Phương Tây nên đào sâu vào Trại lao động Mã Tam Gia

24/04/13, 18:40 Tin Tổng Hợp
Hệ thống trại lao động của Trung Quốc gây nhiều tranh cãi. Cảnh sát có thể giam người vào đó tối đa là 4 năm mà không cần xét xử. Nhưng những lạm dụng nhân quyền ở trong đó chưa bao giờ nhận được sự chú ý rộng rãi trong công chúng Trung Quốc. Đó là bởi vì hầu hết các cáo buộc cho đến nay là của những người theo tập Pháp Luân Công. Đảng Cộng sản Trung Quốc đàn áp và bôi nhọ môn tập luyện tinh thần này từ năm 1999 đến nay.

Nhưng bài báo “Bước ra khỏi Mã Tam Gia” có thể thay đổi điều đó. Bài viết của Tạp chí Ống kính ở Trung Quốc đã phơi bày chi tiết sự tra tấn khủng khiếp ở một trong những trại lao động khét tiếng nhất Trung Quốc. Đó là điều chưa một phương tiện truyền thông ở Trung Quốc nào đã từng làm.

Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp theo dõi cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Giám đốc Điều hành Levi Browde nói với NTD rằng bài báo nên là lời nhắc nhở cho việc điều tra thêm nữa.

Ông Levi Browde nói:

“Rõ ràng là có những tiếng nói ở bên trong Trung Quốc cố gắng phơi bày những lạm dụng này. Và tôi nghĩ rất quan trọng rằng Phương Tây bước lên và theo đà đó đào sâu hơn vào câu chuyện này. Có rất nhiều điều về Mã Tam Gia hơn là những gì được đưa tin trong bài báo này, mặc dù đó đã là một khởi đầu tốt. Quan trọng là chúng ta không để nó dừng ở đó, bởi vì rõ ràng là có rất nhiều mâu thuẫn về một số người cố gắng đưa báo cáo này ra, và chúng ta cần phải tiến hành việc đó.”

Bài báo trên Tạp chí Ống kính không nhắc đến Pháp Luân Công. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc không được đưa tin về cuộc đàn áp này. Nhưng bài báo có nhắc đến một “nhóm người đặc biệt” bị nhắm vào trước hết để tra tấn và ngược đãi.

Liu Hua, người đã viết cuốn nhật ký mà bài báo này được viết dựa trên, nói rằng bà đã chứng kiến những người tập Pháp Luân Công bị tra tấn trong trại lao động đó.

Bà Liu Hua, cựu tù nhân ở Mã Tam Gia, nói:

“Tất cả răng bà ấy đều bị đánh bật tung ra. Bà ấy vào đó năm 2010 và không chịu ký bất cứ tuyên bố hối hận nào, vì thế một đội trưởng trong trại lao động đã đánh đập bà, khi bà rời đó ngày 15 tháng 7 năm 2012, bà đã không còn một chiếc răng nào. Tất cả đều đã bị đánh bật tung ra hết.”

Bài báo trên Tạp chí Ống kính rõ ràng là đã gây lo sợ cho một số người trong ban lãnh đạo Trung Quốc. Sau khi ở trên mạng qua cuối tuần, hệ thống kiểm duyệt Internet đã hành động. Hiện nay hầu hết các bài đăng lại, bao gồm cả bản gốc đã bị gỡ xuống.

Theo ntdtiengviet

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi