Trẻ em Ấn Độ và hiểm họa trên đường tới trường

05/10/12, 10:50 Bí ẩn, Chuyện lạ

Vào ngày Japneet Singh rời xa trên thế gian này, cha cậu đã mặc cho cậu bộ quần áo đồng phục dùng để chụp ảnh lưu niệm. Trong bức ảnh, Japneet, 4 tuổi, mỉm cười tinh nghịch trước ống kính. Nhưng giờ cậu bé đã vĩnh viễn không trở về nhà.

Một học sinh thiệt mạng và 52 người khác bị thương sau khi chiếc xe chở học sinh đâm vào một hẻm núi ở Kashmir. (Ảnh: Getty Images)

Đó là vào buổi trưa, khi ông ngoại Japneet tới đón cậu ở bến xe buýt, ông phát hiện ra cháu mình đang nằm sõng soài bên lề đường, toàn thân dính đầy máu. Cặp sách của Japneet văng ra khắp nơi và anh trai cậu, Parmeet, đang quỳ xuống bên cạnh Japneet cố lay cậu dậy.

“Tỉnh dậy đi, Cherry!” Parmeet van xin, cậu gọi em mình bằng cái tên thường gọi ở nhà.

Cảnh tượng trên đã trở nên quá quen thuộc với nhiều gia đình tại Ấn Độ, nơi dẫn đầu thế giới về các trường hợp tử vong do tai nạn giao thông, trong đó có nhiều nạn nhân là học sinh.

Các vụ tai nạn xe buýt trường học kinh hoàng xảy ra với tần suất đáng báo động. Ít nhất 14 học sinh đã thiệt mạng và 21 người khác bị thương vào hồi tháng Ba khi một chiếc xe buýt chở học sinh lao xuống một con kênh ở bang Andhra Pradesh. Trong tháng Bảy, một học sinh đã tử vong và hàng chục người khác bị thương khi chiếc xe buýt chở học đâm vào một hẻm núi ở Kashimir.

Các chuyên gia đổ lỗi cho đường sá xuống cấp, giao thông hỗn loạn, các tiêu chuẩn an toàn kém, lái xe không được đào tạo bài bản và thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý các tình huống bất ngờ…là nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn thảm khốc trên. Các nhà phân tích an toàn cũng cho biết người dân Ấn Độ đã thất bại trong việc yêu cầu các dịch vụ an toàn hơn.

“Công chúng không hề tỏ ra giận dữ,” Harman S.Sidhu, chủ tịch ArriveSafe, một tổ chức phi lợi nhuận tập trung cải thiện an toàn đường bộ tại Ấn Độ cho biết. “Họ chấp nhận điều đó như một phần của các vụ tai nạn đường bộ.”

Tại bất kỳ thành phố hay làng quê nào cũng có thể bắt gặp hình ảnh những em học sinh mặc đồng phục, khom lưng đeo cặp sách, băng qua đường để bước tới trường hoặc bến xe buýt. Tỷ lệ nhập học của Ấn Độ đã bùng nổ khi nền kinh tế của đất nước bắt đầu khởi sắc, riêng bậc tiểu học đã đón nhận thêm 34 triệu học sinh trong 8 năm qua. Tuy nhiên, số lượng các phương tiện giao thông đường bộ tại Ấn Độ gia tăng nhanh chóng hơn, tăng 74 triệu phương tiện trong cùng thời điểm.

Kết quả của sự kết hợp giữa nhiều học sinh và nhiều xe cộ là số lượng các vụ tai nạn gia tăng. Không có con số thống kê cụ thể về số lượng các vụ tai nạn xe buýt trường học cũng như số lượng tử vong, nhưng tổng số người chết do tai nạn giao thông đã tăng đáng kể trong suốt thập kỷ qua. Gần 134.000 người Ấn Độ đã thiệt mạng trong các vụ tai nạn giao thông vào năm 2010, số liệu gần thời điểm hiện tại nhất mà chính phủ đưa ra.

Đối với nhiều trẻ em, đường tới trường luôn đầy ắp những mối nguy hiểm. Đường sá xuống cấp và ít được tu sửa lại. Các tài xế thường không được đào tạo bài bản và thiếu thận trong khi điều khiển phương tiện giao thông trong thành phố. Trên đường hầu như không có phần đường dành cho người đi bộ sang đường, các biển báo và thậm chí là vỉa hè.

Cách đây 15 năm, Ấn Độ đã ban hành luật mới quy định an toàn xe buýt trường học sau khi một thẩm phán Tòa án Tối cao yêu cầu, bên cạnh những nguyên tắc chỉ đạo khác như xe buýt phải có cửa (có thể đóng, mở được), một thiết bị máy mọc để hạn chế tốc độ của phương tiện, một người bán vé đủ khả năng và một lái xe hiểu luật, có kinh nghiệm.

“Bây giờ là câu hỏi về sự thi hành các luật lệ,” luật sư Mahesh Chander Mehta cho biết và nhấn mạnh rằng sự tồn tại của các quy định thường bị lờ đi. “Vẫn có luật nhưng nhận thức của người dân còn rất kém.”

Ameeta Mulla Wattal, chủ tịch Hiệp hội phát triển trường học quốc gia, một liên hiệp của 130 trường học, cho biết các luật lệ không được thực thi nghiêm túc do thiếu các biện pháp trừng phạt sau khi một vụ tai nạn xảy ra. “Tôi chắc chắn có hàng trăm, hàng ngàn trường học không tuân thủ,” bà Wattal nói, đồng thời cũng yêu cầu cần có các luật xử lý những trường hợp như xe chở học sinh quá tải.

“Các hãng xe buýt làm vậy để tiết kiệm tiền,” bà Wattal nói.

Các nhà phân tích an toàn nhấn mạnh sự can thiệp của chính phủ nhưng cũng chỉ trích rằng trách nhiệm cũng thuộc về nhà trường. Nhiều trường học thu phí đi lại của học sinh và sau đó liên hệ với các hãng xe buýt tư để cung cấp dịch vụ đưa đón học sinh.

“Nếu như có một vụ tai nạn, lãnh đạo trường sẽ rũ bỏ trách nhiệm cho lái xe và hãng xe,” ông Sidhu, chủ tịch ArriveSafe cho biết.

Xe buýt chỉ là một trong những phương tiện trong hệ thống phương tiện giao thông đưa đón học sinh. Chỉ riêng tại khu vực thủ đô New Delhi, khoảng vài ngàn học sinh phải bắt xe tải để tới trường. Một loại phương tiện phổ biến nữa dành cho các em học sinh tại Ấn Độ đó là xe kéo tự động, một phương tiện ba bánh phổ biến và thường không có cửa.

Arvinder Singh, cha của cậu bé Japneet cho biết anh từng nghĩ rằng xe buýt trường học là một sự lựa chọn an toàn hơn xe tải hoặc xe kéo tự động. Nhưng trường học và chính quyền thật nhẫn tâm và thờ ơ, Singh nói khi thấy không ai đứng ra nhận trách nhiệm sau cái chết của Japneet.

“Tôi giao con của mình cho họ,” Singh nói trong ngày giỗ đầu của con trai vào hồi tháng trước. “Về cơ bản, đó là niềm tin mà chúng tôi dành cho trường học và họ sẽ phải đảm bảo an toàn cho con của chúng tôi.”

Tài xế xe buýt đã bị bắt và hiện vụ việc vẫn đang được xét xử tại tòa. Anh Singh cho biết trường học đã đề nghị bồi thường 5.400 usd nhưng anh đã từ chối số tiền trên và cho biết anh muốn công bằng.

“Tôi đã mất con…Tôi biết Japneet sẽ không bao giờ quay lại với chúng tôi. Nhưng tôi không muốn các bậc phụ huynh khác phải chịu đựng nỗi đau như mình.”

Sầm Hoa (Theo nytimes)

(vietnamnet.vn)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này