Thiên hà xa xôi là những kẻ ăn chậm
THIÊN HÀ LÀ NHỮNG KẺ ĂN CHẬM, CHẲNG NGẤU NGHIẾN GAS TỪ SỰ VA CHẠM THIÊN HÀ
Các nhà thiên văn từ lâu đã nghi ngờ rằng các thiên hà phát triển lớn ra do nó ngốn vô số khí liên sao, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy họ thay vào đó chúng có thể đang ăn từ từ vật chất sao, như những “con bò vũ trụ” ăn từ từ những “đám cỏ”.
Các thiên hà trong vũ trụ xa xôi liên tục ăn đi nhiên liệu để hình thành sao của chúng trong một thời gian dài, điều này được phản ánh bởi nghiên cứu từ các quan sát bởi Kính không gian Spitzer của NASA. Và điều này đi ngược lại lý thuyết hiện tại, theo đó cho rằng các thiên hà có xu hướng nuốt nhiên liệu của chúng trong các vụ nổ nhanh chóng sau khi va vào các thiên hà khác, các nhà nghiên cứu cho biết.
Vì thế việc các thiên hà lớn gộp lại với nhau không phải là lý thuyết ưu thế đối với các thiên hà ở vũ trụ xa xôi. Thay vào đó chúng phát triển lớn hơn là nhờ vào việc sử dụng chính năng lượng từ bên trong, điển hình là dòng khí ổn định, làm tăng tốc độ hình thành sao nhanh hơn so với chúng ta từng nghĩ.
Đặt câu hỏi cho lý thuyết hiện nay
Các thiên hà, như Ngân hà của chúng ta là tập hợp gồm sao, khí và bụi. Chúng phát triển nhờ vào việc “ăn” đi khí và chuyển chúng thành các ngôi sao. Các nhà thiên văn từ lâu đã tự hỏi nơi các thiên hà xa xôi, hình thành từ vũ trụ sơ khai, lấy các khí này như thế nào.
Các nhà nghiên cứu cho biết lý thuyết được ủng hộ nhất là thiên hà lớn lên bằng cách kết hợp với các thiên hà khác, năng lượng có được từ khí bị khuấy động trong va chạm.
Các nhà khoa học điều hành kính Spitzer đã quan sát hơn 70 thiên hà xa xôi tồn tại khoảng 1 đến 2 tỷ năm sau Big Bang.
Một kết quả ngạc nhiên
Trước sự ngạc nhiên của các nhà thiên văn học, những thiên hà đang dần nuốt lấy bức xạ gọi là “H Alpha”. Bức xạ này xuất phát từ khí hydro bị bắn bởi ánh sáng tử ngoại từ các ngôi sao. Mức độ H Anpha chỉ ra rằng các ngôi sao đang hình thành rất mạnh mẽ.
70% các thiên hà được điều tra có dấu hiệu của bức xạ H Alpha rất mạnh. Ngược lại, chỉ có 0,1% các thiên hà trong vũ trụ lân cận của chúng ta có dấu hiệu này, các nhà nghiên cứu cho biết.
Các nghiên cứu trước đây sử dụng các kính viễn vọng thu ánh sáng tử ngoại chỉ tìm được 1/6 sự hình thành sao so với Spitzer, thu ánh sáng hồng ngoại. Các nhà khoa học nghĩ rằng sự khác biệt có thể là do một lượng lớn bụi, che khuất nhiều bước sóng của ánh sáng nhưng cho phép bức xạ hồng ngoại thông qua.
Nhóm nghiên cứu phát hiện cho thấy rằng các thiên hà “ăn” dần năng lượng của chúng trong thời gian hàng trăm triệu năm, tạo ra một số các ngôi lớn bất thường – một trong số chúng có khối lượng gấp 100 lần khối lượng của mặt trời của chúng ta.
TUẤN THANH – HAAC
THEO SPACE.COM