Cân nhắc trước khi quyết định “rút lui” khỏi công việc mới

16/02/13, 08:39 Tin Tổng Hợp

empty
Một điều tự nhiên và hợp lý cần phải quan tâm là từ bỏ công việc mới có ảnh hưởng như thế nào đến triển vọng nghề nghiệp của bạn tại thời điểm hiện tại và trong tương lai. Nếu bạn nghỉ việc chỉ sau một thời gian rất ngắn, bạn có thể phải đối mặt với một hay nhiều các hậu quả phiền hà.

Dưới đây là những rủi ro bạn có thể gặp phải:

Dưới đây là những rủi ro bạn có thể gặp phải:

Bạn có thể khiến sếp và đồng nghiệp mới tức giận: Khi bạn nhận việc mới, các đồng nghiệp và sếp của bạn đã quen với ý nghĩ rằng vị trí đó đã có người đảm nhiệm và giờ họ có thể quay trở lại đảm nhiệm công việc của riêng mình. Nhưng khi bạn nghỉ việc, một lần nữa họ sẽ bị buộc phải thực hiện lại toàn bộ quá trình tuyển dụng.

Bạn có thể sẽ không bao giờ làm việc cho công ty này một lần nữa: Nhiều công ty có một danh sách những người “không đủ điều kiện tuyển dụng lại” bởi mới chỉ vào làm chưa được nửa năm đã nghỉ việc.

Bạn có thể gây tổn hại cho chính trường học hay khoa của mình: Bạn nghỉ việc có thể là nguyên nhân để nhà sử dụng lao động nghĩ rằng: “Tôi sẽ không bao giờ thuê một người nào đó học cùng trường hay cùng ngành học với bạn.”

Bạn có thể đã tạo cho mình một thói quen không tốt: Nếu bạn bỏ việc chỉ sau một vài giờ hay vài ngày, điều gì có thể ngăn bạn không lặp lại điều này một lần nữa?

Đó là rủi ro, tuy nhiên, hãy xét tới mặt tích cực của vấn đề. Nghỉ một công việc mình không ưng ý sớm còn hơn là kéo dài thời gian, bạn sẽ giữ gìn được sức khỏe về mặt tâm lý, tình cảm và cả thể chất nữa. Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể nói rằng việc bạn nghỉ làm cũng sẽ là một cách bảo vệ sức khỏe tâm lý, tình cảm và tài chính cho người sử dụng lao động, đặc biệt là trong một thời gian dài.

Bạn sẽ phải đưa ra quyết định cho chính mình có nên nghỉ hay không. Tuy nhiên, khi tự hỏi liệu rằng mình có nên nghỉ việc, có lẽ bạn đã đang thực hiện ý định này rồi. Bạn sẽ không phải suy nghĩ đắn đo nhiều nếu bạn đừng quá để ý đến những rủi ro mình sẽ gặp phải.

Vì vậy, bây giờ là thời gian kiểm soát thiệt hại và giảm thiểu những hậu quả tiêu cực của việc nghỉ việc sớm:

– Hãy xin nghỉ việc và giải thích nguyên nhân nghỉ việc trực tiếp với sếp của mình:

Sếp mới của bạn xứng đáng được nghe một lời giải thích trực tiếp từ bạn. Đây không phải là thời điểm thích hợp cho việc viết thư, gửi email hay gọi điện thoại, hoặc tệ nhất là bạn chỉ đơn giản biến mất và không một lời giải thích.

– Hãy thể hiện sự trung thực và xin lỗi một cách chân thành:

Bạn có thể nghĩ tới một số lý do hư cấu như, “Ông tôi mất” hoặc “Tôi đang bận rộn với khóa học của mình.” Không, hãy đừng đưa ra những lý do như vậy.

Sự thật ở đây rất quan trọng, nó như một phần thể hiện sự xin lỗi chân thành của bạn. Đừng lấy lý do hay biện minh cho việc bạn nghỉ việc. Hãy dựa vào cảm xúc và mối quan ngại hợp lý của bạn rằng việc ở lại sẽ không chỉ làm tổn thương bạn mà còn làm tổn thương cả sếp của bạn nữa.

– Hãy đề nghị ở lại làm việc đến khi có người thay thế:

Keley Smith-Keller, giám đốc Trung tâm phát triển nghề nghiệp tại Đại học Nam Dakota kể về bài học kinh nghiệm lý thú của một sinh viên cũ của trường đại học Nam Daknota khi cậu đó quyết định nghỉ công việc trong ngành quản lý bán lẻ chỉ sau một tuần đi làm. “Anh sinh viên đó đã nói chuyện với sếp của mình rằng có thể mình là một lựa chọn sai lầm cho vị trí này. Anh ấy nói rằng mình không muốn lãng phí các nguồn lực và tiền bạc của nhà sử dụng lao động. Sau đó, cậu ấy đã đề nghị ở lại làm việc thêm một tuần để nhà quản lý có thể tìm được người khác thay thế.”

Cựu sinh viên của cô Smith-Keller đã rời vị trí làm việc của mình với một nhận xét tương đối tích cực của người sếp cũ và cuối cùng tìm được một công việc khác tại ngân hàng Sioux Falls nơi anh ấy cảm thấy hạnh phúc hơn.

– Hãy rút ra bài học cho những lần sau:

Cô Smith-Keller cũng lưu ý rằng sinh viên của cô ấy đã không lắng nghe lời tư vấn của mình về sự phù hợp với công việc, dẫn đến sự ra đi nhanh chóng khỏi công việc ở cửa hàng bán lẻ, tuy nhiên anh ấy cũng đã có được một bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá.

Nếu bạn quyết định bỏ việc ngay sau khi bạn mới bắt đầu công việc, hãy làm việc với các nhà hướng nghiệp/ tư vấn nghề nghiệp tại trường của bạn để đảm bảo rằng bạn sẽ có một quyết định tốt hơn trong thời gian tới. Hãy làm điều này không chỉ vì bản thân bạn, mà còn vì những nhà tuyển dụng – người tiếp theo sẽ mời bạn làm việc và hy vọng rằng mình sẽ không phải sớm bắt đầu lại quá trình tuyển dụng.

Vũ Vũ

Theo Monster

(dantri.com.vn)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi