Trận cổ chiến Xích Bích xảy ra ở đâu?

10/05/11, 08:44 Tin Tổng Hợp

– Xem ra chiến trường cổ Xích Bích rút cục nằm ở đâu vẫn còn rất khó để đưa ra được lời phán đoán cuối cùng, bởi vì lịch sử thì đã qua đi, Trận Xích Bích ác liệt năm nào cũng đã bị chôn vùi trong bụi mờ của lịch sử từ lâu.

Nhà văn nổi tiếng đời Tống là Tô Thức bị giáng chức đưa đến Hoàng Châu (nay là Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc) nhậm chức Đoàn luyện phó sứ. Một hôm, ông ngồi trên một con thuyền nhỏ, ôm theo một hũ rượu, đến Trường Giang chơi.

Con thuyền đưa ông đến một nơi có cảnh sắc thật là đẹp, những vách đá dựng đứng ở đó cao xuyên mây, những con sóng lớn đập vào bờ sông  hiến người ta phải khiếp vía kinh hồn. Hoa nước bắn tứ tung, cứ như cuộn lên hàng ngàn hàng vạn đống tuyết trắng. Tô Thức bị cảnh sắc tuyệt diệu nơi đây làm mê đắm. Hỏi dân ở đó, người ta bảo ông là nơi ấy chính là chiến trường cổ Xích Bích mà Tào Tháo đã bị vậy hãm và đánh bại năm nào.

c
Lâu thuyền trong trận chiến Xích Bích

Đứng trước cảnh sắc tuyệt vời này, Tô Thức không nén được mối u tình hoài cổ, liền vung bút viết nên bài từ bất hủ “Niệm Nô Kiều Xích Bích hoài cổ”: “Đại giang đông khứ, Lãng đào tận, thiên cổ phong lưu nhân vật…”  

Trong bài từ, Tô Thức tuy có tưởng nhớ lại Chu Du tư thế oai hùng, khăn đai quạt lông và Trận Xích Bích khiến cho giặc ngoại tộc hùng mạnh phải tan tác vào năm nào, nhưng ông lại cảm thấy dường như Hoàng Châu không xứng danh với lịch sử Trận Xích Bích thời Tam Quốc, cho nên ông đã viết một cách hết sức khéo léo trong bài từ: “Cổ luỹ tây biên, Nhân đạo thị, Tam Quốc Chu Du Xích Bích”. Có nghĩa là nghe người ta nói, ở đó chính là Xích Bích thời Tam Quốc, thì tôi cũng nghe vậy thôi.

Ông còn viết trong một bài khác: Bên Tây Sơn ở Hoàng Châu có nơi có rất nhiều đá đỏ, có người bảo đó là Xích Bích nơi Tào Tháo bị chiến bại, có người lại bảo là không phải. Sau khi Tào Tháo bại trận, phải tháo chạy khỏi Hoa Dung Đạo. Như ngày nay ở Tây Biên được người ta gọi là Xích Bích, bên kia bờ có thị trấn Hoa Dung, mà ở Nhạc Châu (nay là Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam) lại có huyện Hoa Dung. Không biết rút cục nơi nào mới là Xích Bích thực sự. Nghi vấn của Tô Thức từ năm ấy còn lưu truyền mãi đến bây giờ.

Ngày nay nếu mọi người đi ngược dòng từ Hoàng Cương lên, trừ hai chữ “Xích Bích” được khắc trên núi ở nơi Tô Thức từng đi qua ra, những nơi khác như bờ nam Trường Giang ở đông bắc huyện Gia Ngư, bờ nam Trường Giang ở Tây Biên huyện Vũ Xương, núi Lâm Chướng huyện Hán Dương, thôn Xích Bích huyện Bồ Kì, đều có những nơi mà dân địa phương gọi là di chỉ chiến trường cổ Xích Bích. Đó mới chỉ là thuộc địa phận tỉnh Hồ Bắc, còn một vùng huyện Hoa Dung ở tỉnh Hồ Nam nữa, cũng có những người cho là chiến trường cổ Xích Bích lẽ ra phải ở nơi họ.

Một chiến trường cổ Xích Bích mà có đến năm sáu nơi tranh chấp, vậy thì rút cục nơi nào mới là Xích Bích thực sự đây? Kêu to hơn cả hiện giờ là hai nơi bờ nam Trường Giang ở đông bắc huyện Gia Ngư và thôn Xích Bích huyện Bồ Kì.

Căn cứ để nói Xích Bích ở huyện Gia Ngư là trong sách cổ có câu “Xích Bích tại Gia Ngư”. Không ít các tác phẩm văn học và tác phẩm sử học ở người thời nay khi nhắc đến Xích Bích là phần lớn cũng đều đưa vào lời chú thích “Gia Ngư ở tỉnh Hồ Bắc ngày nay”. Còn căn cứ để nói Xích Bích ở Bồ Kì cũng là xuất phát từ sách cổ. Trong tác phẩm “Kinh Châu kí” của Lưu Tống Thịnh Hoằng đời Nam Triều có nói: “Huyện Bồ Kì men theo 100 dặm bờ nam sông tên là Xích Bích, Chu Du Hoàng Cái đáp thuyền lớn từ nơi đây đi công phá võ binh nước Ngụy ở Ô Lâm. Ô Lâm nằm cách Xích Bích 160 dặm theo hướng đông tây”. Nói Xích Bích cách Ô Lâm 160 dặm (80 000 m) theo hướng đông tây về cơ bản là phù hợp với những ghi chép trong sử tịch.

Đại thi nhân nhà Đường là Lý Bạch còn dựa vào đó để viết một bài thơ có tên “Xích Bích Sơn”, nói: “Nhị long tranh chiến quyết sống mái, Xích Bích lâu thuyền quét địa không. Lửa ngụt ngút trời rọi Ngân hán, Chu Du (ở) nơi đây (công) phá Tào Công”. Căn cứ về Bồ Kì dường như đầy đủ hơn căn cứ về Gia Ngư một chút, cho nên mấy năm gần đây rất nhiều người đã đồng ý là Xích Bích ở Bồ Kì.

d
Chữ khắc trên vách núi được cho là nơi diễn ra trận Xích Bích tại Hoàng Cương

Song người Hoàng Cương nhất quyết không đồng ý với giải thuyết Xích Bích ở Gia Ngư hoặc Bồ Kì, bởi vì Tô Thức đã viết bài từ “Niệm Nô Kiều Xích Bích hoài cổ” và hai bài phú “Tiền Xích Bích phú”, “Hậu Xích Bích phú”, đều viết về Xích Bích Cơ (mỏm Xích Bích – ND) ở Hoàng Cương. Người bản địa nơi  đây lâu nay vẫn truyền nhau rằng Trận Xích Bích đã xảy ra ở nơi họ.

Các bài từ, phú mà Tô Thức viết lại đã góp thêm chứng cứ cho họ. Cho nên bắt đầu từ đời Tống, người Hoàng Cương đã dựng lên các cảnh điểm ở đó như hai Phú đường, Loại Giang Đình, Vấn Hạc Đình, Ấp Sảng Lâu…, ngoài ra còn khắc lên trên vách núi ở bên sông hai chữ lớn “Xích Bích”.

Nếu như nói chiến trường cổ Xích Bích không nằm ở Hoàng Cương mà là ở Gia Ngư hoặc Bồ Kì, vậy thì trước Tô Thức, nơi đây lại lưu truyền truyền thuyết lâu như vậy thì biết giải thích sao đây?  

Xem ra chiến trường cổ Xích Bích rút cục nằm ở đâu vẫn còn rất khó để đưa ra được lời phán đoán cuối cùng, bởi vì lịch sử thì đã qua đi, Trận Xích Bích ác liệt năm nào cũng đã bị chôn vùi trong bụi mờ của lịch sử từ lâu. Ẩn số ngàn đời này đành phải để cho người đời sau tiếp tục tìm tòi, tiếp tục phỏng đoán, bình thuyết.

Quốc Trung (Theo tài liệu tiếng Trung)  

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ