Chuyện cảm động của mẹ con sĩ tử trốn nhà đi thi

09/07/11, 09:47 Tin Tổng Hợp

Câu chuyện được hai mẹ con chị Cao Thị Diện và sĩ tử Nguyễn Văn Thành chia sẻ tại nhà thờ Phan xi cô (quận 1, TP.HCM) sau khi thi xong khối A vào khoa Vật lý trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

Quê ở Bố Trạch, Quảng Bình, Thành là người con thứ hai trong gia đình có bốn anh chị em và là người con duy nhất được học hành tới nơi tới chốn. Đứa em út nay mới vào lớp một, người anh cả đã dở dang con đường học vấn, đứa em sau Thành thì vừa mổ tim nên cũng sẽ không thể tiếp tục học cấp ba.

Hai mẹ con cùng trốn nhà “vượt vũ môn”

Hành trang là những kiến thức tự ôn, Thành rời nhà một mình khăn gói ra Huế để bắt tàu vào Sài Gòn. Với một ít tiền dành dụm được của bà con, họ hàng giúp đỡ, khi Thành đi được vài ngày, mẹ Thành – chị Cao Thị Diện không thể cầm lòng được, đành trái ý chồng vào với con để cùng Nam tiến.

Chỉ bằng tấm lòng thương con vô bờ, người mẹ ấy đã bỏ lại sau lưng câu nói “sống chết mặc bay” của chồng mình “hai mạ con bây tự lo đi, đậu rớt gì tau cũng không lo đâu”. Lấy gì lo, khi mà nhà Thành còn đang nợ 50 triệu đồng tiền mổ tim cho con, mỗi tháng phải trả 500.000 đồng tiền lãi. Bố Thành đi đốt than, làm thuê từ sáng sớm đến tối mịt mới về mà thu nhập chẳng đáng là bao. Thành biết rằng không phải bố không thương mình mà vì “có lo cũng không biết lấy gì mà lo”. Chị Diện cũng biết, biết được sự bất lực trong câu nói ngỡ như bất cần của chồng.

Chân ướt chân ráo vào Sài Gòn, hai mẹ con không biết gì về đường sá, may sao nhận được sự giúp đỡ của nhiều người, chặng đường của Thành và chị Diện mới suôn sẻ được đến ngày thi.

Chuyện cảm động của mẹ con sĩ tử trốn nhà đi thi

Hai mẹ con sĩ tử Nguyễn Văn Thành tại nhà thờ Phan xi cô (quận 1, TP.HCM)

Người mẹ ngậm ngùi kể lại: “Bố không cho nó đi thi đâu, thấy nó ôn bài là đòi đốt hết sách vở. Nhưng nhờ bà con hàng xóm cho ít tiền, nó ôn được mấy bữa rồi tự ý đi luôn. Nó ham học lắm. Tôi thương nó đường thành phố lạ lẫm, thế nào cũng bị lạc nên bỏ chồng với ba đứa nhỏ ở nhà, lên đây với nó. Hai mẹ con bị lạc đường, may sao được các thanh niên tình nguyện dẫn vào nhà thờ Phan xi cô ở vài ngày. Giờ cũng không dám nghĩ gì nhiều, chỉ mong sao nó thi đỗ rồi tôi kiếm việc gì làm có tiền cho nó về Huế thi tiếp Đại học Y”.

Thành dễ tạo thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên nhờ ánh mắt sáng và khuôn mặt lúc nào cũng nở nụ cười lạc quan. Em không ngại ngần khi kể về hoàn cảnh gia đình khó khăn của mình và mỉm cười hạnh phúc khi nói về mẹ: “Mạ em hiền lắm, mở ti vi còn không biết mở nữa”.

Cần tình người để tiếp thêm sức mạnh

Từ khi vào Sài Gòn, chị Diện và Thành đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều người. Đầu tiên là các bạn sinh viên Tiếp sức mùa thi dẫn đường đến nhà thờ Phan xi cô. Tiếp đó, nhà thờ cho ăn nhờ bữa cơm (vì lượng thí sinh ở đây rất đông, nhà thờ chỉ đủ điều kiện giúp đỡ chỗ ở), các bậc phụ huynh khác cùng dắt con em mình đi thi đã quan tâm, đỡ đần mẹ con chị Diện rất nhiều.

Bà Nguyễn Thị Thưa, quê ở Xuyên Mộc, Vũng Tàu, cũng đi với con trai vào Sài Gòn thi trường Đại học Khoa học Tự nhiên, cho biết: “Ngày đầu mới gặp, tôi thấy lạ lắm. Bà ấy không dám ăn gì cả, chi tiêu cũng rất hà tiện. Đưa con 10.000 đồng mua cơm, mình thì bữa ăn bữa nhịn, có ăn cũng chỉ mua 5.000 đồng thôi. Biết được hoàn cảnh khó khăn, nhà thờ thấy thương nên giúp cho hai mẹ con ăn vài bữa. Ở nhà có đứa bị bệnh, 2 vợ chồng chỉ làm thuê sao nuôi nổi. Tôi dẫn về nhà, ngồi trên xe bà ấy cũng không dám ngồi, rửa chén bát cũng không biết vặn vòi nước, bật bếp gas cũng sợ nổ, ăn cũng không dám ăn nhiều”.

Người vài chục, người một trăm… cho vài bữa cơm đắt đỏ giữa Sài Gòn những ngày thi cử và tiền mua vé tàu về Huế thi tiếp Đại học Y. Nhưng chỉ thế thôi thì con đường đến với giảng đường của Thành vẫn còn xa xôi lắm. Dẫu vậy, ai cũng nhận thấy sự lạc quan trong đôi mắt và nghị lực của hai mẹ con quê ở vùng núi nghèo Quảng Bình.

Được hỏi về thái độ của bố từ hồi hai mẹ con đi Sài Gòn tới giờ, Thành cười xoà: “Bố em không liên lạc. Nếu đỗ, em sẽ tự lo kiếm tiền học, trượt thì về nhà ôn lại năm sau thi. Em cũng không dám chắc gì hết, giờ chỉ cố gắng hết sức cho khối B sắp tới”.

Mọi sự giúp đỡ 2 mẹ con sĩ tử Nguyễn Văn Thành của quý độc giả, xin vui lòng liên hệ: Nguyễn Văn Thành, thôn 2, xã Lâm Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình; số điện thoại: 01689.284.038.

Đặng Sinh – Trâm Bi

Theo Bưu Điện Việt Nam

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này