Truy tìm dấu tích hổ xổng chuồng ‘lạc’ vào khu dân cư

20/07/11, 21:20 Tin Tổng Hợp

Nỗi khiếp sợ của người đàn ông sống một mình

Trong câu chuyện về hổ xổng chuồng được người dân rỉ tai nhau suốt cả tuần lễ vừa qua, người đàn ông ngoài tuổi 50, sống ở khu vực dân cư hẻo lánh, ánh mắt vẫn chưa hết hoảng loạn khi nhớ lại khoảnh khắc nhìn thấy dấu chân của “con quái vật” in trên khu đất nhà mình.

Người đàn ông ấy tên Vũ Thế Cường, sống tại ấp Quảng Hòa, xã Quảng Tiến, huyện Trảng Bom, Đồng Nai. Ông bảo, bản thân mình sinh ra và lớn lên ở khu vực quanh đây từ bé nhưng chưa bao giờ thấy bất cứ dấu chân của loại động vật to lớn nào xuất hiện. Nhưng đêm ngày 14, rạng sáng ngày 15/7 là một ngoại lệ.

Truy tìm dấu tích hổ xổng chuồng 'lạc' vào khu dân cư

Ông Vũ Thế Cường cho rằng dấu chân để lại khu vực vườn nhà mình là của hổ.

Sống một mình ở trang trại chăn nuôi heo giữa khu dân cư vắng vẻ nên ông cũng tập dần thói quen 9h tối bắt đầu đi ngủ, 3h sáng hôm sau dậy tập thể dục. Theo thói quen thường ngày, lúc ông chuẩn bị rời khỏi giường thì nghe tiếng chó từ trong nhà sủa inh ỏi. Nghi ngờ có kẻ gian lợi dụng đến làm bậy nên ông vơ vội đèn pin để đầu giường, cầm thêm cây dao phòng thân cùng chú chó cưng bước vội ra ngõ.

Clip ông Cường kể lại chuyện gặp dấu chân nghi ngờ của hổ xuất hiện tại khu vườn.

Vừa chạy được chừng hơn trăm bước chân, chợt chú chó đang lao vùn vụt bỗng cả 4 bàn chân khựng lại, tì mạnh vào bãi đất, sủa ăng ắng rồi cong đuôi chạy thục mạng chui vào góc nhà.

Thấy lạ, ông Cường đưa đèn pin rọi về phía trước, tìm mãi không thấy có bất cứ ai, khi quay trở vô nhà, nhìn thấy con chó hàng ngày vẫn ngọ nguậy thấy chủ, nay nằm in thin thít ở phía góc nhà nên sinh nghi. Hôm ấy, ông bỏ ngang buổi thể dục như thường lệ và nằm thấp thỏm đợi trời sáng.

Truy tìm dấu tích hổ xổng chuồng 'lạc' vào khu dân cư

Con chó nhà ông Cường từ hôm gặp sự việc “lạ” tới giờ ban đêm không dám ra khỏi nhà

“Ngày 13/7, tôi nghe có anh thợ xây đi sang nhìn thấy dấu chân “lạ” xuất hiện và hỏi: “Anh Cường ơi có dấu chân gì lạ lắm, anh ra đây xem”, lúc đó tôi cũng đâu để ý. Cho đến sự việc vào rạng sáng ngày 15 thì tôi bắt đầu nằm nghĩ vẩn vơ và liên tưởng đến chuyện “quái thú” xuất hiện”.

Sáng hôm sau, con gái ông Cường, chị Vũ Mộng Thu vào, cùng ông và một số người nhìn thấy dấu chân vội đưa máy điện thoại ra ghi lại. Mọi người quan sát kỹ và đưa ra nhiều dự đoán khác nhau.

Lúc đầu, có ý kiến cho rằng, có thể dấu chân nói trên là của con chó to lớn nào đó. Ý kiến khác phản biện lại bằng cách xem xét dấu chân của chó và dấu chân lưu lại trên bãi đất hoàn toàn khác nhau.

Truy tìm dấu tích hổ xổng chuồng 'lạc' vào khu dân cư

So sánh dấu chân của chó (bên trái) và dấu chân của thú lạ (bên phải) để lại

Theo ông Cường thông thường bàn chân của chó các đầu móng chân cắm sâu xuống đất, tạo thành từng lỗ tròn, còn ở đây các bước chân đều vành rộng, to gấp 2, 3 lần, mỗi bàn chân đều cách nhau từ 70-80cm.

Sự việc càng đáng ngại hơn khi có một người khác tìm đến nhà ông Cường, sau khi xem xét các dấu chân, đưa ra lời cảnh tỉnh bâng quơ: “Đây là dấu chân của hổ, vì thế bác phải cẩn thận ban đêm nếu ra ngoài một mình”.

Đi tìm dấu vết của “chúa sơn lâm” ở khu dân cư

Từ lời cảnh cáo của vị khách lạ, ông Cường cố tình xin địa chỉ nhưng người này tuyệt đối im lặng và âm thầm rút lui khỏi vị trí khu vực có dấu chân.

Đám thợ xây nhà ông Cường còn tỏ ra kinh hãi hơn khi họ phát hiện trên đống cát xây dựng có nhiều vết chân “lạ”. Thậm chí, họ còn khẳng định chắc nịch rằng, đó chính là con hổ, vì cạnh bên đống cát, con Hổ còn nằm lại, bằng chứng là những sợi lông được tìm thấy.

Để chứng minh điều đó, đám thợ xây nhà ông Cường bỏ dở công việc, đến khu vực hổ nằm cào bới lớp đất đá sau đêm mưa còn sót lại tìm từng sợi lông. Ít phút sau, anh Thường, thợ xây tìm thấy một sợi lông màu vàng, dài chừng 1-1,5cm và bảo đó chính là lông phía dưới bụng của Hổ bị rụng.

Truy tìm dấu tích hổ xổng chuồng 'lạc' vào khu dân cư

Bãi cát, nơi còn có nhiều dấu chân “lạ”

Chẳng biết thực hư đó là lông hổ hay lông…chó, nhưng đám thợ và bản thân ông Cường thì cứ đinh ninh rằng, chắc chắn đã có hổ của ai đó xổng chuồng “lạc” vào khu dân cư ở ấp Quảng Hòa.

Vì thế, khi trao đổi với người viết bài, ông Cường bảo ban đêm giờ ông thường ngủ sớm hơn, vì sợ hổ đói, làm liều vào nhà tấn công thì nguy hiểm.

Tin đồn hổ xuất hiện rỉ tai nhau khắp làng trên xóm dưới, ngày 16/7, phía Hạt kiểm lâm Trảng Bom- Thống Nhất vào cuộc tìm hiểu, nhưng chỉ nhìn thấy các dấu chân đã bị phai mờ sau những cơn mưa lớn còn sót lại.

Truy tìm dấu tích hổ xổng chuồng 'lạc' vào khu dân cư

Đám thợ xây
và ông Cường cào bới lớp đất để tìm lông, nghi ngờ của Hổ bị rơi rụng

Phía nhà chức trách cũng chưa thể đưa ra lời khẳng định có hay không hổ xổng chuồng, điều đó càng khiến người dân thêm hoang mang và chờ đợi sự việc cần sớm được làm sáng tỏ.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Hạt phó Hạt kiểm lâm huyện Trảng Bom- Thống Nhất bảo: Khi hổ xuất hiện ở đâu, nó thường đánh dấu lãnh địa, các chú chó chỉ cần thấy “mùi” nó để lại thì co chân chạy thật nhanh. Thế nhưng, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, đến nay vẫn chưa cho phép bất cứ tổ chức, hay người dân nào được phép nuôi hổ. Phía các cơ quan chức năng vẫn đang phải tiến hành thẩm định và kiểm tra thông tin về hổ xổng chuồng như lời đồn.

Giang Uyên

Theo Bưu Điện Việt Nam

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này