Cách phân biệt giảo cổ lam với các cây khác cùng họ

08/11/13, 15:56 Không đặt tên

Trong một số bài viết trước trước chúng tôi đã giới thiệu với bạn đọc cây thuốc quý Giảo cổ lam, một cây thuốc có tác dụng điều trị tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu cao, giúp người dùng ăn ngon, ngủ tốt, tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.


Rất nhiều phản hồi cho biết sản phẩm Giảo cổ lam sử dụng rất tốt cho sức khỏe. Sau khi dùng Giảo cổ lam một tháng thì mỡ máu và đường máu đều giảm, cao huyết áp giảm, ăn ngủ tốt. Cá biệt có người giảm 10kg sau 40 ngày sử dụng Giảo cổ lam. Điều này càng khẳng định dược liệu giảo cổ lam Việt Nam rất tốt. Tuy nhiên còn nhiều độc giả băn khoăn khi sử dụng lâu ngày gây tác dụng phụ, cách phân biệt giảo cổ lam thật giả.

Nhiều người thường nhầm cây Giảo cổ lam với cây Ngũ trảo trong chi Tetrastigma thuộc họ Nho (Vitaceae), cây này gây tác dụng tiêu chảy khi dùng nhiều. Giảo cổ lam không dưới vùng đồng bằng, chỉ phân bố trên núi cao, mát. Ngoài ra, Giảo cổ lam còn bị nhầm với các loài khác trong chi Gynostemma như loài G. pubescens (còn gọi là Thất diệp đởm hay Giảo cổ lam 7 lá).
Để giải đáp những thắc mắc trên, chúng tôi xin được trích bài phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, Phó Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền VN, để góp phần tìm hiểu rõ hơn về cây này
PV:Thưa Phó Giáo sư, nhiều người mong muốn được tư vấn cách phân biệt cây Giảo cổ lam, vậy ông có thể chia sẻ cho bạn đọc biết làm cách nào để phân biệt cây Giảo cổ lam với các loài cây khác dễ nhầm lẫn?
PGS.TS. Nguyễn Duy Thuần: Cây giảo cổ lam trong các nghiên cứu khoa học có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum có 5 lá chét (chữ la tinh pentaphylla có nghĩa là 5 lá), khác với các loài cùng chi như G. pubescens có 7 lá chét hay cây G. laxum có 3 lá chét (xem ảnh bên dưới). Cây Giảo cổ lam là cây leo bằng tua cuốn mọc ở nách lá, đây là đặc điểm của họ bầu bí (Curcubitaceae) phân biệt với các cây họ Nho (Vitaceae) leo bằng tua cuốn mọc đối diện với lá. Đặcbiệt, cây Giảo cổ lam khi thử nhấm một chút thân hoặc lá ở đầu lưỡi sẽ có vị đắng sau chuyển sang vị ngọt, mát do có thành phần chính là saponin tương tự như trong Nhân sâm. Giảo cổ lam khi phơi khô hoặc sao lên thì rất thơm và có mùi đặc trưng. Cũng cần lưu ý cây này chưa thấy mọc dưới đồng bằng, chỉ mọc trên núi đá vôi. Tuy nhiên hiện nay có thể trồng được ở nhà nhưng phải trong chỗ râm mát. Để phân biệt được Giảo cổ lam thật giả, nhất thiết phải dùng cây tươi. Trường hợp một số độc giả gửi mẫu cây khô hoặc đã qua chế biến tới Học viện thì chúng tôi khó có thể phân biệt được.

Phân biệt giảo cổ lam với các cây khác cùng họ


PV: Cảm ơn Phó giáo sư đã chỉ cách phân biệt cây Giảo cổ lam, vậy nếu người dân dùng lâu dài cây này có hại gì không?
PGS.TS Nguyễn Duy Thuần: Sự phong phú thực vật trong tự nhiên khiến nhiều loại cây có hình thái bên ngoài giống nhau, nên để giám định được cây thuốc thì cần có chuyên môn của các nhà khoa học. Ngoài ra, hàm lượng các hoạt chất trong cây còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường, cây Giảo cổ lam cho hàm lượng hoạt chất tốt nhất phải ở độ cao trên 1000m, không khí và nguồn nước phải sạch. Một bộ lạc ở vùng núi cao Nhật bản thường hãm uống hàng ngày cho cả gia đình và họ có tuổi thọ rất cao (họ gọi Giảo cổ lam là cây Trường thọ hoặc Cỏ thần kỳ).Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về Giảo cổ lam cũng chỉ ra rằng cây này không có độc, không ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể khi sử dụng lâu dài.Ngược lại Giảo cổ lam giải độc mạnh và thanh lọc độc tố ra khỏi cơ thể, hoạt huyết, chống xơ vữa mạch, đặc biệt giúp sửa chữa các tổn thương ở tế bào nhờ bẫy các gốc tự do. Do có nhiều hoạt chất rất giống Nhân sâm nên có tác dụng tăng lực, uống vào thấy nhẹ nhõm sảng khoái (Trung quốc gọi là Sâm phương nam, Ngũ diệp sâm (Sâm nămlá)).Nhóm nghiên cứu của chúng tôi kết hợp với các nhà khoa học Thụy điển đã tìm ra một chất mới trong cây này có tác dụng hạ đường huyết mạnh và kích thích tụy tiết insulin. GS.TS. Phạm Thanh kỳ cùng các cộng sự Hàn quốc đã tìm được bảy hoạt chất mới có tác dụng kháng u mạnh, nhất là u vú, tử cung, đại tràng và phổi.
PV: Vâng, có vẻ đây là một cây thuốc rất quý. Vậy chúng ta đã có biện pháp bảo vệ và phát triển nó chưa?. Có nên khuyến khích mọi người dân trồng cây này không.
PGS.TS. Nguyễn Duy Thuần. Giảo cổ lam được nghiên cứu từ rất lâu và sử dụng rộng rãi tại Trung quốc, Nhật Bản, Thái Lan. Các nhà khoa học Việt Nam cũng đã nghiên cứu hơn chục năm nay.Tôi được biết Công ty đầu tiên ở Việt Nam phát triển sản phẩm này là công ty TNHH Tuệ Linh.Công ty này được GS.TS. Phạm Thanh Kỳ chuyển giao độc quyền đề tài về Giảo cổ lam và GS Kỳ trực tiếp kiểm định nguyên liệu. Trước đây và cho đến bây giờ họ vẫn chỉ thu mua cây Giảo cổ lam hoang dã trên những vùng núi cao của Việt Nam để chế biến. Việc làm này có thể sẽ gây cạn kiệt nguồn gen. Hiện nay Viện nghiên cứu của chúng tôi đang phối hợp với các công ty trong đó có Tuệ Linh để nghiên cứu trồng theo tiêu chuẩn G.A.P nhằm mục đích cho xuất khẩu.

Nhu cầu về Giảo cổ lam tại Châu âu và Mỹ theo tôi là rất lớn vì tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường, mỡ máu, béo phì rất cao. Một điểm khác biệt là người Việt Nam rất thích sản phẩm thiên nhiên hoang dã vì cho là an toàn, hàm lượng hoạt chất cao, nhưng tại các quốc gia phát triển họ lại chỉ coi trọng việc tiêu chuẩn hóa nguồn nguyên liệu, thậm chí cấm khai thác hoang dã. Bước đầu chúng tôi đã chuẩn hóa được cây giống và Công ty Tuệ Linh cũng là công ty đầu tiên trồng được một vài hecta thử nghiệm theo tiêu chuẩn G.A.P mẫu thu hái này gửi sang CHLB Đức, là nước có tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm khắt khe nhất của châu Âu để đánh giá và đã được chấp nhận.
Người dân có thể tìm mua cây giống chuẩn cây Giảo cổ lam về trồng như cây cảnh trong nhà, có thể hái lá, hái ngọn nấu canh đắng ăn cho mát và giải độc. Tuy nhiên để chế biến thành thuốc thì nhất thiết phải trồng tại những vùng khí hậu thích hợp và có kiểm soát.
PV: Vâng, xin cảm ơn Phó Giáo sư đã chia sẻ kinh nghiệm với bạn đọc. Chúc Phó Giáo sư và gia đình luôn mạnh khỏe!


  Nguồn: PGS. TS Nguyễn Duy Thuần.

Xem thêm thông tin giảo cổ lam: http://www.tinhhoayhoc.com/c/giao-co-lam-viet-nam-trung-quoc.htm

Tư vấn: 0974 188 651 – YM: docavn15


Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?