Những loài cá kỳ dị ở Việt Nam

12/02/13, 08:56 Tin Tổng Hợp

Cá có vảy rắn, đầu cá sấu, thân cá lóc là một trong những loài cá kỳ lạ nhất từng xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian qua.

Cá mang bộ phận sinh dục trên đầu

Cá Phallostethus cuulong. Ảnh: National Geographic.

Loài cá này sống ở vùng sông Mêkông thuộc địa phận Việt Nam. Điểm đặc biệt của loài này là, con đực có bộ phận sinh dục nằm phía dưới đầu và chìa ra một “cái lưỡi cưa” để dễ dàng giao phối với con cái.

Cá Phallostethus cuulong được một nhà khoa học của Quỹ Môi trường Tự nhiên Nagao, Nhật phát hiện vào tháng 7/2009. Cá đực có chiều dài cơ thể khoảng 2cm, giao phối với con cái bằng cách phần đầu của chúng đặt gần nhau, tạo thành 1 góc 45 độ. Hiện chưa có quan sát nào được ghi nhận về hoạt động giao phối của loài cá này, tuy nhiên các nhà khoa học dự đoán hoạt động này dựa trên quan sát cấu trúc cơ thể loài này, có so sánh với các loài tương tự vẫn sử dụng các bộ phận cưa và roi này trong việc lôi cuốn các con cái vào mùa sinh dục.

Cá rồng

Cá rồng.
Cá rồng. Ảnh: Xã hội.

Giới chơi cá cảnh Việt Nam coi cá rồng là “cá vua”. Chúng thường được nhập ngoại với giá “khủng”, có thể lên đến hàng nghìn USD. Cá rồng có tên khoa học làScleropages formosus, một loài rất hiếm gặp. Người bản địa ở ven sông Đồng Nai, khu vực Vườn quốc gia Cát Tiên gọi loài này là cá mơn. Sở dĩ nó được gọi là cá rồng bởi trên thân cá có vảy giống như vảy rồng.

Đây là loài cá có kích thước lớn, chiều dài cơ thể có thể lên đến 90cm và trọng lượng hơn 7kg khi trưởng thành. Cá rồng rất hiếm gặp ở Việt Nam, đã có thời gian nó được coi là đã tuyệt chủng. Cá rồng được dùng không chỉ làm cá cảnh, giới chơi cá còn nuôi để chữa bệnh, để ngắm nhìn hay đơn giản vì sở thích.

Theo dân chơi chuyên nghiệp, cá rồng được phân thành bốn loại cơ bản: Ngân Long (màu trắng), Kim Long (màu vàng), Thanh Long (màu xanh) và Huyết Long (màu đỏ). Ngân Long rẻ nhất, giá 300.000-500.000 đồng một con. Do hiền lành nên chúng thường được thả chung với các loại cá rồng khác.

Cá có vẩy rắn, đầu cá sấu, thân cá lóc

Không ai biết tên loài cá này vào thời điểm một người dân ở Vĩnh Long bắt được nó trên sông Hậu. Ảnh: Xã hội.

Con cá “lai tạp” có hình thù kỳ quái này được một người dân ở Vĩnh Long dùng vợt bắt được trên sông Hậu. Không ai biết tên loài này. Nó có vẩy như vẩy rắn, đầu giống cá sâu nhưng thân hình trơn như cá lóc. Khối lượng của nó khoảng 2 kg.

Do không xác định được rõ nguồn gốc và tên gọi của con cá, người dân đã mang đến quán nhậu để nhờ bán. Tại đó, một thực khách cho biết, đây là cá mỏ vịt và rất hung dữ.

Một con cá có hình dáng và cân nặng tương tự cũng được phát hiện ở huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) vào ngày 20/11/2012. Sau khi các nhà khoa học quan sát, họ xác nhận loài cá này có thể là loài Spotted gar (cá sấu hỏa tiễn).

Cá mang đầu rắn, lưỡi heo

Con cá da trơn có đầu giống con rắn, thân và đuôi như con cá chạch, có chiều dài 1,14 m, nặng 4,2 kg. Ảnh: Xã hội.

Rạng sáng ngày 2/11/2012, một người dân ở xã Mỹ Hoà, huyện Tân Lạc, Hòa Bình cùng 2 người hàng xóm trong lúc bơm nước suối để tưới cho mía đã bắt được một con cá có hình thù kỳ lạ. Theo mô tả, cá thuộc loại da trơn có đầu giống con rắn, thân và đuôi như con cá chạch, có chiều dài 1,14 m, nặng 4,2 kg.

Con cá này có lưỡi như lưỡi heo và rất hung dữ. Ban đầu, người dân trong xã đều khẳng định họ chưa bao giờ thấy con cá nào giống như loại vừa bắt được, sau khi quan sát kỹ, người dân ở đây nghi là giống cá Lược.

Cá vừa có râu, vừa có lưỡi

Miệng giống hệt như miệng lươn nhưng có hai sợi râu với độ dài chừng 5 cm. Ảnh:Xã hội.

Một người dân ở Quỳ Hợp (Nghệ An) phát hiện con cá này ở mương dẫn nước vào ruộng. Nó có chiều dài khoảng 1,5 m, thân hình và màu sắc khá giống con chạch đồng. Phía lưng của con cá có màu nâu nhạt, phía dưới bụng có màu trắng bạc, thân thon tròn và có hai vây ở gần đầu nhìn giống như hai tai. Thân nó trơn, không có vẩy, gần đầu có hai lỗ mang ở hai bên nhưng mềm vì được cấu tạo bằng sụn chứ không phải xương cứng như các loại cá khác. Miệng giống hệt như miệng lươn nhưng có hai sợi râu với độ dài chừng 5 cm.

Cân nặng của con cá lúc bắt được là gần 7 kg, đường kính thân chỗ lớn khoảng 16 cm. Điều kỳ lạ là trong miệng của con cá có lưỡi to bằng ngón tay và dài khoảng 4 cm.

Theo Xã hội

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

Ad will display in 09 seconds

Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

    Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?