Chưa là Quốc bảo, cụ Rùa đã lại ‘nổi lên’

16/04/13, 09:22 Tin Tổng Hợp

Sự thiếu tự tin trong lĩnh vực văn hóa còn là hệ quả của những đứt gãy văn hóa, mà sự đổ vỡ hôm nay là một phần của hành vi chối bỏ quá khứ. Thật trớ trêu, thay vì sửa chữa và làm thăng hoa nó ở lĩnh vực văn hóa, tâm linh, thì người ta lại dùng lý luận hiện thực để phủ bác ngay cả những huyền thoại ít nhiều gắn bó với lịch sử dân tộc.

Mấy ngày nay cụ Rùa Hồ Gươm” lại được “nổi lên” trên sóng dư luận khi Phó GS.TS Hà Đình Đức và GS Vũ Đức Vượng đề nghị cụ trở thành “bảo vật quốc gia”.

Mâu thuẫn và thiếu thuyết phục

Thế nào thì được gọi là “bảo vật quốc gia”?

Tiêu chí đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra, nhưng cũng không phải đã hết tranh cãi. Bởi nếu áp dụng tiêu chí ấy, thì Việt Nam chả có mấy thứ được gọi là “bảo vật quốc gia”, dù Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định công nhận đợt một cả thảy 30 “bảo vật quốc gia” từ cổ đến kim.

Cụ thể những báu vật có niên đại gần đây nhất là “Pháo cao xạ 37mm M1939”, “Máy bay MiG-21F96, số hiệu 5121”, “Sổ trực ban Chiến dịch Hồ Chí Minh”, “Xe tăng T-54B, số hiệu 843”, “Xe tăng T-59, số hiệu 390”.

Việc cụ Rùa Hồ Gươm có được công nhận là “bảo vật quốc gia” hay không, chẳng thuộc thẩm quyền của những người đề nghị. Song người viết chỉ thấy cách mà một số người phản đối đưa cụ lên tầm “quốc bảo” là khá mâu thuẫn và thiếu thuyết phục.

Ông Dương Trung Quốc nói: “Tôi đồng ý Rùa Hồ Gươm mang giá trị đặc biệt về văn hóa, tâm linh, khoa học. Nhưng nếu đưa nó trở thành bảo vật quốc gia thì chắc là chưa cần thiết…“.

Thử hỏi, ở Việt Nam có bao nhiêu con người, con vật, đồ vật được mang giá trị đặc biệt về văn hóa, tâm linh, khoa học như ông Dương Trung Quốc nói? Vậy đến bao giờ thì “cần thiết” để đưa những giá trị đặc biệt như vậy vào danh mục “bảo vật quốc gia”?

GS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia nói: Làm gì có chuyện vua Lê Lợi đi trên hồ Hoàn Kiếm. Đấy chỉ là huyền thoại. Đồng nhất huyền thoại với lịch sử là sai. Tất nhiên huyền thoại mượn một số tình tiết trong lịch sử nhưng nó vẫn không phải lịch sử.

Xin hỏi, truyền thuyết Hồng Bàng, Lạc Long Quân, liên quan đến chuyện tiên rồng phối ngẫu đẻ ra trăm trứng, để bây giờ người Việt tự hào xưng mình là con Lạc, cháu Hồng, với ngót nghét 4.000 lịch sử, thì có gì không phải lịch sử như ông Ngô Đức Thịnh nói hay không? Chẳng lẽ cùng là những giá trị tinh túy, sống động của truyền thuyết dân gian như nhau, nhưng cũng có phân biệt đối xử?

GS Trần Lâm Biền thì cho rằng: Cũng phải nhìn lại nguồn gốc văn hóa của rùa. Rùa hay con giải và rắn là thủy quái gây lũ lụt…Có một truyền thuyết ở vùng Chèm, Hà Nội. Theo đó, người giữ đê trên đó đã phải đi bắt con giải – vốn thường xuyên phá đê. Cụ thò tay xuống khuấy nước rồi sau đó chặt nó làm ba. Dấu tích của ba phần con giải đó giờ là ba cái gò xung quanh. Tích truyện về con rùa – con giải là như thế.

Rồi GS Trần Lâm Biền còn tiện thể “sáng tác” luôn cả truyền thuyết: Rùa (giải) và rắn gây lũ lụt. Cho nên cụ Lê Lợi mới dùng kiếm – biểu tượng của sấm chớp ném xuống, chém xuống. Như thế có nghĩa là để chống lầy chống lụt. Từ ý nghĩa đó nên mới có tích truyện trả kiếm cho rùa….

Xin hỏi các nhà khoa học, rùa và rắn có phải là loài thủy quái gây ra lũ lụt không? Tại sao GS Biền lại “ngây thơ” đến mức dùng một truyền thuyết để phủ nhận một truyền thuyết. Tiếc thay, từ phát biểu này của GS Trần Lâm Biền, cũng như qua câu ca dao “Tiếc thay thân phận con rùa/ Lên đình cõng hạc xuống chùa đội bia” mà một số người nghiễm nhiên… kết tội rùa là một con vật biểu trưng cho sự phá hoại, lũ lụt, phải lên chùa đội bia để chuộc lấy tội lỗi…

Rùa Hồ Gươm, Quốc Bảo, Hồ Gươm, Hà Đình Đức , du lịch VN

Cụ Rùa Hồ Gươm. Ảnh: VNE

Rùa là loài vật thiêng nằm trong hệ thống tứ linh (long, lân, quy, phụng). Cũng chẳng khó khăn gì để tìm hiểu giá trị văn hóa và tâm linh của loài rùa ở một số quốc gia châu Á. Rùa biểu tượng cho sự hài hòa, trường cửu, bụng rùa vuông phẳng tượng trưng cho đất, mai rùa tròn cong tượng trưng cho trời. Bản thân rùa cũng là loài có tuổi thọ cao vào bậc nhất trong các loài động vật, và chẳng phải ngẫu nhiên mà người Việt lại có thói quen gọi Rùa Hồ Gươm bằng “cụ”.

Tại sao người ta không đặt ra câu hỏi, vì sao dân gian (kể cả các vị mưu thần) thời xưa không bịa ra truyền thuyết “thần Kim Quy” hay “truyền thuyết Hồ Gươm” bằng những con vật thiêng khác mà cứ phải gắn với con rùa? Trong tâm thức dân gian, sự xuất hiện của rùa ít nhiều có tính “điềm báo”, và cho đến tận hôm nay, vẫn có người liên hệ đến các sự kiện rùa nổi để tiên đoán những điều lành dữ…

Do đó, cần phải nhìn cụ Rùa Hồ Gươm dưới góc độ văn hóa, tín ngưỡng tâm linh dân gian, để tìm ra những mô-típ chung quanh những sự kiện lịch sử của nó. Như vậy mới hiểu vì sao những “mưu thần” xưa phải tranh thủ hình ảnh Rùa Hồ Gươm, thêu dệt những câu chuyện ly kỳ để tạo hiệu ứng dư luận.

Nếu chọn một loài vật khác, tác dụng của dư luận sẽ như thế nào? Chắc chắn, những người giỏi về thuật thế “tung tin đồn” (dù được xem là “yếm trá” trong binh gia), cũng không dại gì đi chọn một con vật không có uy linh gì trong dân gian để mà thổi lên thành câu chuyện đậm chất huyền thoại như vậy.

Bụt chùa nhà không thiêng?

Bây giờ thì sao, ngay cả một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết như ông già Noel còn được không ít người biến thành biểu tượng trong mỗi dịp Giáng sinh, vậy mà ít ai quan tâm đến cái ảo nghiễm nhiên được “hóa thật” ấy. Trong khi đó, Rùa Hồ Gươm gắn với những truyền thuyết tốt đẹp, thì chúng ta lại máy móc đòi hỏi phải là “hiện thực” cân, đong, đo, đếm được. Tại sao chúng ta cứ phải thực dụng với cái đẹp, cái thiêng như thế? Tại sao chuyện gì cũng đổ hết cho vài từ “mê tín dị đoan” là coi như xong chuyện?

Những cách nhìn chưa toàn diện về văn hóa, đặc biệt là văn hóa dân gian, đang chỉ ra một sự thiếu tự tin trong lĩnh vực văn hóa, nên một số người Việt hiện nay sợ dư luận, sợ tất cả những thứ liên quan đến bình chọn “bảo vật”, hay “quốc hồn quốc túy” cho đất nước mình. Vì thế, có những giá trị văn hóa ít nhiều mang tính chất nội sinh thì bị phủi đi, trong khi vay mượn đủ trò từ bên ngoài, thì lại chẳng ý thức hết được về nó. Chẳng phải Bụt chùa nhà không thiêng đang là một nghịch lý trong đời sống ứng xử văn hóa hiện nay?

Tuy nhiên, sự thiếu tự tin trong lĩnh vực văn hóa còn là hệ quả của những đứt gãy văn hóa, mà sự đổ vỡ hôm nay là một phần của hành vi chối bỏ quá khứ. Thật trớ trêu, thay vì sửa chữa và làm thăng hoa nó ở lĩnh vực văn hóa, tâm linh, thì người ta lại dùng lý luận hiện thực để phủ bác ngay cả những huyền thoại ít nhiều gắn bó với lịch sử dân tộc.

Mỗi lần cụ Rùa Hồ Gươm nổi lên, cụ muốn “đòi lại” chúng ta điều gì? Có người bảo chẳng gắn với một điềm gì cả, chỉ là do môi trường nước bị ô nhiễm mà thôi. Ô hay, một cái hồ trong vắt thiêng liêng, gắn với biết bao tình cảm của người Việt, mà còn để cho ô nhiễm đến mức cụ Rùa không thể thở nổi, thì những thứ cha chung không ai khóc, những thứ thuộc về thiên nhiên kia, người ta không thẳng tay tàn phá, không gây ô nhiễm mới là lạ.

Chính bởi cứ nhìn “một mặt vấn đề” như thế, nên dễ hiểu vì sao nhiều giá trị văn hóa, tâm linh khó có thể cất cánh bay bổng được. Trong khi huyền thoại truyền thuyết vốn là một phần sống động thể hiện ước mơ và khát vọng của con người. Ước gì, mỗi khi động đất, mưa đá, lũ lụt, hạn hán, rùa nổi…, được hiểu như “điềm trời”, những người quản trị quốc gia lại thức tỉnh sửa mình, nghĩ nhiều hơn đến những việc hệ trọng của dân của nước, giảm bớt luật hình, cắt giảm thuế khóa, gìn giữ biên cương…

Người viết cho rằng quan niệm thế nào là “bảo vật quốc gia” cũng có tính lịch sử, bởi rõ ràng những đồ vật, con con vật ngày xưa mà chúng ta phải tiến cống cho phương Bắc đều là những thứ quý hiếm thuộc vào hàng quốc bảo, mà bản thân những kẻ xâm lược đó cũng đã “ngửi” ra để yêu sách, những vật càng gắn với huyền thoại càng gây hứng thú.

Quan niệm về vật báu quốc gia cũng dần thay đổi theo thời gian, nhưng đối với những loài vật khoác áo huyền thoại như rùa, dù chúng ta không bày ra cái chuyện tôn vinh là “bảo vật”, thì nghiễm nhiên cụ Rùa vẫn là một trong những loài vật linh thiêng trong văn hóa, tín ngưỡng truyền thống. Bây giờ chúng ta có tôn vinh cụ Rùa là bảo vật quốc gia, thì cũng chỉ là tái lập sự khẳng định đó trong tâm thức của người Việt từ nghìn đời nay mà thôi.

Hơn nữa, truyền thuyết rùa Hồ Gươm dâng kiếm cho Lê Lợi đánh tan giặc Minh xâm lược, đằng sau tên gọi Hoàn Kiếm còn là chuyện đề cao chữ tín, mượn thì phải trả. Hay ý nghĩa thời bình dùng văn, thời loạn dụng võ. Đó là chưa kể đến những ẩn ý khác, khi rùa phải ngoi lên nhắc chuyện trả gươm, thì phải biết gươm ấy chỉ nên dùng để đánh giặc ngoại xâm, chứ không nên dùng để thanh trừng nhau. Có gươm thiêng trong tay mà dùng sai mục đích, thì cũng đáng đòi lại lắm.

Bài thơ mà Đinh Liệt, một vị công thần nhà Lê viết ra cũng nói rõ cái ý ấy: Trong thuở hàn vi bừng sáng nghĩa/Hoà bình hạnh phúc dễ mờ nhân?/Cầm cân mà để cân sai lệch/Nát đạo cha con tối nghĩa thần.

Mỗi lần cụ Rùa Hồ Gươm nổi lên, cụ muốn “đòi lại” chúng ta điều gì? Có người bảo chẳng gắn với một điềm gì cả, chỉ là do môi trường nước bị ô nhiễm mà thôi. Ô hay, một cái hồ trong vắt thiêng liêng, gắn với biết bao tình cảm của người Việt, mà còn để cho ô nhiễm đến mức cụ Rùa không thể thở nổi, thì những thứ cha chung không ai khóc, những thứ thuộc về thiên nhiên kia, người ta không thẳng tay tàn phá, không gây ô nhiễm mới là lạ.

Đó chẳng phải là “điềm báo” rằng môi trường mà rùa thần có tuổi thọ lâu dài như thế còn bức bối không chịu nổi, thì con người biết phải sống ra sao với đủ thứ ô nhiễm môi trường và ô nhiễm lương tâm khác?

Thông điệp của cụ Rùa Hồ Gươm, từ quá khứ lịch sử cho đến nay vẫn bàng bạc khắp chốn, khắp nơi, nhưng người hiểu nó để sửa mình, tiếc thay lại ngày càng ít và hiếm!

Thái Nam Thắng

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi