Bộ bàn ghế hình rồng giá bạc tỷ tại Tuyên Quang

22/02/13, 00:06 Tin Tổng Hợp

Được làm bằng gỗ ngọc am dưới đáy sông Gâm, bộ bàn ghế của ông Nguyễn Quang Vịnh (70 tuổi) được trả giá hơn 4 tỷ đồng nhưng chủ nhân không bán.

Cách cầu Chiêm Hoá không xa là ngôi nhà nhỏ của nghệ nhân Nguyễn Quang Vịnh – người sở hữu bộ bàn ghế hình rồng độc đáo làm bằng gỗ ngọc am. Khi vào nhà, chúng tôi ngửi thấy mùi thơm thoang thoảng từ bộ bàn ghế toả ra. Theo ông Vịnh, càng về đêm thì mùi thơm từ bộ bàn ghế càng đậm đặc hơn. Trong nhà không bao giờ xuất hiện ruồi muỗi hay côn trùng vì chúng sợ mùi thơm của loại gỗ này.
 
Bộ bàn ghế này có hình dáng khá đặc biệt, với 4 chiếc ghế được chạm trổ rồng phượng tinh xảo. Mỗi con rồng với dáng uốn lượn, trạng thái hoàn toàn khác nhau. Những hoa văn họa tiết của tứ linh gồm “long – ly – quy – phượng” cũng được sắp đặt một cách tự nhiên, hài hoà.
 

Bộ bàn ghế hình rồng bằng gỗ ngọc am từng được chào mua với giá 4 tỷ đồng. 

Mỗi chiếc ghế có chiều cao khoảng 1,5m với hình dáng tự nhiên, ít phải đục đẽo, chỉ có phần bệ ngồi là bào nhẵn đánh bóng. 4 chiếc ghế này không theo một quy chuẩn hình dáng nhất định. Theo ông Vịnh, để thuận theo tự nhiên nên ông không muốn can thiệp quá sâu vào việc tạo dáng hay lắp ghép các hoa văn vào ghế.
 
Mặt chiếc bàn gỗ ngọc am lại không bằng phẳng mà lồi lõm, uốn lượn giống như những cung đường Tây Bắc. Xung quanh mặt bàn hình tròn là một “con đường” mà ông Vịnh gọi là “đường vành đai” được tạo tác kỳ dị, gấp khúc, chỗ dựng đứng, chỗ hoắm sâu. Trên “con đường” ấy có 7 điểm nghỉ được đặt 7 chiếc chén nhỏ và một cái chuyên.
 
Chiếc bàn giống như một tấm bản đồ mô tả những cung đường hiểm trở nhất của Tây Bắc. Ở đó có đỉnh Mã Pì Lèng nhìn xuống dòng sông Nho Quế, lại có đèo Pha Đin khấp khểnh, có U Ma Tu Khoòng xa lắc xa lư, có đỉnh Phan Xi Păng hùng vĩ… tất cả gợi tả cho người xem những cảm giác lạ lùng giống như đi trên trực thăng nhìn xuống núi đồi.
 
Cảm giác ấy bỗng như thành hiện thực khi ông Vịnh rót trà ra 7 chiếc chén nhỏ. Khói nóng bốc lên nghi ngút len lỏi vào những thẳm sâu ngõ ngách gồ ghề của chiếc bàn, bỗng chốc phủ kín những “cung đường” gấp khúc kia. Ông Vịnh chia sẻ: “Đây là cách đi du lịch trong nhà, khói phủ kín mặt bàn như mây phủ núi, không cần đi xa nhưng như đang được rong ruổi”.
 
Bị điếc một tai vì Lặn sông Gâm tìm gỗ quý
 
Từ trước những năm 2000, ông Vịnh đã có đam mê với gỗ ngọc am. Nhưng ngọc am lúc ấy chưa có giá, cũng chưa có ai dùng gỗ ngọc am để làm đồ vật trong nhà. Hằng ngày ra sông Gâm ngâm mình, ông thấy gỗ ngọc am đã hoá thạch nhưng vẫn có mùi thơm. Từ lạ đến mê, ông đem về nhà từng mảnh nhỏ, dù chẳng để làm gì nhưng lại thành thói quen.
 

Bộ bàn ghế bằng gỗ ngọc am của ông Vịnh. 

Sau này, khi đã bước chân vào nghề làm gỗ lũa, ông Vịnh mới quyết định chuyên tâm vào gỗ ngọc am. Ngày nào người dân Chiêm Hoá cũng thấy ông Vịnh lặn ngụp dưới sông chỉ để vớt lên những khúc gỗ cứng như đá. Có lần, ông phải mất 3 ngày mới đưa được khối gỗ khổng lồ giữa đáy dòng Gâm lên bờ.
 
Nhiều lần vì ngâm mình quá lâu dưới nước nên máu cam chảy ra mà ông không hay. Đến khi chọn đủ gỗ cho bộ bàn ghế độc nhất này thì ông bị điếc một bên tai phải.
 
Ông Vịnh bảo: “Không biết trước đây sông Gâm là gì, có biến động gì xảy ra nhưng dưới đáy có rất nhiều gỗ ngọc am. Nếu có cơ hội mà tát sông đào sâu dưới đáy chắc chắn sẽ có những khối gỗ hoá thạch khổng lồ. Tài sản ở đấy chứ ở đâu mà phải đi tìm nhiều”.
 
4 tỷ đồng vẫn chưa bán

 
Ông Vịnh phải mất 3 năm liên tục mới hoàn thành bộ bàn ghế hình rồng. Kể từ năm 2012, khi hoàn thành bộ bàn ghế, ông Vịnh có một cái tên khác là “Vịnh ngọc am”.
 
Nhiều đại gia từ TPHCM và Hà Nội cũng lên Chiêm Hoá để xem bộ bàn ghế đặc biệt này. Ông Vịnh bảo, khách ở Hà Nội đã trả giá 2 tỷ nhưng ông không bán, bởi trước đó một người châu Âu đã trả hơn gấp đôi mức đó.
 
Ông Vịnh cho biết: “Không phải tôi không thích tiền, nhưng bộ bàn ghế này như đứa con tinh thần của mình, bán đi tiếc đứt ruột. Tiền tiêu rồi cũng hết, chứ bộ bàn ghế như thế này tìm cả thế giới cũng chỉ có một mà thôi. Hơn nữa, không cần tính đến giá trị của bộ bàn ghế mà chỉ tính số gỗ quý mà tôi dùng để làm cũng đã lên tới tiền tỷ rồi”.
 
Ngoài bộ bàn ghế độc nhất vô nhị này, ông Vịnh còn một bộ ghế khổng lồ bằng gỗ ngọc am tuyệt đẹp chạm khắc hình rồng được đặt tại nhà cậu con trai. Ông Vịnh hy vọng sẽ có ngày được đem xuống Hà Nội triển lãm để thoả mãn sự tò mò và niềm đam mê của những người yêu gỗ lũa.

Theo Kiến Thức

(vtc.vn)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

Ad will display in 09 seconds

Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

    Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?