Nguy cơ ‘chiến tranh nước’ khi sông Nile bị ‘xẻ thịt’

11/06/13, 20:57 Thế giới

Tổng thống Ai Cập Mohamed Mursi cho biết Ai Cập không muốn chiến tranh với
Ethiopia nhưng sẽ để ‘ngỏ mọi phương án’ trong cuộc tranh cãi về dự án đập khổng
lồ Addis Ababa đang được xây dựng trên sông Nile.

chiến tranh nước, sông Nile, đập thủy điện,
Sông Nile

‘Chiến tranh vì nguồn nước’

Một mặt, ông Mursi nói rằng ông hiểu nhu cầu phát triển của các quốc gia
nghèo hơn ở vùng thượng lưu sông Nile, nhưng mặt khác, ông cũng nói rằng Ai Cập
sẽ không chấp nhận việc giảm lưu lượng nước trên con sông mà nền văn minh của họ
đã hình thành trên đó hàng thiên niên kỷ.

Những lối nói cứng rắn, bao gồm cả việc sử dụng hành động quân sự mà các
chính trị gia Ai Cập đưa ra tuần trước đã dấy lên lo ngại về một ‘cuộc chiến
tranh vì nguồn nước’ giữa hai quốc gia đông dân thứ hai và thứ ba tại châu Phi.

“An ninh nước của Ai Cập không thể bị xâm phạm bằng bất kỳ cách nào. Là người
đứng đầu nhà nước, tôi cam đoan với các bạn rằng mọi phương án đều đang để ngỏ”
– ông Mursi nói. “Chúng ta không kêu gọi chiến tranh, nhưng chúng ta không bao
giờ để cho an ninh nước bị đe dọa”.

Liên hệ tới một bài hát cổ của Ai Cập về sông Nile, ông Mursi nói rằng “máu
sẽ đổ dù dòng sông chỉ mất đi một giọt nước”.

Ai Cập với dân số 84 triệu người sử dụng hầu hết nguồn nước sông Nile mà họ
tiếp cận được để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt. Ai Cập bảo vệ quan điểm của mình
bằng cách dẫn ra các hiệp ước từ thời thuộc địa trong đó bảo đảm một phần lớn
nguồn nước cho quốc gia này. Tuy nhiên, Ethiopia với dân số đông thứ hai châu
Phi nói rằng các tuyên bố này đã hết thời.

Các quốc gia châu Phi khác như Uganda, Kenya, Tanzania, Burundi, Rwanda và
Congo đều lo ngại về việc phát triển các nguồn nước ở lưu vực sông Nile.

Tác động tiêu cực

Ethiopia nói rằng con đập có tên ‘Sự hồi sinh Huy hoàng’ do một hãng của
Italy đang xây dựng trên dòng Nile Xanh gần biên giới Sudan sẽ đảm bảo nguồn
cung điện năng để họ có thể xuất khẩu, đồng thời sẽ không làm giảm nguồn cung
nước về lâu dài trên dòng Nile một khi mà lượng nước khổng lồ cho con đập được
tích trữ đủ.

Ethiopia nói rằng họ sẽ không dùng nước này để tưới tiêu.

Nhưng Ai Cập đã bày tỏ ngạc nhiên và cảnh báo khi các kỹ sư bắt đầu bắt đầu
công việc quan trọng vào cuối tháng này nhằm nắn dòng chảy của con sông để bắt
đầu các phần chính của khu vực.

Trong khi Ai Cập lo ngại rằng dòng chảy của sông sẽ bị ảnh hưởng và con đập
sẽ chỉ mang lại ‘các hậu quả tiêu cực’, thì Sudan lại ủng hộ dự án này, nói rằng
họ sẽ sản xuất điện nhờ hệ thống thủy điện trên sông.

Những tác động mà do con đập gây ra đối với khu vực hạ lưu sông Nile đã được
tranh cãi nhiều lần và vẫn chưa có các chi tiết rõ ràng. Mặc dù kinh tế khó khăn
nhưng Ethiopia vẫn nói rằng họ có thể chi trả cho dự án này, và đã nhận được
khoản vay ưu đãi 1 tỉ USD của Trung Quốc để xây các đường dây tải điện.

Trong khi việc để nước đi qua các con đập thủy điện này có thể không làm giảm
lưu lượng nước nhiều, nhưng việc chứa đầy các hồ thủy điện có thể tác động tới
dòng chảy trong một khoảng thời gian nhất định. Nước bay hơi trong các hồ chứa
có thể làm giảm hẳn lượng nước chảy xuống hạ lưu.

Thủ tướng Ai Cập nói với Quốc hội rằng cần có nhiều thời gian hơn nữa để
nghiên cứu về dự án của Ethiopia và đối thoại với Sudan nhằm tối ưu cho thiết kế
của con đập và làm sao chứa nước mà không ảnh hưởng tới dòng chảy của sông Nile.

Lê Thu (theo Reuters)

(vietnamnet.vn)

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc