Truy tìm những kho báu mất tích nổi tiếng

16/07/11, 01:26 Tin Tổng Hợp

Khảo cổ học thế kỷ XX chấn động bởi việc tìm thấy những kho báu huyền thoại hàng trăm, hàng nghìn năm trước. Những di vật lộng lẫy vàng chói được đưa về các bảo tàng đã làm sáng tỏ hơn lịch sử cổ và trung đại thế giới.


Lăng mộ Tutan Khamun: quan tài vàng, ngai vàng, mặt nạ vàng…

Đến năm 1900, hầu hết các khu lăng mộ của các hoàng đế Ai Cập tại khe núi trong sa mạc gên bờ tây sông Nil đều đã được tìm thấy, khi đó những lăng mộ này bị phân làm hai vùng tách biệt, được chiếm giữ bởi giới khảo cổ học và dân đào trộm mộ.

Có điều bọn họ vẫn chưa tìm ra được lăng mộ được coi là giá trị nhất, đó chính là lăng mộ của hoàng đế Tutan Khamun có ghi trong truyền thuyết.

Tutan Khamun là một Pharaon Ai Cập trẻ tuổi sống cách đây hơn 3300 năm. Tuy nhiên, thời gian trên ngôi và trị vì đất nước rộng lớn này của ông không được bao lâu, ông đã chết khi 18 tuổi. Trong các thời đại Pharaon lâu dài của Ai Cập thì thời gian tại vị không đủ để ông tự xây dựng cho mình một lăng mộ hình kim tự tháp tuyệt đẹp trước khi chết.

Mặt nạ vàng 11kg của Tutan Khamun
Mặt nạ vàng 11kg của Tutan Khamun

Nhà khảo cổ học Rowhade Kate đã tra cứu gần như toàn bộ các tài liệu về lịch sử Ai Cập nhằm tìm ra lăng mộ của Pharaon trẻ tuổi này. Ước mơ của cả đời ông chính là tìm ra lăng mộ của Tutan Khamun.

Từ năm 1903, ông đã cùng các trợ thủ của mình tìm kiếm trên từng phân đất trong khu lăng mộ các Pharaon. Ngày 5/11/1922 sau 19 năm cố gắng không biết mệt mỏi, cuối cùng ông đã tìm được lối vào của lăng mộ Tutan Khamun: nó nằm ngay dưới lăng mộ của Pharaon Lamexis VI.

Đây là lăng mộ Pharaon trên 3300 năm còn nguyên vẹn duy nhất đến ngày nay. Đó là một lăng tẩm hào hoa nhất của Ai Cập, hơn thế nó còn là một phát hiện vĩ đại nhất trong lịch sử khảo cổ học thế giới.

Kate từng nói công lao lớn nhất của vị hoàng đế này là cái chết và cuộc mai táng của ông ta. Ông được chôn trong một quan tài bằng vàng, trên mặt đeo một chiếc mặt nạ làm từ vàng.Đồ táng tùy thân còn có một chiếc ngai vàng mà ông từng ngự trên đó lúc còn sống, được làm từ vàng ròng khảm ngọc và kim cương. Cho đến lúc được tìm thấy thì xác ướp của ông vẫn còn nguyên vẹn.

Việc phát hiện ra lăng mộ này là một đỉnh cao của khảo cổ học thế giới, nó là bước chuyển ngoặt vĩ đại của lịch sử khảo cổ. Tất cả có hơn 10.000 táng vật vô giá. Kate cùng đồng nghiệp phải mất 3 năm để đưa chúng ra khỏi mộ thất, và ròng rã trong vòng 10 năm sau đó chính phủ Ai Cập mơi đưa được chúng về Kaio.

Những táng vật cùng xác ướp của Tutan Khamun khi được đưa về Bảo tàng Kaio Ai Cập đã làm lu mờ hết thảy những hiện vật có trong bảo tàng trước đó. Xét về giá trị lịch sử và giá trị khảo cổ học thì lăng mộ của Tutan Khamun đáng được xếp vào hạng một trong 10 kho báu  lớn nhất trong lịch sử loài người.

Con thuyền đắm Atocha: 8 tấn vàng, 500 kg đá quý

Trước đây Tây Ban Nha đã sử dụng những thủ đoạn dã man nhất nhằm cướp bóc của cải, tài sản từ các nước thuộc địa. Khi đó, Nam Mỹ được coi là nơi có mỏ kim ngân và nguồn khoáng sản các loại khác dồi dào nhất.

Do đó, công việc duy nhất của thực dân Tây Ban Nha tại đại lục mới này là khai thác và kinh doanh các loại khoáng sản. Từng thuyền, từng tuyền kim ngân đã trở thành tội chứng cướp bóc dã man nhất của thực dân Tây Ban Nha.

Trong những chuyến vận chuyển như vậy, thực dân Tây Ban Nha sợ nhất là cướp biển và bão tố. Để đối phó với cướp biển, trên mỗi con thuyền đều được trang bị các đại pháo, cũng như thiết bị bảo vệ thân thuyền khác.

Atocha khi đó là con thuyền bảo vệ trong đội thuyền vận chuyển khoáng sản của Tây Ban Nha tại đây. Tháng 8/1622, một đội gồm 29 con thuyền chở đầy châu báu của cải khởi hành từ Nam Mỹ quay về Tây Ban Nha. Do là thuyền bảo vệ nên tất cả những tài sản quý giá nhất đều được chất lên con tàu Atocha này.

Atocha - tranh minh họa
Atocha – tranh minh họa

Nhưng khi đoàn thuyền này đến hải vực giữa Cu Ba và Havana thì một trận cuồng phong nổi lên và nhấn chìm năm chiếc thuyền đi sau cùng. Do Atocha có tải trọng quá lớn nên tốc độ chậm nhất, bởi vậy nó đã trở thành nạn nhân đầu tiên của cơn bão. Chiếc thuyền nhanh chóng chìm xuống độ sâu 17km dưới đáy biển. Tất cả thủy thủ trên con tàu khác đều đồng loạt nhảy xuống biển, hy vọng có thể vớt vát được một chút của cải.

Năm 1955, Meyer Fishier cùng con gái ông lập nên công ty “cứu vớt tài sản”, chuyên tìm kiếm những con thuyền đắm của Tây Ban Nha tại hải vực thuộc phía nam bang Califolia.
  
20 năm trong nghề trục vớt, Meyer đã từng cứu được 6 chiếc thuyền đắm của Tây Ban Nha. Ông từng thề rằng nhất định phải tìm ra con thuyền Atocha huyền thoại.

Ý tưởng này đã làm thay đổi toàn bộ hoạt động của công ty, toàn bộ gia đình ông, vợ và ba đứa con, hai trai, một gái đều đồng loạt cùng cha xuống đáy đại dương.

Các thanh vàng và đồng xu bạc tìm thấy trên Atocha
Các thanh vàng và đồng xu bạc tìm thấy trên Atocha

Ngày 20/7/1985 là một ngày trọng đại đối với Meyer cùng gia đình ông, bởi sau bao nhiêu năm kiên trì tìm kiếm cuối cùng ông đã tìm thấy con thuyền Atocha.

Trên con thuyền này còn có hơn 40 tấn tài sản trong đó có hơn 8 tấn vàng, 500kg đá quý. Trị giá của đống của cải này ước tính đến 400 triệu

Không những vậy, câu chuyện tìm kiếm con thuyền Atocha của Meyer đã trở thành câu chuyện “mài sắt nên kim” ở Mỹ, “tìm kiếm Atocha” đã trở thành một thành ngữ với ý nghĩa – kiên trì với mơ ước, nhất định thành công.
 
 
Kho báu cướp biển – cảng Royal


Vào thế kỷ 16, Trung và Nam Mỹ đều là thuộc địa của Tây Ban Nha. Tại đây thực dân đã ra sức vơ vét cướp bóc một số lượng lớn của cải vàng bạc, sau đó chất lên từng chuyến thuyền trở về Châu Âu.

Ở phía tây bán cầu, nước Anh đã đi sau Tây Ban Nha một bước. Người Anh ghen tỵ với số tài sản kếch xù mà Tây Ban Nha cướp được, họ đã thông đồng cùng bọn cướp biển thường xuyên tấn công vào các thuyền của Tây Ban Nha, đặc biệt những chuyến tàu chở vàng bạc châu báu của hoàng gia Tây Ban Nha dễ trở thành mục tiêu của cướp biển nhất.

Chính phủ Anh lúc đó đã chọn cảng Royal ở bờ Đông Nam đảo Jamaica- thuộc địa của Anh làm căn cứ cho cướp biển. Do vậy càng Royal trở thành địa điểm tập trung đông nhất các chiến hạm của cướp biển trong lịch sử.

Ngày 7/6/1692, cảng Royal vẫn náo nhiệt như mọi ngày, các quán rượu tấp nập người ra, kẻ vào, khách mua hàng ngoài chợ đông như mắc cửi, tại cửa hàng nhiều con thuyền nối đuôi nhau cập bến, trên các con thuyền chở hàng hóa của Anh quốc người ta đang dỡ hàng để đưa vào bến.

Lúc này thuyền cướp biển cũng đỗ lẫn vào thuyền của các lái buôn, người bình thường rất khó nhận ra đâu là thuyền cướp, đâu là thuyền thường dân.

Vào buổi trưa đột nhiên mặt đất rung chuyển, những cơn chấn động liên tiếp kéo đến, các ngôi nhà lần lượt đổ mặt đất như muốn cuộn lên, đồng thời xuất hiện hàng loạt đường nứt như đang xé toang mặt đất ra.

Tàu cướp biển Anh Cuộc báo thù của Nữ hoàng Ann nổi tiếng trong lịch sử
Tàu cướp biển Anh Cuộc báo thù của Nữ hoàng Ann nổi tiếng trong lịch sử

Biển như một cái chảo nước khổng lổ, đổ ập xuống cảng, nhấn chìm và phá hủy hàng trăm con thuyền đang neo đậu tại đây chỉ trong nháy mắt. Mọi người hò hét, giẫm đạp lên nhau chạy. Cơn chấn động qua đi, hai phần ba cảng đã bị chìm xuống biển, những tàn tích còn lại của các khu kiến trúc cũng bị sóng cuốn trôi.

Sau khi Jamaica giành được độc lập, chính phủ nước này quyết tâm tìm cho được thành phố đã bị chìm kia. Năm 1959, Chính phủ Jamaica ký một thỏa thuận rồi nhờ nhà khảo cổ học đại dương Robert Marksi tìm kiếm. Theo đó Robert chỉ có nhiệm vụ khai quật, còn toàn bộ số tài sản khai quật được sẽ thuộc quyền sở hữu của chính phủ Jamaica.

Trong khoảng thời gian sau đó, Robert đã tìm thấy một vài dấu tích còn sót lại của thành phố này, đã đào được một loạt đồ dùng sinh hoạt cùng châu báu, trị giá lên đến hàng triệu USD. Trong đó, có giá trị lịch sử nhất là chiếc đồng hồ quả quýt, kim đồng hồ khi đó chỉ  11 giờ 47phút, thời gian chính xác thành phố này bị sóng thần và động đất nhấn chìm. Ngoài ra là bức tượng không đầu, được xác định là tượng Quan Âm Bồ Tát của người Trung Quốc.

Sau 4 năm, Robert lấy lý do “có đào cũng không tìm thấy gì nữa” để rời khỏi Jamaica. Tất cả mọi người đều không tin rằng cảng Royal chỉ có từng ấy của cải, nhưng không ai có thể tìm được nguyên nhân đích thực trong việc Robert đột ngột rời khỏi Jamaica.

Năm 1990, trường Đại học A&M bang Texas, Mỹ nhận lời mời của Chính phủ Jamaica, tiếp tục công việc khai quật cảng Royal. Các chuyên gia của trường  Đại học A&M đã xác định chính xác nơi mà cảng Royal đã bị vùi lấp, xác định những gì mà Robert tìm được chỉ là một phần cực nhỏ trong số tài sản của cảng Royal, 99% trong số ấy hiện vẫn còn bị vùi dưới đáy đại dương.

Đến nay công cuộc tìm kiếm kho báu của cảng Royal vẫn đang tiếp tục, nhưng chính phủ Jamaica lại quyết định không vớt số tài sản đó lên, nếu được tìm thấy.

Lăng mộ lãnh chúa Sipan, Peru: xương người ngập trong vàng bạc

Peru là một nước cổ đại văn minh Nam Mỹ, bất cứ nơi đâu người ta cũng có thể thấy được dấu tích nền văn hóa cổ đại đó. Mộ thất của lãnh chúa Sipan được bọn trộm mộ phát hiện ra.

Trước năm 1987, trên các chợ đen quốc tế các cổ vật hầu hết đến từ Peru. Nhà khảo cổ học, tiến sĩ Arlva nhận thấy những cổ vật độc đáo này để lộ rằng rất có thể đã xảy ra một vụ cướp bóc, và số di vật này chắc chắn đã bị đánh cắp.

Ông đã cùng trợ lý của mình cấp tốc đến khu vực gần với thành phố Chiclayo phía tây Peru, vừa hỏi thăm vừa tìm kiếm, cuối cùng vào năm 1988 họ đã  phát hiện ra lăng mộ của lãnh chúa Sipan. Lăng mộ được xây dựng bí mật, xung quanh không hề có một dấu hiệu nào rõ rệt. Đây chính là nguyên nhân tại sao đến lúc đó nó vẫn chưa bị ai động tới.

Lăng mộ lãnh chúa Sipan
Lăng mộ lãnh chúa Sipan

Để bảo vệ đồ vật không bị bọn cướp lấy đi, tiến sĩ Arlva đã tình nguyện ở lại trong khu mộ, ngày ngày ra canh ở cửa ra vào cho đến khi các quan chức của Cục Bảo tồn di vật Quốc gia Peru đến. Các nông dân địa phương tức giận Arlva vì đã chặn đứng nguồn của cải của họ, họ đã tập trung ở cửa và dọa sẽ giết ông.

Nhưng rất may, các di vật cuối cùng cũng được bảo vệ trong quá trình khai quật. Sau đó, tiến sĩ Arlva đã đào thấy mộ thất của lãnh chúa Sipan được khóa kín, chưa ai từng bước vào.

Lãnh chúa Sipan dường như muốn đem toàn bộ tài sản mà ông tích lũy được lúc còn sống xuống suối vàng. Phần kinh ngạc nhất là có mấy chục xác chết của những người nô lệ, phụ nữ, trẻ em, mà trên thi thể của những người này toàn là đồ trang sức bằng vàng ròng. Trong toàn bộ mộ huyệt, các bộ xương của người chết chỉ lấm tấm lộ ra giữa những đống vàng bạc châu báu.

Vũ Anh Tiến (dịch)
(Theo Giáo dục & Thời đại, 6/2005)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này