Bật mí quá trình xây tượng Nữ thần Tự do

29/09/12, 19:37 Chuyện lạ

Gương mặt bức tượng nổi tiếng nhất nước Mỹ được lấy nguyên mẫu từ mẹ của tác giả thiết kế bức tượng.

Trong mắt những người nhập cư đến “xứ sở cờ hoa” – vùng đất hứa của mọi người, bức tượng Nữ thần Tự do là hình ảnh đầu tiên đập vào mắt họ. Bức tượng thời ấy là ý tưởng ban đầu của một chính trị gia người Pháp Edouard Laboulaye. Ông cũng là người hỗ trợ cho công trình này được khởi công cũng như vận động tài chính xây dựng bức tượng.

Nhà điêu khắc trẻ người Pháp Frédéric-Auguste Bartholdi đảm nhiệm thiết kế công trình. Tham vọng ban đầu của ông là tái hiện tượng thần mặt trời Helios khổng lồ từng canh gác đảo Rhodes của Hy Lạp. Không ít người bất ngờ khi biết rằng gương mặt của bức tượng được mô phỏng theo gương mặt thân mẫu tác giả. Trong khi đó, dáng điệu bức tượng lấy cảm hứng từ người vợ của ông, Jeanne de Pusieux.

Công việc được tiến hành tại xưởng đúc Gaget, Gauthier Company. Eugene Viollet-le-Duc, thầy của Bartholdi, là người có công đầu trong việc thiết kế phần đầu và tay của bức tượng. Ông này đã mất vào năm 1879 khi công trình còn dang dở. Đảm nhiệm thay thế về kết cấu khung sắt cho công trình là kỹ sư Alexandre-Gustave Eiffel, người sau này nổi tiếng thế giới với công trình tháp Eiffel – niềm tự hào của nước Pháp.

Trong bản thiết kế của Eiffel, đây là một trong những công trình đầu tiên sử dụng kĩ thuật xây dựng mới: phần vỏ không phải nơi chịu tải trọng, mà thay vào đó là một khung sắt bên trong. Những tấm đồng tạo hình theo phương pháp “repousse”, được hàn vào một khung bốn cây sắt 30 mét làm lõi (thay vì bằng gạch như trước đây) nhằm làm tăng độ linh động của thân tượng nếu có gió bão ở cửa biển. Những thanh sắt lớn nối khung sắt ngoài và một cây cột trung tâm nhằm tăng độ vững chắc cũng như tạo điều kiện cho kim loại có không gian giãn nở khi nhiệt độ tăng.

Trong quá trình xây dựng, từng phần nhỏ của bức tượng được đem đi triển lãm tại các công viên và hội chợ nhằm gây quỹ hoàn thiện công trình. Khoảng thời gian từ 1875 – 1880, số tiền quyên góp được lên đến 400.000 francs.

Trong khi nước Pháp đảm nhiệm phần đúc tượng, thì nước Mỹ nhận phần xây bệ tượng. Kiến trúc sư người Mỹ Richard Morris Hunt đảm nhận trọng trách này. Tuy nhiên, do tình hình chính trị có diễn biến phức tạp, mãi đến năm 1877, Quốc hội Mỹ mới thông qua quyết định nhận Nữ thần Tự do như một món quà của tình hữu nghị từ nước Pháp, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày độc lập của Mỹ.

Chín năm kể từ khi bắt đầu, đến năm 1884, công trình đồ sộ này mới được hoàn thành. Sau đó, khối sắt khổng lồ này được “cắt nhỏ” thành 214 thùng hàng để vận chuyển từ Pháp đến Mỹ. Ban đầu, nếu giữ nguyên thiết kế của Viollet-le-Duc, người ta chỉ có thể đem từng thành phần “vỏ” và “ruột” đến Mỹ chờ hàn nối lại.

Còn với thiết kế mới của Eiffel, từng phần “đầu”, “thân”, “tay”, “chân” của Nữ thần được hoàn thiện sẵn và chỉ còn việc lắp ráp khi đến nơi. 300.000 chiếc đinh tán được sử dụng để hoàn thành công trình này.

Trước đó, đích thân kiến trúc sư Bartholdi đã đến Mỹ trước để bàn bạc với tổng thống Mỹ Ulysses Grant về vị trí đặt bức tượng này. Vị trí đầu tiên được đề nghị là đảo Bedloe, một nơi thuận tiện để mọi tàu thuyền đi ngang hải cảng New York đều nhìn thấy. Tuy nhiên, tổng thống Mỹ cho rằng việc trưng dụng hòn đảo này chỉ để đặt tượng là một điều phung phí. Vì vậy, vị trí cuối cùng được thống nhất là một hòn đảo nhỏ nhìn về cảng của thành phố New York. Ngày nay, hòn đảo này được biết đến với cái tên Liberty.

Vương miện của Nữ thần Tự do có bảy tia sáng, tượng trưng cho bảy đại dương và bảy lục địa, hàm ý rằng tự do sẽ trải rộng khắp thế giới. Trong khi đó, tay trái nàng cầm bản Tuyên ngôn Độc lập, tay phải cầm ngọn đuốc hàm ý sự Khai sáng, tiến bộ. Nhìn chung, hình mẫu trong thiết kế của Bartholdi hướng về một người phụ nữ cổ điển. Các chi tiết trên thân tối giản và gọn gàng, chỉ có vài điểm nhấn trên tay, để đạt được vẻ uy nghi toàn thể.

Ngày 28/10/1886, món quà của nước Pháp được chính thức trao tặng cho nhân dân Mỹ. Trải qua 125 năm, bức tượng Nữ thần Tự do vẫn đứng vững chãi nơi ấy với lời chúc cho sự tự do và hòa bình trên thế giới.

Tượng Nữ thần Tự do hiện nay ở đảo Liberty tại cảng New York.

Tường Vy
Ảnh: HN


Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng