Người gốc Việt bị sát hại ở Campuchia

18/02/14, 17:19 Tin Tổng Hợp

Một người đàn ông gốc Việt mới bị đám đông sát hại ở Phnom Penh, Campuchia, nghi là vì lý do kỳ thị sắc tộc.
 

Thân nhân ông Trần Văn Chiến bên di ảnh của ông (ảnh của báo Phnom Penh Post)

Đại diện Đại sứ quán Việt Nam ở Phnom Penh xác nhận sứ quán đã tìm hiểu về vụ sát hại xảy ra tối thứ Bảy 15/2 và được biết người bị hại là công dân Campuchia gốc Việt, có tên Việt là Trần Văn Chiến.

Tham tán Vũ Lê Hà, phụ trách Lãnh sự, nói vì nạn nhân là công dân Campuchia “chúng tôi đã yêu cầu phía Campuchia điều tra và có biện pháp trừng trị tội phạm”.

Ông Hà cũng nói ông có được phản ánh rằng vụ giết hại này có lý do sắc tộc, nhưng không đưa ra kết luận. Ông cho rằng: “Chính phủ Campuchia phải có biện pháp giáo dục công dân của họ”.

Vụ mới nhất này gây quan ngại trong dư luận về tâm lý bài Việt ngày càng gia tăng tại Campuchia.

Mâu thuẫn nhỏ gây chết người

Các báo ở Campuchia đưa tin ông Trần Văn Chiến, khoảng 30 tuổi, bị đám đông người Campuchia đánh đến chết chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ.

Các nguồn tin nói vào tối thứ Bảy 15/2, ông Chiến nhận điện thoại của một người quen nói người này bị tai nạn xe máy trên đường Quốc lộ 2. Khi ông Chiến và một số người khác tới nơi, thì nạn nhân đã được chuyển đi bệnh viện, nhưng cãi cọ đã xảy ra khi xe máy của ông Chiến bị cho là đậu ngang đường chắn lối đi.

Một nhân chứng nói với tờ Phnom Penh Post rằng ông không biết ai gây sự trước, nhưng “xô xát tăng lên khi một số người hô to ‘yuon đánh người Khmer kìa’“. 

Một số cơ sở kinh doanh của người Việt bị đập phá hồi tháng 1/2014 

 

‘Yuon’ là từ một số người Khmer dùng để chỉ người Việt với hàm ý xấu.

Nhân chứng này nói sau đó “người ta đổ xô đến từ mọi hướng và bắt đầu vây đánh, tôi nghe là có một người Việt đã bị giết chết“.

Một nhân chứng khác thì nói trên tờ Cambodia Daily là ông Chiến bị đánh hơn 10 phút vào mặt và đầu, cố chạy trốn nhưng gục ngã cách hiện trường không xa và chết tại đó.

Huot Vanna, phó cảnh sát trưởng xã Chak Angre Leu, quận Meanchey, nơi xảy ra vụ việc, nói đã bắt một người tên là Von Chanvutha vì nghi kích động hằn thù sắc tộc trong vụ này.

Ông Trần Văn Chiến sinh ra và lớn lên tại Campuchia. Ông có tên Campuchia và nói tiếng Khmer như tiếng mẹ đẻ.

Được biết vợ ông đang có thai tám tháng.

Quan ngại sắc tộc

Ngày 17/2, Đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc Campuchia(CNRP) vốn được biết với nhiều lời lẽ tuyên truyền chống Việt Nam đã ra Bấmthông cáo lên án vụ sát hại ông Trần Văn Chiến.

Thông cáo viết: “Sau khi được thông báo về vụ giết người tàn nhấn trên đường phố… CNRP kêu gọi toàn dân chấm dứt mọi hình thức bạo lực trong xã hội và thực hành văn hóa đề cao nhân quyền, yêu thương, khoan dung và tôn trọng mọi người bất kể tôn giáo, sắc tộc, người Khmer hay người ngoại quốc”.

Tuy nhiên, người phát ngôn cho Chính phủ Campuchia Phay Siphan được dẫn lời cáo buộc chính sách phân biệt sắc tộc của CNRP.

Ông nói: “Rõ ràng đây là lời cảnh tỉnh cho mọi người dân Campuchia, đặc biệt là đảng viên đảng đối lập.”

“Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm có sự việc như thế này… rõ ràng khi nghe tin, thấy phe đối lập mang việc này ra sử dụng để vận động cử tri thì tình hình bắt đầu lại sôi lên và có việc giết hại [như hôm 15/2]”.

Hồi đầu tháng 1, một số cơ sở kinh doanh của người Việt ở Phnom Penh cũng bị đập phá, cướp bóc với lý do tương tự.

Trong chuyến thăm Campuchia mới đây, Đặc phái viên chuyên trách nhân quyền ở Campuchia của Liên Hiệp Quốc Surya Subedi nói ông “lo ngại” về lời lẽ chống Việt Nam mà phe đối lập nước này sử dụng trong vận động chính trị.

Cộng đồng người Việt được tính chiếm khoảng 5% trong dân số 15 triệu ở Campuchia, nhiều người đã nhập tịch Campuchia. 

Theo BBC 

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp