Bất ngờ với não, tim nhân tạo
Các nhà khoa học đã tìm ra cách thay thế tim, não bằng các bộ phận nhân tạo siêu việt.
Da điện tử siêu bền, siêu nhạy cảm và linh hoạt được phát minh bởi Zhenan Stanford sẽ là giải pháp tối ưu trong tương lai. Loại da này có tính đàn hồi cao nên dễ dàng kéo giãn. Nó còn tự cung cấp năng lượng từ tế bào thu nhận ánh sáng mặt trời.
Các nhà khoa học đang sử dụng kỹ thuật in 3D để nuôi cấy trái tim chuột nhân tạo bằng tế bào gốc tách từ da. Trong 20 ngày, trái tim này đã đập với nhịp bình thường. Hiện nay, họ đạt được cột mốc quan trọng khi tạo được một phần mô tim của con người.
Nhóm nghiên cứu Đại học Chicago đã sản xuất bàn tay giả kết nối tín hiệu với bộ não. Bàn tay nhân tạo mới này giúp người ta có thể cảm nhận vật thể chạm phải giống phản ứng của bàn tay thật. Họ dự định sẽ phát triển thêm các loại chân tay tối ưu hơn
Nối tiếp thành công của bàn tay máy. Mặc dù chế tạo một đôi chân máy có kết nối với não bộ phức tạp hơn nhiều nhưng công nghệ này đã được đưa vào sử dụng bởi Zac Vawter – người đã leo 103 tầng tòa nhà chọc trời Chicago bằng chân máy.
Não thu nhỏ sẽ được nuôi cấy từ tế bào gốc của bạn trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học Áo đã tạo thành công bộ não 9 tuần tuổi, chỉ nhỏ bằng hạt đậu Hà Lan. Nhưng đây là bước đi đầu tiên trong công cuộc điều trị các bệnh về não.
Một lần nữa công nghệ in 3D từ tế bào gốc lại cho ra đời chiếc tai nhân tạo giúp hồi phục thính lực cho người bị thương hoặc bị bệnh di truyền về tai. Tai nhân tạo chỉ cần vài ngày để tăng trưởng và sẵn sàng để cấp ghép.
Mũi nhân tạo: thực chất là các bác sĩ sẽ cấy thêm thiết bị điện tử vào mũi bạn để tăng khả năng nhạy cảm với mùi vị. Tuy nhiên, họ không phát triển công nghệ theo hướng đó mà sẽ sử dụng mũi nhân tạo để ngửi…vi khuẩn. Sau đó chuẩn đoán chính xác bện
Tuyến tụy sản xuất insullin điều hòa lượng đường trong máu. Những người mắc tiểu đường sẽ không còn lo lắng khi được cấy ghép tuyến tụy nhân tạo tự động đo lượng đường và tiết insullin vào cơ thể. Thiết bị đã được tổ chức FDA Hoa Kỳ cho phép bán.
Võng mạc nhân tạo có gắn chip chuyển đổi hình ảnh thành tín hiệu điện tử và từ đó chiếu thành tín hiệu ánh sáng tới tế bào cảm thụ trong mắt. Thử nghiệm đã khôi phục thị giác cho những con chuột bị mù nên sẽ có hy vọng tốt đối với con người.
Lập trình viên Jerry Jalava mất đi ngón tay trong 1 tai nạn và ông đã biến phần còn thiếu thành một ổ USB 2 Gb. Chỉ cần lột phần da nhân tạo xuống là có thể cắm vào laptop bình thường. Đây là ý tưởng cho việc cấy máy tính vào cơ thể người. |
(vtc.vn)