“Cuộc chiến thành Troy” được chứng minh là có thật

23/03/13, 11:33 Bí ẩn, Chuyện lạ
“Cuộc chiến thành Troy là một cuộc chiến quan trọng trong thần thoại Hy Lạp và được nhắc đến trong hai trường thi của Homer: Iliad và Odyssey. Cuộc chiến xảy ra khoảng 1184 Trước Công Nguyên(TCN).

Có nhiều tranh cãi cho rằng, đây chỉ là những câu chuyện thần thoại chứ nó không có thực. Song nhiều nhà lịch sử và khảo cổ mới đây đã chứng minh sự thật của cuộc chiến qua các dấu tích lịch sử.

Thành Troy trong tranh cổ

Thành Troy không phải ở Hi Lạp

Theo các nhà sử học, thành Troy được xây dựng lần đầu tiên trong khoảng niên đại 3.000 năm TCN. Qua thời gian, Troy được xây thêm và mở rộng đến ngày nay, hậu thế phải dùng dãy số Troy I-Troy IX để đánh dấu những công trình xây dựng trong những triều đại khác nhau mà sớm nhất là Troy I (năm 3.000-2.500 TCN), muộn nhất Troy IX (từ năm 85 TCN)…

Hầu như ai cũng nghĩ thiên sử thi Iliadchỉ là huyền thoại, thậm chí có nghi vấn chưa chắc Iliad là tác phẩm của Homer. Thế nhưng nhiều người lại tin chắc rằng Homer đã viết lịch sử, thành Troy và cuộc chiến Troy là có thực. Cuộc chiến là một quá trình hơn là một sự kiện đơn thuần.

“Các bằng chứng khảo cổ học và tư liệu đã chỉ ra rằng, một cuộc chiến tranh Troy đã diễn ra, và Homer đã chọn viết về một hoặc nhiều trong số các nhân vật bằng cách làm cho nó thành một Thiên trường tiểu thuyết xảy ra trong khoảng mười năm” – Eric Cline là một sử gia kiêm nhà khảo cổ học tại Đại học George Washington ở Washington, DC nhận định.

Một người Đức tên Heinrich Schliemann là một thương gia giàu có và say mê khảo cổ, năm 1870 Schliemann quyết đi tìm cho ra thành Troy và nếu có thể, dấu tích của con ngựa gỗ. Qua nhiều năm gian khổ, cuối cùng Schliemann đã tìm ra thành Troy. Đó là một khu đồi tại tỉnh Canakkale, miền Tây Bắc nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Sau Schliemann, nhiều thế hệ các nhà khảo cổ và nhà nghiên cứu đã làm việc tại đây. Họ đã cẩn thận đào bới và tìm thấy một thành cổ với rất nhiều niên đại khác nhau.

Lạ thay, thành Troy có thực! Ngày nay, thành Troy là một địa danh không thể thiếu cho khách du lịch đến thăm vùng Đông Bắc Thổ Nhĩ Kỳ. Khách hoàn toàn bất ngờ vì Troy không hề nằm trong địa phận Hy Lạp. Mới đầu chính Schliemann cũng tưởng Troy nằm trong địa phận Hy Lạp. Đặc biệt là, thành Troy gồm 9 thành phố, được xây dựng gần nhau. Có thành phố lớn ở giữa được bao bọc bởi các thành phố nhỏ hơn. Có một bức tường cao bao bọc tăng cường an ninh cho thị trấn.

Đường dẫn đến phế tích là một vùng cây lá xanh tươi, có ngọn đồi, nơi được cho là Thần Zeus ngồi nhìn cuộc chiến. Trên đường khách ngẩn ngơ nhớ tới ấn tượng Troy trong thời thơ ấu của mình với tựa phim bằng tiếng Pháp Hélène de Troie. Và con ngựa thành Troy, nó có thật chăng? Và khách sửng sốt khi đứng trước phế tích thành Troy. Phế tích này hầu như chỉ còn vài bức tường và nền gạch cũ nhưng quy mô của nó làm người ta kinh ngạc. Thế nhưng, điều quan trọng nhất là nguồn gốc của Troy vô cùng xưa cũ.

Đứng trên phế tích này, khách thấy màu xanh đậm của biển. Khách bừng tỉnh chợt hiểu, nàng Helen chỉ là một cái cớ để Hy Lạp đem quân đi đánh tận bên kia bờ biển Aegean. Thời đó Hy Lạp là nền văn minh của mọi nền văn minh với những bước phát triển rực rỡ, ảnh hưởng đến cả ấn độ. Chiến thắng Troy là giai đoạn bắt đầu, kéo dài cho đến ngày vinh quang của Alexander Đại đế trong thế kỷ thứ III trước Công nguyên. Sau đó Hy Lạp không bao giờ vươn lên được nữa.

Thực hư kho báu của thành Troy

Mong muốn tìm các kho báu huyền thoại của thành Troy, Schliemann tới thành phố thứ hai, nơi ông tìm thấy những gì ông tin là những viên ngọc đã từng thuộc về nàng Helen. Các đồ trang sức hơn một ngàn năm tuổi so với thời gian được mô tả trong sử thi của Homer. Các nhà khảo cổ cũng tin rằng, thành phố thứ 6 và thứ 7 là lâu đời nhất, vị trí có tên gọi Hisarlik là nơi trợ thủ đắc lực nhất cho thành Troy trong The Iliad.

Rực rỡ và mạnh mẽ là thành phố số thứ sáu, kiểu cách giống như thành Troy của Homer. Thành phố này bị hủy diệt năm 1.250 TCN do động đất chứ không phải chiến tranh. Trong Iliad, người Hy Lạp đã chọc thủng các bức tường thành phố bằng nghi binh, cho quân ẩn bên trong một con ngựa khổng lồ, người Troy lầm rằng, đây là món quà mà người Hi Lạp chạy trốn bỏ lại. Ngựa thành Troy có thể là một phép ẩn dụ cho Poseidon, một vị thần liên quan tới ngựa, vừa là thần biển và thần động đất.

Thành phố thứ 7 là thành phố cổ nhất, vừa phải, nó được miêu tả là bị vây hãm và phá hủy bởi chiến tranh vào năm 1175 TCN. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy các mũi tên trên các đường phố. Nhưng thực tế, các thành phố không lớn như trong tác phẩm của Homer.

“Homer đã mô tả thành Troy 6 và sự hủy diệt của thành Troy 7, bằng cách sử dụng những câu thơ thơ mộng, mờ ảo gắn vào cuộc chiến dài mười năm- Eric Cline nhận định. Trong thời kỳ đồ đồng, thành Troy nếu mà đặt tại vị trí Hisarlik thì là một phần thưởng lớn cho những vị vua ít quyền lực. N

ằm ở cửa biển Đen, thành phố sẽ có được một ngã tư quốc tế. Các đế chế Hy Lạp thời Mycenaean án ngữ về phía Tây. Các đế chế Hittite thống trị trải dài từ Mesopotamia tới Syria và kéo dài tới phía đông. Troy đã rất giàu có nhờ thu phí tàu bè đi vào Biển Đen. Đây chính là vận may cho đế chế Mycenaean khi họ thống trị, chiến tranh Troy là cuộc chiến vì những lý do thông thường, tranh giành lợi ích kinh tế, lãnh thổ, kiểm soát các tuyến đường thương mại”,Eric Cline phân tích.

Hưng Kim

Theo National Geographic News/Nguoiduatin

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng