Điều thú vị về loại xe người Nhật dùng thay xe máy

27/11/13, 09:20 Tin Tổng Hợp

Bên cạnh xe hơi, tàu điện ngầm, xe đạp là loại xe mà người Nhật ưa thích sau khi gần như giã từ xe máy.

Nhật Bản nổi tiếng với shinkansen (tàu cao tốc), với hệ thống tàu điện ngầm hiện đại bậc nhất thế giới, lại là quê hương của nhiều hãng xe hơi lớn, thế nhưng, vẫn có một loại phương tiện thô sơ và cực kỳ phổ biến ở đất nước này: xe đạp.

Nửa nước Nhật dùng xe đạp

Tôi đã có dịp đến những thành phố lớn của Nhật Bản như Tokyo, Osaka, Nagoya, Komatsu hay Fukuoka… Ngoài việc bị ấn tượng với hệ thống tàu điện ngầm, tàu cao tốc, hệ thống đường xá hiện đại bậc nhất thế giới, tôi còn bị bất ngờ với sự phổ biến của một loại phương tiện rất gần gũi với người Việt, đó là xe đạp.

xe đạp
Tại Nhật có tới 72 triệu xe đạp. Ảnh Thế Đạt 


Dường như nhìn đâu cũng thấy xe đạp. Những bãi đỗ xe đạp cả trăm chiếc mọc ngay ở góc phố, các dãy xe đạp dựng trước siêu thị nhỏ, quán ăn, trụ sở công ty và cửa nhà. Trên phố xá, người chạy xe trên lối vỉa hè dùng chung cho người đi bộ có đủ độ tuổi, nam – nữ, nhân viên công sở mặc comlê, thắt cà vạt chỉnh tề đạp xe đến sở làm.

Theo thống kê từ BicycleFact, hiện thế giới có khoảng 1 tỉ chiếc xe đạp và riêng ở Nhật có 72 triệu chiếc, đứng hàng thứ ba thế giới sau Trung Quốc (450 triệu chiếc) và Mỹ (100 triệu chiếc), bình quân 56,9% dân số Nhật dùng xe đạp.

Xe đạp cũng là phương tiện cho du khách thuê rất phổ biến tại nhiều địa phương phát triển du lịch. Điểm thuê thường thấy ở các ga tàu điện với thủ tục rất nhanh gọn, giá phải chăng: từ 100 yen (22.000 đồng)/giờ hoặc 1.000 yen (220.000 đồng)/ngày.

Những ngày ở Nhật quan sát thói quen đi xe đạp của người dân bản xứ, tôi thấy phổ biến nhất là những bà mẹ di chuyển trên chiếc xe đạp “mamachari” – tức loại xe dành cho các bà mẹ, có giỏ to và giá đựng được nhiều đồ trước cổ xe, yên sau xe và thêm chiếc ghế nhựa dành cho trẻ con ngồi lên nơi khung sườn xe.

Có lẽ “mamachari” là phần biểu hiện cụ thể cho nếp văn hóa gia đình Nhật Bản (dù hiện cũng đã mai một khá nhiều): chồng đi làm kiếm tiền, còn vợ đảm đương tất cả việc nhà. Chiếc “mamachari” là phương tiện đắc lực giúp các bà mẹ Nhật mang con theo dễ dàng khi đi chợ, mua sắm…

Vừa tiện, vừa rẻ

Ở xứ sở mà sự tiện lợi cho cuộc sống, sinh hoạt thường ngày được đặt lên hàng đầu như Nhật, không lạ khi xe đạp lên ngôi dù hệ thống giao thông công cộng đã hoàn hảo từ lâu.

xe đạp
Sử dụng xe đạp tại Nhật vừa tiện vừa rẻ lại không lo mất cắp. 

Xe đạp được sử dụng rộng rãi như thay thế cho xe ô tô. Người dân thường sử dụng chúng để đi đến các ga xe lửa. Việc sử dụng một chiếc xe đạp sẽ giúp bạn thuận tiên và nhanh hơn so với xe buýt hoặc đi bộ.

Bạn chỉ mất khoảng 15 phút để đi đến các ga xe lửa, và hầu hết tại các trạm xe lửa thường có các bãi đậu xe lớn dành riêng cho xe đạp. Các nhân viên công sở hằng ngày có thói quen đạp xe từ nhà đến nhà ga rồi đi tiếp chặng tàu điện đến công ty. Phí gửi xe tại ga khoảng 3.000 yen/tháng, rẻ hơn so với vé tháng xe buýt.

Xe đạp là phương tiện lý tưởng nhất để người dân di chuyển trong những cự ly gần, đi siêu thị, đón con, né ùn tắc giao thông hoặc tàu điện giờ cao điểm chật chội. Đi xe đạp đương nhiên ít tốn kém chi phí hơn xe hơi, đặc biệt là tiền xăng đắt đỏ.

Ngày càng có nhiều người Nhật sử dụng xe đạp để làm việc, vì lý do sức khỏe và tránh ùn tắc giao thông trên các chuyến tàu đông đúc. Tại Nagoya, chính quyền thành phố còn cung cấp cho người dân xe đạp để bảo vệ môi trường và giảm bớt chi phí đi lại.

Nhiều doanh nghiệp ở Nhật đã khuyến khích nhân viên của họ sử dụng xe đạp bằng cách tạo những điều kiện thuận lợi như bố trí nhà để xe và những chiếc tủ cá nhân giúp nhân viên có thể cất comple, giày tây để thay đổi trang phục khi đến sở làm…

Không lo bị mất

Tại Nhật việc mất trộm xe đạp hầu như không bao giờ có, nhiều người còn không khóa xe đạp của họ ngay cả khi họ để xe đạp bên ngoài nhà ga xe lửa và đi cả ngày hoặc đến ngày hôm sau chiếc xe vẫn ở nguyên chỗ cũ.

Bạn có thể mua xe mới khoảng 10.000 yen trở lên, nhưng như vậy có vẻ hơi lãng phí khi bạn có thể mua xe cũ mà vẫn còn tốt với giá 3-4.000 yen hoặc 7.000 yen là đã có một chiếc xe tốt. Khi mua xe phải trả thêm 500 yen tiền đăng ký báo chống trộm.

Điền thông tin họ tên, địa chỉ, số điện thoại của bạn vào tờ đăng ký, sau đó, người bán sẽ phát cho bạn 1 mảnh giấy nhỏ để dán lên xe đạp. Trên giấy có mã số, khi bạn bị mất xe thì báo mã số đó cho cảnh sát họ sẽ có trách nhiệm đi tìm.

Nếu bạn đã quen sống ở một nơi có nhiều trộm cắp, bạn chắc chắn sẽ khóa xe đạp của bạn bằng một chuỗi khóa lớn. Mặc dù lượng trộm cắp tại Nhật Bản đang có xu hướng tăng lên, nhưng rất nhiều người vẫn không khóa xe của họ lại.

Và hầu hết số xe đó đều an toàn. Tuy nhiên nhiều người lại khóa xe bằng một chiếc khóa nhỏ đan ở bánh sau của xe. Tất cả những gì họ làm chỉ là khiến chiếc xe không thể lăn bánh như bình thường. Điều này chẳng thể ngăn người ta vác cả cái xe và bỏ chạy nếu họ muốn. Dẫu chuyện này rất ít khi xảy ra.

Nhiều luật nhưng ít bị “soi”

Các luật định mức phạt liên quan xe đạp được đưa ra khá khắt khe. Nếu bạn đâm vào ai đó, bạn bị phạt 20.000 yen. Nếu bạn dùng ô hoặc điện thoại di động khi đang đạp xe, bạn có thể bị giam 3 tháng và phạt 50.000 yen.

Không được đi xe trên đường của người đi bộ, kể cả khi là để băng từ đường của xe đạp này đến đường của xe đạp khác. Sử dụng xe đạp khi cơ thể có cồn có thể bị phạt 5 năm trong nhà giam cộng thêm 1 triệu yen tiền phạt. Lái xe vào ban đêm mà không bật đèn sẽ bị phạt 50.000 yen. Vừa đi xe vừa nghe nhạc cũng bị phạt 50.000 yen.

Quy định là thế nhưng bạn có thể thấy những người lái xe đạp say xỉn trên đường phố khá thường xuyên, những bạn trẻ vừa đạp xe vừa nghe ipod, hay vừa đi xe vừa cầm ô. Nhật Bản là đất nước rất trọng quy tắc, mọi quy định đưa ra đều được thực hiện rất nghiêm. Tuy nhiên, duy chỉ có xe đạp là ít bị “soi” và phần thi hành luật có phần thoải mái.

Luật đi xe đạp ở Nhật khá nhiều nhưng lại không bị bắt buộc thi hành. Kể cả khi có người phạm luật, cảnh sát cũng chỉ nhắc nhở. Hầu hết những điều luật được đặt ra trong trường hợp bạn cố tình phạm lỗi và gây ra tai nạn.

Với những lí do đó, cho nên hiện nay, mặc dù Nhật Bản phát triển nhiều loại phương tiện vận chuyển tiện nghi và nhanh chóng nhưng xe đạp vẫn gắn bó với cuộc sống hàng ngày của đa số dân chúng. Xe đạp vẫn được người Nhật ưa chuộng và là xe cá nhân phổ biến thứ 2 tại nước này sau xe hơi.

Theo Thế Đạt/Autodaily (vtc.vn)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

Ad will display in 09 seconds

Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

    Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?