Những Thực Phẩm Trung Quốc mà Mọi Người nên Tránh Xa
Hàng ngàn con cá chết trên hồ ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông cuối tháng Mười năm 2013, nguyên nhân chủ yếu do ô nhiễm từ ống thải công nghiệp. Vấn đề an toàn thực phẩm đang ám ảnh người Trung Quốc Đại Lục từ rất lâu.
Vấn đề an toàn thực phẩm đã ám ảnh người dân Hoa Lục từ rất lâu, thế nhưng vẫn rất nhiều người còn làm ngơ trước vấn nạn thực phẩm nhiễm độc thật sự rất nghiêm trọng và ngày càng lan rộng.
Một sinh viên ngành công nghệ thực phẩm vừa tốt nghiệp đã công khai trên mạng những thực phẩm mà mọi người nên tránh. Anh cũng cảnh báo về mối nghi ngại sâu sắc đối với những thực phẩm có vẻ tươi ngon và bổ dưỡng. Tất cả những thực phẩm đó thậm chí còn độc hại hơn, anh cho biết.
Nguồn thông tin mà cậu sinh viên này có được là từ các bài giảng của giáo sư ở trường.
Sau đây là tóm lược bài viết của sinh viên này.
Sữa
Không được uống bất cứ loại sữa nào trừ khi đó là sữa tươi nguyên chất. Tránh dùng sữa tiệt trùng xử lý ở nhiệt độ cao. Nhiệt độ cao có thể diệt khuẩn, nhưng cũng phá hủy rất nhiều dưỡng chất có trong sữa, chất bảo quản cũng được cho vào sữa. Hương liệu và chất tạo độ sánh được dùng để sữa có vị ngon hơn.
Tránh xa sữa chua thứ thường chứa rất nhiều thành phần dưới mức chuẩn cho phép. Kiểm tra nhãn để loại bỏ những sữa chua được làm từ sữa bột hay sữa hoàn nguyên.
Rau
Lạm dụng thuốc trừ sâu rất phổ biến ở Trung Quốc. Một hiểu lầm thông thường là thuốc trừ sâu trên rau có thể được rửa sạch. Nhưng những thứ thuốc trừ sâu phosphorus hữu cơ hay dùng nhất thì không tan trong nước; mà bám vào lá như dầu, thành ra rất khó rửa. Ngoài ra, rất nhiều loại được bón trực tiếp lên rễ, thấm sâu vào bên trong thân cây, nên không có cách nào loại bỏ thuốc trừ sâu bằng cách rửa nước cả.
Tốt nhất là dùng rau hữu cơ từ nguồn đáng tin cậy (hoặc tự trồng rau trong vườn)
Cá
Không nên mua cá sống ở chợ; cá đông lạnh tốt hơn. Người Hoa thích mua cá sống bởi vì ai cũng tin rằng cá sống thì tươi mới và an toàn hơn cá đông lạnh. Thực ra, cá chỉ sống được 8 tiếng đồng hồ sau khi bị đánh bắt. Trong khi cần rất nhiều giờ vận chuyển và bày bán ở chợ.
Thực ra cá không sống lâu như vậy. Nên thực tế phổ biến hiện nay là những người bán cá thường cho thêm chất Malachite Green (MG), phẩm nhuộm công nghiệp, tác dụng diệt vi khuẩn nên cá sống lâu hơn trong thùng chứa. MG có giá rất rẻ, nhưng là hóa chất gây ung thư. Thành ra cá đông lạnh vẫn tốt hơn cho sức khỏe.
Lươn và ếch
Tránh xa lươn và ếch. Những thứ này thường rất ngon. Nhưng thường xuyên ăn chúng sẽ dẫn tới ngộ độc về lâu dài.
Thuốc trừ sâu đang bị lạm dụng, trong khi ếch lại ăn tạp rất nhiều thứ nên thịt của chúng thường có một lượng lớn loại thuốc này. Lươn cũng không an toàn như trước. Bởi vì các nông dân cho lương uống thuốc ngừa thai để lớn nhanh hơn, thành ra đây đã là quy luật bất thành văn của người nuôi lươn.
Các loài nhuyễn thể
Cẩn trọng với các loài nhuyễn thể. Sông ngòi và biển cả giờ rất ô nhiễm. Kim loại nặng như thủy ngân, kền, và chromium là những chất ô nhiễm chủ yếu. Những sinh vật này ăn động thực vật phù du trong nước hoặc sống trong cát bùn – ổ tích tụ kim loại nặng.
Rất nhiều vi sinh vật gây bệnh có trong các loài thủy hải sản này. Khi chế biến, rất khó đạt được nhiệt độ đủ cao để tiêu diệt chúng. Mà khi gọi món trong thực đơn nhuyễn thể ở nhà hàng, người ta chỉ đảo sơ trên bếp rồi đem ra phục vụ, thành ra thực khách ăn vào rất nhiều vi khuẩn và kim loại nặng.
Thực phẩm xông khói
Tránh xa thực phẩm xông khói, kể cả xúc xích. Loại thực phẩm này thường chứa phẩm màu nhân tạo để trông ngon hơn. Thêm vào đó còn là vấn đề dư lượng nitrate có trong đó.
Bữa ăn ở nhà hàng
Có rất nhiều vấn đề khi ăn hải sản ở nhà hàng. Một vấn đề phổ biến là sử dụng Formalin trên hải sản để làm chúng ngon hơn và trông đẹp mắt hơn.
Món thịt heo om hay hầm cũng không nên ăn. Mặc dù nó ngon và trông bắt mắt hơn thức ăn làm ở nhà, nhưng hóa chất ethylmaltol thường được dùng để làm cho thịt có màu đỏ sáng bóng và hương vị đặc biệt.
Há cảo đông lạnh
Đừng mua há cảo đông lạnh bán riêng lẻ. Vì có thể người bán lấy những há cảo quá hạn vốn được đóng gói trong một túi khác đem ra bán.
Thức ăn lề đường
Tránh xa thức ăn lề đường. Trước đây, thức ăn lề đường có giá rẻ và ngon, nhưng áp lực lạm phát khiến những người bán hàng ăn lề đường phải săn lùng những nguyên liệu rẻ hơn, như dầu từ cống phế thải để nấu ăn. Loại dầu này thường là dầu tái chế từ những cống nước rãnh, dầu bỏ từ nhà hàng, hố thu mỡ và lò mổ.
Theo vị giáo sư đại học, loại dầu ăn này được sử dụng tràn lan. Có cả một quy trình sản xuất riêng, các nhóm người thu gom dầu mỡ bẩn, vận chuyển, bán buôn và ngay cả lo lót quan chức kiểm định an toàn thực phẩm.
Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.