Nỗi ám ảnh của Nga về chiến tranh Triều Tiên

18/04/13, 07:56 Tin Tổng Hợp

 

Triều Tiên, tấn công, gây hấn, hạt nhân, tên lửa, chiến tranh, căng thẳng leo thang, bán đảo Triều Tiên
Hình minh họa thảm họa hạt nhân. Ảnh: WPP

 

“Sẽ có khoảng 5 cho tới 6 vụ Chernobyl xảy ra chỉ trong một vùng lãnh thổ tương đối nhỏ” – nhận định của Alexander Zhebin, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Triều Tiên tại Học viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga.

Ngay cả Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng cảnh báo: nếu như mọi chuyện trên bán đảo Triều Tiên xấu đi, điều này có thể khiến cho thảm họa “Chernobyl… chỉ như trò chơi con trẻ”.

Các chuyên gia nhận định nếu bán đảo Triều Tiên xảy ra chiến sự, gây ra bụi phóng xạ thì đó khó có thể là hậu quả từ một vụ tấn công bom hạt nhân mà rất có thể là từ các loại tên lửa thông thường.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị công Vladimir Yevseyev nói rằng hiệu quả của tên lửa đạn đạo của Triều Tiên vẫn chưa thuyết phục.

Hơn nữa, lãnh đạo quốc gia này vẫn còn ngần ngại vi phạm lệnh cấm tấn công hạt nhân của quốc tế.

Nhưng Yevseyev nói rằng vào lúc này, việc ngầm phá hoại hoặc không kích bằng vũ khí thông thường vào 23 lò phản ứng hạt nhân của Hàn Quốc là điều rất có thể xảy ra.

Trong trường hợp đó, các bụi phóng xạ có thể bay tới vùng Viễn đông của Nga với 6,2 triệu dân.

Thậm chí ngay cả khi có thể tránh được đe dọa hạt nhân, một cuộc chiến có thể làm bùng nổ làn sóng di cư rời bỏ vùng đất bị kiệt quệ về kinh tế – ông Zhebin thuộc Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên nói.

Ông Lankov thuộc Đại học Kookmin nói thêm: một làn sóng dân Triều Tiên nhập cư, có thể bao gồm cả những người đào ngũ có vũ trang từ quân đội gần 1,2 triệu người của mình, sẽ đổ bộ sang Nga và Trung Quốc.

Dù đường biên giới Trung – Triều dài hơn nên phần lớn di dân sẽ đổ vào Trung Quốc, nhưng các chuyên gia cho biết Nga đã cân nhắc tới việc đóng cửa đường biên giới dài 14km với Triều Tiên trong tình huống khẩn cấp và đặt cảnh báo ở mức cao nhất đối với các đơn vị khẩn cấp và quân đội, bao gồm cả tàu ngầm hạt nhân, nhưng không nhằm đánh chặn.

Thậm chí, các chuyên gia còn cảnh báo về nguy cơ các tên lửa đạn đạo đi lạc. Nếu như Mỹ tham chiến, tên lửa của Mỹ có thể đánh trúng Nga hoặc Trung Quốc.

Ông Zhebin dẫn ra trường hợp các cuộc chiến ở Nam Tư và Iraq, tên lửa của Mỹ đều bắn sai mục tiêu hoặc vào các vùng đất ở cách xa mục tiêu tấn công.

Việc đánh chặn các tên lửa đi lạc có thể còn khó khăn hơn nhiều vì Nga không có lực lượng phòng thủ tên lửa chiến lược nào ở vùng viễn Đông.

Tuy nhiên, Nga lại có hạm đội Thái Bình Dương với 10 tàu ngầm hạt nhân ở ngoài biển (mặc dù đây chỉ là một sự đề phòng bất trắc chứ không phải là nhằm đánh chặn các tên lửa này).

Ông Lankov cho rằng cách duy nhất có thể khiến cho tình trạng đối đầu ở Triều Tiên leo thang thành một cuộc chiến toàn diện là khi các binh lính hiếu chiến trên trận địa quay sang bắn lẫn nhau do hiểu nhầm, bất chấp các mong muốn của lãnh đạo hai miền trên bán đảo Triều Tiên.

“Tôi nghĩ là chẳng bên nào muốn tiến hành các hành vi thù địch một cách cố ý, nhưng hiện nay có một nguy cơ rất cao là các cuộc đụng độ vô tình xảy ra có thể làm nổ tung tình hình” – Đại sứ Grigory Logvinov nói.

Có vẻ như hiểu rõ mối nguy hiểm nên lãnh đạo trẻ của Triều Tiên đã yêu cầu quân đội ở vùng biên giới phía nam tránh nổ súng trước để không bị phản công.

Zhebin nói rằng Bình Nhưỡng không có cơ may giành phần thắng nếu chiến tranh toàn diện nổ ra.

Ông này nói thêm việc Bình Nhưỡng phô trương vũ khí hạt nhân có thể chỉ là nỗ lực để buộc cả thế giới công nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân, tương tự như Ấn Độ, Pakistan và Israel.

Thay vào đó, Lankov nói rằng một vụ đụng độ nhỏ có thể xảy ra trong năm nay, vì ‘Triều Tiên sẽ chẳng cảnh báo gì nếu họ thật sự muốn nổ súng’.

Nhưng ngay cả trong các tình huống đó, liệu Nga có thật sự bị đe dọa? Thực tế, Nga có thể không bị hề hấn gì khi chiến tranh ở Triều Tiên nổ ra.

Andrei Lankov nói rằng việc trông chờ một cuộc chiến chỉ bởi các tuyên bố của Triều Tiên là quá xa vời.

“Tôi không thấy có bất kỳ đe dọa thật sự nào đối với Nga” – Vladimir Dvorkin, một vị tướng về hưu đang giảng dạy tại Học viện Kinh tế Quốc tế nói.

 

 

 

theo vnn

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi