Indonesia: Hai núi lửa cùng thức giấc, hơn 6.000 người đi sơ tán

18/11/13, 20:23 Tin Tổng Hợp

Hôm nay (18/11), hai núi lửa tại Indonesia đã cùng phun trào, khiến giới chức nước này phải đưa ra cảnh báo hoãn các chuyến bay và sơ tán người dân khỏi khu vực nguy hiểm.

Hình ảnh núi Sinabung phun trào hồi tháng Chín năm nay

Theo các chuyên gia núi lửa Indonesia, hôm nay, núi Sinabung tại tỉnh Bắc Sumatra đã phun trào những cột khói cao tới 8.000 m lên bầu trời. Đây là hoạt động dữ dội nhất của ngọn núi lửa này trong những ngày gần đây.

Sau khi rơi vào trạng thái ngừng hoạt động trong 3 năm qua, thi thoảng ngọn núi Sinabung cao 2.600 m lại bắt đầu phun trào kể từ hồi tháng Chín năm nay.

Giới chức Indonesia đã ban bố tình trạng báo động mức cao thứ hai đối với núi Sinabung sau đợt phun trào hồi đầu tháng này, buộc hơn 6.000 người dân sinh sống gần sườn núi phải đi sơ tán. Trong vài đợt phun trào, núi Sinabung cũng đã phát tán các dòng dung nham xuống khu vực sườn núi.
                              Hình ảnh núi lửa hoạt động giống hung thần giận giữ 

Phát ngôn viên Bộ Giao thông vận tải Indonesia – Bambang Ervan cho biết vào ngày hôm nay, văn phòng đã phát đi thông điệp cảnh báo tất cả các hãng hàng không tránh lộ trình bay qua khu vực núi Sinabung.

Những cư dân sinh sống tại thành phố Medan nằm cách trung tâm tỉnh Bắc Sumatra khoảng 50 km về phía đông bắc, cũng có thể nhìn  thấy các cột khói phát ra từ núi Sinabung.

Trước đó vài giờ, Merapi – ngọn núi hoạt động mạnh nhất tại Trung Java, đã phát tán những cột khói cao 2.000 m, bao trùm nhiều thị trấn xung quanh.

Phát ngôn viên Cơ quan Xử lý Thảm họa quốc gia Indonesia – Sutopo Purwo Nugroho cho biết khoảng 600 gia đình hiện đang nằm trong diện đi sơ tán.

Vào cuối năm 2010, sự hoạt động trở lại của núi Merapi tại tỉnh Yogyakarta đã cướp đi sinh mạng của hơn 300 người và buộc 20.000 dân làng buộc phải di chuyển tới khu vực khác tránh thảm họa.

Indonesia vốn nằm trong “Vành đai lửa” Thái Bình Dương và có tới 129 ngọn núi lửa hoạt động, khiến quốc gia này liên tục bị ảnh hưởng từ hoạt động dịch chuyển địa chất. 

Theo beforitnews 

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?