Nhìn lại thủ phủ xe hơi Mỹ, từ hoàng kim tới phá sản
Từ một thành phố sầm uất, trung tâm của ngành công nghiệp ô tô Mỹ, Detroit đã trở thành một nơi hoang tàn và sụp đổ thế nào? Ảnh BBC
Detroit là quê hương của ba hãng xe lớn nhất nước Mỹ là Ford, General Motors và Chrysler. Trong những năm 1950, cứ 5 xe xuất xưởng trên thế giới thì 4 chiếc được ra đời tại Detroit và 2 trong số đó là của GM. Người dân Detroit có mức thu nhập cao nhấ
Ở thời hoàng kim, thành phố này phát triển vô cùng rực rỡ. Từ những năm 1930, nơi đây đã có những tòa nhà cao chọc trời như tòa nhà 47 tầng Penobscot Building hay City Hall.
Detroit trở thành thành phố lớn nhất nước Mỹ phải đệ đơn phá sản với tổng số nợ công lên tới hơn 18 tỷ USD. Nhưng trước đó đây là cái nôi của ngành công nghiệp Mỹ và là nơi Henry Ford cho ra đời mẫu xe đầu tiên của Ford T Ford model.
Số người rời bỏ thành phố này ngày càng nhiều và thành phố dần trở nên hoang tàn.
Cùng với sự đi xuống của ngành công nghiệp xe hơi Mỹ nói chung và 3 đại gia Ford, GM và Chrysler nói riêng, tình trạng tài chính của Detroit cũng suy sụp vì quản lý không chặt chẽ và tham nhũng.
Tỷ lệ thất nghiệp của thành phố này hiện là 18,2% và hơn 1/3 số hộ dân của Detroit được xếp vào loại nghèo tại Mỹ.
Tuy nhiên, cuộc suy thoái của ngành công nghiệp ôtô Mỹ những năm 1970, 1980 đã khiến nhiều người tại đây rơi vào cảnh thất nghiệp.
Dịch vụ công gần như không hoạt động. Gần 70.000 cơ sở công bao gồm bệnh viện, trạm cứu hỏa bị bỏ hoang.
Tài chính thiếu hụt khiến những dịch vụ công đi xuống, số tội phạm cũng gia tăng.
Dân số của thành phố này giảm xuống từ 2 triệu xuống trong những năm 1950 còn 713.000 người. |
(vtc.vn)