Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ Nắm Bắt Chậm Chạp Trước Khủng Hoảng

27/02/14, 23:38 Tri thức
Washington – Cục Dự Trữ Liên Bang (FED) đã phải vật lộn trong năm 2008 với việc tiến xa ra sao nhằm ngăn chặn thảm họa tài chính có thể đe dọa tạo ra một cuộc suy thoái và nhiều lần vất vả xem xét tốc độ và quy mô của thảm họa.

Theo FILE – Thứ Năm ngày 4 tháng 12 năm 2008, ảnh tài liệu, Chủ Tịch Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ Ben Bernanke phát biểu về bất động sản và tình hình tài chính bất động sản, ở Cục Dự Trữ Liên Bang FED ở thủ đô Washington. Các quan chức FED đã phải vật lộn trong suốt năm 2008 về việc họ đã làm thế nào để ngăn chặn thảm họa tài chính đe dọa nhấn chìm nền kinh tế vào một vụ suy thoái sâu rộng, các tài liệu của các buổi họp của FED năm đó cho biết.

Theo FILE – Thứ Năm ngày 4 tháng 12 năm 2008, ảnh tài liệu, Chủ Tịch Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ Ben Bernanke phát biểu về bất động sản và tình hình tài chính bất động sản, ở Cục Dự Trữ Liên Bang FED ở thủ đô Washington. Các quan chức FED đã phải vật lộn trong suốt năm 2008 về việc họ đã làm thế nào để ngăn chặn thảm họa tài chính đe dọa nhấn chìm nền kinh tế vào một vụ suy thoái sâu rộng, các tài liệu của các buổi họp của FED năm đó cho biết.


“Chúng ta đã vượt ranh giới nhiều lần. Chúng ta đã làm nhiều việc chưa từng làm trước đây,” Chủ tịch Ben Bernanke đã nói với các quan chức FED họp tại phiên họp khẩn cấp ngày 10 tháng Ba để tiến hành các bước chưa từng có tiền lệ để tung tiền cứu lấy các công ty có nguy cơ đổ vỡ ở phố Wall, trong số những bước đi táo bạo nhằm bình ổn giới đầu tư và hỗ trợ nền kinh tế.

“Mặt khác, thảm họa tài chính này tính tới giờ đã ở tháng thứ tám, và viễn cảnh kinh tế còn tệ hơn rất nhiều lần.”

Vụ khủng hoảng đã bắt đầu lớn dần trong nhiều tháng. Trong hội nghị triệu tập vào 21 tháng Giêng, Bernanke đã có sự ủng hộ từ nhiều phía để cắt giảm sâu lãi suất. Ông cũng cảnh báo rằng sự hỗn loạn của thị trường cho thấy quan ngại của giới đầu tư về một “Sự suy thoái sâu và kéo dài ở Hoa Kỳ.”

Bernanke cáo lỗi với đồng sự khi triệu tập cuộc họp vào ngày lễ Martin Luther King. Nhưng ông nhận thấy sự cấp bách của vụ khủng hoảng đang hối thúc FED hành động trước khi buổi họp thường kì tuần tới bắt đầu. Cuộc họp đã thông qua việc cắt giảm ba phần tư của 1 điểm phần trăm trong định mức lãi suất ngắn hạn. [1 điểm phần trăm là 1%, tức là cắt giảm 0.75 % lãi suất lúc đó].

Thứ Sáu, FED công bố hàng trăm trang tài liệu nói về 14 cuộc họp trong suốt năm 2008 – trong đó tám cuộc họp thường kỳ và bốn cuộc khẩn cấp. Cứ mỗi 5 năm thì FED công bố toàn bộ tài liệu về các cuộc họp bàn chính sách hàng năm.

Các tài liệu năm 2008 bao quát cả giai đoạn hỗn loạn nhất của vụ khủng hoảng, bao gồm sự sụp đổ và giải cứu ngân hàng đầu tư Bear Stearns, hay vụ chính phủ mua lại tập đoàn cho vay bất động sản khổng lồ Fannie Mae và Freddie Mac, định đoạt số phận của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers qua việc để cho ngân hàng này phá sản, đi vào lịch sử Hoa Kỳ là vụ phá sản lớn nhất, hay vụ giải cứu tập đoàn bảo hiểm American International Group (AIG).

Trong các bước đi đầy táo bạo năm 2008, các tài liệu cũng cho thấy FED đã thất bại nhiều lần trong việc đánh giá mức độ khủng hoảng mà họ đang đối đầu. Bernanke và cộng sự cấp cao của mình thường biểu lộ sự bất lực khi thậm chí họ còn không màng tới việc xoay xở làm bình ổn giới đầu tư đang hoảng loạn lúc đó.

Cho tới mãi 16 tháng 9 năm đó, một ngày sau khi Lehman Brothers đệ đơn phá sản, Bernanke mới tuyên bố, “Tôi nghĩ là chính sách của chúng ta đang tiến triển khá tốt.”

FED từ chối cắt lãi suất ngắn hạn trong cuộc họp bất thường đó. Chỉ 3 tuần sau, sau khi FED cứu lấy AIG, Bernanke triệu tập một cuộc họp khác. Ở cuộc họp này thì ông mới giành được đồng thuận cho cắt giảm thêm 0.5% nữa.

Đầu năm đó, rất nhiều quan chức FED vẫn chưa đánh giá được sức nặng của khủng hoảng. Tháng Giêng, Frederic Mishkin, một trong số thống đốc của FED, đã không tham dự cuộc họp bất thường vì đang bận “leo núi”

“Tôi nghĩ là đang ở đâu đó ở Idaho rồi,” Bernanke nói.

Các tài liệu cũng nói về những lập luận mà Bernanke dùng để áp đặt cho những hành động thay đổi chính sách chưa từng có tiền lệ – bao gồm cả việc có được ủng hộ từ Janet Yellen, người thay thế Bernanke tháng này vào vị trí chủ tịch FED. Lúc đó, Yellen là chánh văn phòng chi nhánh của FED ở ngân hàng địa phương San Francisco.

Vào kỳ họp 28-29 tháng 10, Yellen nói rằng những sự việc nghiêm trọng đã xảy ra vào mùa thu năm đó. Gật đầu đầy ẩn ý chào đón lễ Halloween, bà nói rằng FED nhận được “hủ hèm tin tức từ phù thủy.”

“Quỹ đạo đi xuống của các dữ liệu kinh tế,” Yellen viết tiếp, “làm dựng tóc gáy – với thất nghiệp, thị hiếu người dùng, chi tiêu và các đơn hàng cho các mặt hàng vốn hóa, cũng như việc xây cất đang suy thoái.”

Tình trạng thị trường lúc ấy đã “đột ngột chuyển hướng xấu đi,” bà cho biết. “Càng lúc càng quá rõ ràng là chúng ta đang ở trong một vụ khủng hoảng toàn cầu cực kỳ nghiêm trọng.”

Yellen hạ thấp kỳ vọng kinh tế và dự đoán một cuộc suy thoái, với 4 quý liên tục suy giảm tốc độ tăng trưởng. Việc suy thoái sau này được xác định là bắt đầu vào tháng 12 năm 2007, kéo dài tới tháng 6 năm 2009.

Các phản ứng của FED đã không thể ngăn chặn những tác hại khổng lồ từ vụ khủng hoảng. Cả nền kinh tế Hoa Kỳ chìm vào vụ suy thoái nặng nề nhất kể từ thập niên 30 thế kỷ trước. Nhưng các quan chức FED và nhiều kinh tế gia khác đã biện luận rằng không có những nước đi táo bạo của FED lúc ấy, Đại Suy Thoái thậm chí còn có thể diễn biến thành thảm họa, ước tính chỉ có thể so được với Đại Khủng Hoảng 1930.

Ngay khi họ vật lộn với một hệ thống tài chính đang sắp đổ và một nền kinh tế đang rơi tự do, các nhà viết chính sách ở FED cũng tự hỏi lịch sử sẽ đánh giá họ như thế nào. Bernanke, biết rất rõ rằng họ đang mò mẫm trong ‘sương mù chiến tranh,” nói vào cuối tháng 10: “Tôi sẽ bảo vệ những gì mình đã làm trong việc định hướng chung, biết rằng việc thực khi không phải lúc nào cũng hoàn hảo và trao đổi thông tin cũng không phải lúc nào cũng tốt.”

Cho tới cuối năm 2008, FED cắt giảm lãi suất lần thứ 8, đưa định mức lãi suất ngắn hạn về gần 0 vào 16 tháng Chạp.  Lãi suất được duy trì cho tới bây giờ. Rất nhiều kinh tế gia không tin rằng FED sẽ tăng lãi suất cho tới sớm nhất là cuối năm 2015.

Năm đó FED tiến hành những chương trình chưa từng được thử nghiệm để rót tiền vào rất nhiều bộ phận của nền kinh tế lúc đó cần thanh khoản.

Nhưng những nhà làm chính sách của FED đã lo ngại về những bước đi táo bạo đó. Thomas Hoenig, Chánh văn phòng FED tại ngân hàng địa phương Kansas, đã biểu lộ sự quan ngại vào cuộc họp ngày 24 tháng 7, về việc FED ồ ạt cho vay các công ty ở phố Wall vào năm 2009.

“Đây dường như là đưa tất cả chúng ta ra khỏi, hơn là tiến lên, việc hỗ trợ – và tôi thực sự lo ngại về việc này,” Hoenig cho biết.

Bernanke biện hộ rằng FED “không làm những việc này mãi, nhưng lúc đó, tình trạng không hề khá hơn, và tôi không nghĩ rằng thời điểm đó chúng tôi nên hạ mức hỗ trợ thị trường.”

Jeffrey Lacker, chánh văn phòng FED ở Richmond, lo ngại trong cuộc họp ngày 10 tháng 3 về việc chấp nhận trái phiếu bất động sản như là các khoản tín chấp đề FED cho vay. “Dự thảo này bước qua ranh giới mà chúng tôi đề ra vào những năm 1970 để giới hạn tầm ảnh hưởng vào thị trường cho vay mua nhà,” Lacker nói.

Nhưng Timothy Geithner, lúc đó là chánh văn phòng FED ở New York, bảo lưu rằng FED đã trở nên mạnh mẽ hơn thập niên 1970. “Chúng ta nên uyển chuyển và sáng tạo đối mặt với những thách thức phi thường thế này,” Geithner đã nói.

Vào ngày 7 tháng 10, Bernanke triệu họp khẩn để thông qua việc cắt giảm 0.5% định mức lãi suất ngắn hạn. 5 ngân hàng trung ương ở Liên Âu và Canada chấp thuận tiến hành việc tương tự.

“Nó ám chỉ về một thời kỳ phi thường mà chúng ta đang đi qua,” Bernanke nói. “Cơ hồ là tất cả các thị trường – đặc biệt là thị trường tín dụng – không còn hoạt động trong tình trạng cực kỳ căng thẳng nữa.”

Dự thảo được chấp thuận hoàn toàn. Nhiều quan chức FED còn lo lắng rằng thế vẫn chưa đủ.

“Tôi không nghĩ chuyện chúng ta làm vậy hôm nay – cắt giảm 0.5% hoặc bất cứ điều gì tương tự – sẽ làm cho vài tháng tới toàn nền kinh tế đỡ khổ sở hơn,” nói như Charles Plosser, chánh văn phòng FED chi nhánh Philadelphia.

Plosser cho biết quan trọng là FED viện dẫn ra những quan ngại lớn hơn về kinh tế chứng minh cho hành động của FED về giai đoạn hỗn loạn trong thị trường cổ phiếu là đúng.

Một quan chức FED đã hỏi Bernanke có phải việc cắt giảm mạnh lãi suất có nghĩa là sẽ có những cắt giảm sâu hơn ở kỳ họp sau hay không.

 

“Tôi cảm thấy không tự tin lắm dự đoán về hướng đi của lãi suất trong 6 tháng tới,” Bernanke trả lời, “Bởi vì tôi không chắc chuyện gì sẽ xảy ra vào ngày mai.”
 

Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng