Đến thời giải cứu ‘bong bóng đại học’

22/12/12, 09:01 Tin Tổng Hợp

Trước vấn đề nóng: các trường ĐH-CĐ ngoài công lập kêu cứu khi đứng trước nguy cơ đóng cửa, giải thể, nhiều độc giả đã đưa ra quan điểm.



Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng

Số đông ý kiến cho rằng, việc nhiều trường ngoài công lập có nguy cơ giải thể là lẽ tất yếu, thuận theo cơ chế thị trường và quy luật khi các trường ĐH mọc lên quá nhiều. “Cung” vượt “cầu” nhưng chất lượng đào tạo lại không đảm bảo và không đáp ứng được yêu cầu…

Nâng chất lượng hoặc “bong bóng” sẽ vỡ?

Nhiều độc giả chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng “bong bóng đại học” là do các nhà đầu tư đua nhau mở trường tràn lan, lấy lợi nhuận làm mục đích. Độc giả Bùi Bích Bảo quy lỗi: “Bộ cho mở đại học tràn lan dẫn đến tình trạng giảng viên chạy show như ca sĩ, cắt xén thời gian… nên chất lượng đào tạo mới đi xuống!”.

Bạn đọc Nguyễn Thị Thanh cho rằng, các trường mở ra để kinh doanh thì phải chấp nhận sự khắc nghiệt của thị trường. “Chẳng nhẽ khi kinh doanh gặp khó lại kêu nhà nước cứu sao? Nhà nước lại lấy tiền đóng thuế của dân để cứu mấy anh nhà giàu như cứu thị trường bất động sản?” – độc giả này đặt câu hỏi.

Nhiều độc giả cho rằng chính các trường ngoài công lập phải tự cứu mình bằng cách nâng chất lượng đào tạo để đủ sức cạnh tranh với các trường công lập hoặc sẽ bị đào thải. Tiền bạc có thể mua được cơ sở vật chất, chứ không thể mua được uy tín và chất lượng đào tạo; mục đích của giáo dục là đào tạo con người, chứ không phải là lợi nhuận – nhiều ý kiến cùng chung quan điểm này. Còn nếu các trường chỉ chăm chăm vào lợi nhuận thì việc “bong bóng vỡ” là tất yếu.

Chất lượng đào tạo kém dẫn đến SV ra trường khó xin việc, nhiều địa phương và doanh nghiệp từ chối nhận SV ngoài công lập, các trường lại khó tuyển sinh. “Các trường ngoài công lập cũng nên tính đến chuyện đóng cửa được rồi, vì hiện nay sau phát súng đầu tiên của Đà Nẵng, các tỉnh thành khác đã quyết định chỉ tuyển công chức hệ chính quy công lập, chưa kể như Đà Nẵng chỉ tuyển loại giỏi; vậy đào tạo ra mà không ai nhận thì ai dại mà tốn tiền đi học” – độc giả Phú Quang nhận xét.

Độc giả Hoàng Minh cho rằng lãnh đạo các trường ngoài công lập kêu cứu “thực chất chỉ vì kinh doanh lợi nhuận mà thôi”. “Theo mình việc thắt chặt của Bộ GD-ĐT như vậy là đúng và việc các trường ngoài công lập không có người học cũng đúng với quy luật. Xã hội cần những người có tài”.

Một độc giả khác khẳng định nếu trường đào tạo thực sự tốt thì “học phí có đắt gấp đôi công lập vẫn có người học. Vài ngàn giáo viên thất nghiệp không thành vấn đề gì cả, nếu họ có năng lực thì họ sẽ kiếm được việc làm”.

Bạn đọc Nguyễn Phương nhận xét: “Không nên tiêu cực đến mức đòi đóng cửa hết các trường ngoài công lập nhưng hãy để nó là một cuộc đua công bằng giữa các trường công lập và ngoài công lập”.

Thừa mứa đại học

Trước tình trạng các trường ĐH-CĐ mọc lên như nấm, điểm trúng tuyển hạ xuống mức không thể thấp hơn, các trường công lập cũng đang bị cho là “thừa mứa”, khó tuyển sinh trong khi sản phẩm đầu ra vẫn không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

Điều này đặt ra một câu hỏi: Đến khi trường ngoài công lập đạt chất lượng ngang bằng trường công lập, liệu tình trạng ế ẩm của trường ngoài công lập có chấm dứt? Hay cách giải cứu duy nhất “bong bóng đại học” là để nó tự “xịt”?

Bạn đọc Nguyễn Hiền nhận xét rằng: “Theo tôi, trường nào cũng vậy không cần trong hay ngoài công lập mà đào tạo không có chất lượng, sinh viên ra trường không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của xã hội cũng đều nên xem xét đến việc đóng cửa. Chúng ta đào tạo nhân tài cho xã hội chứ không phải đào tạo để có bằng ĐH”.

“Nên giải thể ít nhất khoảng 1/3 trường ĐH ở Việt Nam. Nói là trường ĐH cho sang nhưng bản chất đào tạo thì không phải là trình độ đại học đúng nghĩa. Sinh viên tốt nghiệp thiếu kỹ năng, chuyên môn yếu, đào tạo lan man, không theo nhu cầu thị trường” – bạn đọc Hà Thu gay gắt.

“Hiện nay nhiều trường ĐH-CĐ công lập còn khó tuyển sinh nói gì đến dân lập. Lý do: Mở quá nhiều trường. Bỏ thi “3 chung – chung đề, chung đợt và chung kết quả” thì không hiểu bằng cách nào các trường nâng được chất lượng đầu vào, chắc là đề thi học sinh lớp 7 cũng làm được” – một độc giả phản đối ý kiến bỏ kỳ thi 3 chung.

Độc giả tên Mai cho rằng một đất nước có gần 90 triệu dân mà có tới hơn 300 trường ĐH là quá nhiều. “Đầu vào ngành sư phạm có 13 điểm thì sau này đào tạo ra 30 thế hệ toàn được 13 điểm?”

“Tại sao cứ phải đại học, không đủ trình độ thì cứ học trung cấp, học nghề, lâu nay vẫn nói thừa thầy thiếu thợ. Thiết nghĩ nếu 1 xã hội mà ai cũng là cử nhân, kỹ sư thì như thế nào?” – ý kiến của Lê Văn Diễn.

Lỗi từ nhiều phía

Nhiều độc giả cho rằng Bộ GD-ĐT nên hạn chế cho mở tràn lan các trường ĐH-CĐ mới, và tổ chức đào tạo dạy nghề khi thị trường lao động đang “thừa thầy thiếu thợ”.

Độc giả Quang Hưng đưa ra hai giải pháp: “Nên bỏ kỳ thi ĐH, để các trường ĐH tự cạnh tranh, thu hút sinh viên bằng chính chất lượng đào tạo và nhất là cơ hội
làm việc sau khi tốt nghiệp của chính ngôi trường đó. Thứ hai, Bộ  nên tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng thật sự của các ngành trên cả nước, khuyến khích các trường đại học cho mở những ngành về công nghệ cao, lắp ráp, chế tạo linh kiện để tạo ra nguồn nhân công tay nghề tốt so với khu vực nhằm thu hút đầu tư”.

“Hãy loại bỏ một nửa số trường ĐH hiện nay, thay vào đó là trường nghề. Số người có khả năng sáng tạo và tiếp thu công nghệ cao chỉ có giới hạn, mở ồ ạt các trường đại học là giết các em” – ý kiến của độc giả Nguyễn Trọng.

Một ý kiến khác đề nghị không nên chuyển đổi các trường từ trung cấp, CĐ lên ĐH bởi lẽ “có chuyển đổi thì cơ sở vẫn thế và giáo viên vẫn thế, nên đầu ra không đạt trình độ ĐH”. Bạn đọc tên Trịnh thì đề xuất hướng giải quyết ngược lại là nên chuyển đa số trường ĐH thành CĐ hoặc thành ĐH thực hành.

“Chúng ta cần có một hội đồng (hay một cơ quan) công minh để đứng ra đánh giá chất lượng giáo dục các trường, có các tiêu chí để đánh giá xếp hạng các trường và công khai kết quả đánh giá cho học sinh có được lựa chọn đúng đắn!” – một giải pháp thiết thực được đưa ra.

Theo một số ý kiến, không phải trường ngoài công lập nào cũng không hiệu quả, mà cũng có những trường tốt, giảng viên giỏi, là lãnh đạo các doanh nghiệp.

Một số độc giả đã đưa ra những phân tích cụ thể và cho rằng nguyên nhân là từ nhiều phía. “Vấn đề này không phải lỗi của các trường ngoài công lập, mà là do các trường công lập phình to cơ cấu đào tạo, đặc biệt là đào tạo liên thông”. Bạn đọc này đưa giải pháp siết chặt chỉ tiêu các trường công lập bằng việc thanh kiểm tra cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên có đáp ứng đủ cho số sinh viên ngày một đông hay không. Thứ 2, điểm chuẩn của một số trường công lập phải xem xét lại vì có những trường lấy rất thấp để có nhiều sinh viên.

Việc các trường ngoài công lập chưa xây dựng được thương hiệu, uy tín bằng chất lượng đào tạo cũng là một trong những nguyên nhân chính. Thêm nữa, Nhà nước chưa có chiến lược, quy hoạch và cơ chế hiệu quả cho hệ thống ngoài công lập. Bên cạnh đó là do tâm lý xã hội, vẫn tồn tại quan niệm phân biệt công – tư. Các độc giả cũng phân tích rằng hệ thống các trường ngoài công lập đang thiếu đi một “nhạc trưởng” điển hình – một trường ngoài công lập tiêu biểu.

  • Nguyễn Thảo (Tổng hợp)

(vietnamnet.vn)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi