Trong kiếp nạn sinh tử Huyền Trang hiển lộ từ bi, kẻ cướp gây ác nghiệp nhận quả báo
Câu chuyện thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh trong “Tây Du Ký” được người người truyền miệng, nhưng trong lịch sử Huyền Trang chỉ một thân một mình tới Ấn Độ thỉnh kinh. Ông đã trải qua muôn vàn gian khổ, đi bộ suốt mấy vạn dặm, mất khoảng 19 năm mới đạt nguyện trở về. Lịch sử có ghi chép lại rằng cảnh tượng nhân dân tự phát nghênh đón Huyền Trang lúc đó long trọng trước nay chưa từng có: “Đạo tục bôn nghênh, khuynh đô bãi thị” (Người thế tục nghênh đón người tu Đạo chật kín cả đường phố). Sau đó ông dịch kinh 19 năm công thành viên mãn. Hiện giờ tháp Đại Nhạn tại Tây An cũng được chính Huyền Trang xây dựng theo kiến trúc tháp nhà Phật của Ấn Độ cổ.
Tượng Huyền Trang trước tháp Đại Nhạn tại Tây An
“Đại Từ Ân Tự Tam Tàng Pháp Sư truyện” là cuốn sách do hai đệ tử của ông viết nên từ những trải nghiệm của bản thân Huyền Trang, là tư liệu lịch sử rất quý báu. Trong đó có một kiếp nạn sinh tử hiểm ác nhất.
Đó là khi Huyền Trang đi bộ tới khu vực trung Ấn Độ, một hôm ông kết bạn với hơn 80 người tại địa phương, cùng họ ngồi thuyền thuận theo sông Hằng tới nước A Da Mục Khư. Dọc đường mười mấy chiếc thuyền của bọn cướp đột nhiên xông ra từ rừng cây che khuất hai bên bờ. Chiếc thuyền mà Huyền Trang ngồi đột nhiên náo loạn, có người sợ quá nhảy xuống sông thoát thân.
Huyền Trang nhiều lần gặp phải bọn cướp, những tên sát nhân cơ bản đều bị Huyền Trang giáo hóa, còn bọn cướp lần này tuyệt đối không bình thường chút nào, chúng không những cướp của, còn muốn cướp một chàng trai tuấn tú để tế lễ cho nữ thần mà chúng thờ phụng.
Mùa tế lễ sắp qua, cũng chính là chuyện mà bọn hung đồ đang phiền não về việc tìm kiếm kẻ tế thần. Ngay lúc đó có tên đã nhắm trúng Huyền Trang, hắn hét lớn: “Dùng tên hòa thượng cao to, tuấn tú này hiến tế, thực là đại cát đại lợi!” Huyền Quan khuyến thiện không thành, những người bạn đồng hành van xin cũng không ích gì, chúng bèn giải tất cả đi.
Những tên cướp sửa xong đàn tế lễ, hai tên cầm đao dí sát Huyền Trang trên đài hiến tế. Huyền Trang tự biết đã vô vọng, bèn xin bọn hung thủ một chút thời gian, để ông tự mình đả tọa viên tịch. Bọn cướp sớm đã bị phong thái và sự bình tĩnh của Huyền Trang làm cho khiếp sợ, tự thoái lui. Những người bạn đồng hành khóc một dãy dưới đàn tế thần, còn Huyền Trang thành tâm niệm Phật, phát nguyện tái sinh muốn được nghe chân kinh của Di Lặc, sau đó còn hạ thế cứu độ những tên cướp đã giết hại ông.
Có lẽ ông đã chứng ngộ được cảnh giới đại từ bi của bậc giác giả nhà Phật trong kiếp nạn sinh tử, đã kinh thiên động địa, trời đất liền biến đổi. Trong tích tắc gió đen tứ phía kéo đến, cuốn theo cát đá, sóng dâng ngút trời, thuyền gần như bị lật úp. Bọn cướp sợ hãi quỳ sụp xuống lạy trời, hỏi dân chúng: “Vị hòa thượng này là ai? Nguồn gốc từ đâu?” Có người nói với bọn cướp: “Đây là Pháp sư Huyền Trang từ Đông Thổ Đại Đường đi thỉnh kinh. Thiên thần đều phẫn nộ, các người còn không biết ăn năn!” Bọn cướp vội vàng khấu đầu bái lạy Huyền Trang, lúc đó Huyền Trang đả tọa nhập định, nhìn thấy mình bay qua ba tầng trời Tu Di Sơn, ngưỡng vọng sự trang nghiêm nơi xứ Phật.
Sóng gió ngưng dần, bọn cướp lấy tay chạm vào Huyền Trang, Huyền Trang xuất định, hỏi rằng: “Đã đến lúc rồi sao?” Ông nghĩ rằng đến lúc chém đầu rồi.
Bọn cướp lập tức hoan hô vui mừng, Pháp sư vẫn chưa tọa hóa (đả tọa mà viên tịch)! Lập tức đến bên ông vái lạy sám hối. Huyền Trang khai thị Phật Pháp cho chúng, bảo chúng rằng đừng vì mưu đoạt lợi ích nhất thời mà gieo quả báo khôn cùng. Kết quả bọn cướp tất cả đều từ bỏ tà giáo khát máu sát nhân đó, vứt bỏ hung khí, thọ ngũ giới, quy y chính đạo. Từ đó về sau chúng gặp ai cũng ca tụng uy đức của Huyền Trang, kể về niềm vui đắc độ của mình. Người đời tán tụng không ngớt.
Gió mây lúc đó đột nhiên thay đổi, sao lại trùng hợp như vậy? Làm gì có chuyện trùng hợp như vậy? Khi đó trời đất nổi giận lôi đình, trời trách phạt bằng cuồng phong sóng lớn, chính là lời cảnh báo đối với bọn cướp tà giáo. Những tên cướp đó giết người cướp của, đã tạo nên nghiệp tội sâu nặng, hơn nữa còn dám cả gan sát hại người tu luyện, tội nghiệp càng thêm chồng chất ngút trời. Cũng may là chúng chỉ là nhất thời mê muội, bản tính chưa mất đi, cuối cùng nhờ sự giáo hóa của Phật Pháp mà biết quay trở về từ cõi mê.
Lịch sử là một tấm gương, soi rõ những được mất của con người ngày nay. Hiện nay, ĐCSTQ bức hại tàn khốc những người tu luyện Phật Pháp tuân theo Chân – Thiện – Nhẫn suốt 15 năm, hàng trăm nghìn người bị cưỡng bức lao động, bị tra tấn, số người bị bức hại đến chết đã được điều tra có hơn 3.000 người. Kèm theo đó là khí hậu Trung Quốc thất thường, hạn hán nhiều năm liên tiếp, thiên tai nhân họa không ngừng, điều này lẽ nào chẳng phải cũng là trời trách phạt, là lời cảnh báo từ thiên thượng hay sao?
Cũng giống như lời khuyên răn của Huyền Trang năm đó: Đừng vì tham lợi nhất thời mà gieo quả báo khôn cùng. Trên Minh Huệ Net cũng đăng rất nhiều những trường hợp gặp quả báo do bức hại học viên Pháp Luân Công, cũng có rất nhiều những trường hợp minh bạch chân tướng, bỏ ác theo thiện mà đắc phúc báo. Thiện ác tất báo, hoặc hiện thế hiện báo (quả báo ngay tức thì), hoặc sự hậu truy báo (quả báo đời sau), đây là quy luật của lịch sử, ai ai cũng đều nằm trong quy luật này, gieo mầm cho tương lai của chính mình.
( Theo Minh Huệ Net)