấu, bởi vì tình trạng dựa vào kết quả những ngày sau. Nếu vẫn có cảm giác thèm ăn bình thường, có nghĩa là chức năng tiêu hóa dạ dày bình thường, cũng có nghĩa là bệnh đã có dấu hiệu chuyển  biến tốt.

Cắt nghĩa, hay bắt mạch được vận dụng trên nguyên lý hiện tượng mạch có thể phán ánh những thay đổi trong nội tâm con người. Bắt mạch nhấn mạnh sự quan sát các bộ phận, tần số, cường độ và nhịp điệu. Ước tính có 28 cách bắt mạch được lưu truyền đến hôm nay và chủ yếu dùng để phản ánh tình hình bên trong cơ thể.

Bác sĩ Trung Y sẽ dùng ba ngón tay đặt lên động mạch ở cổ tay, từ từ gia tăng áp lực lên mạch để kiểm tra ba giai đoạn của mạch đó là mạch nổi, mạch trung và mạch chìm, qua đó họ có thể biết bệnh đang phát triển đến giai đoạn đầu hay giai đoạn cuối; ngoài ra dựa vào tốc độ cũng có thể phân biệt, ví dụ, dựa vào quy luật về số nhịp đập, số nhịp ngừng của Đới Mạch (một loại của mạch tượng), có thể cho biết các vấn đề về tim. Bình thường Trung Y không chỉ dùng một loại phương pháp, mà họ dùng bốn loại phương pháp sau đó kết hợp lại để tham khảo nhằm gia tăng độ chuẩn xác trong việc chẩn đoán bệnh.

Chú thích của biên tập viên Việt ngữ :

Ngũ Quan : năm cơ quan chính của cơ thể là tai, mắt, mũi, miệng và tim.

Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng