8 điều quan trọng cần dạy dỗ trẻ
Làm một bậc cha mẹ tốt là công việc quan trọng nhất trên thế gian đối với bất kỳ ai! Dạy trẻ em 8 điều sau đây sẽ giúp chúng cư xử đúng mực và biết tự chịu trách nhiệm cho chính bản thân chúng.
1: Tự giặt đồ
Khoảng 12 tuổi là đến lúc chúng cần phải tự giặt quần áo của mình. Hướng dẫn chúng cách phân loại quần áo và sử dụng máy giặt và máy sấy, những việc này không không hề phức tạp hơn việc dùng máy tính, lướt web và chơi game online của chúng. Chúng cũng cần phải ủi quần áo khi cần thiết. Cho chúng hiểu mẹ không phải là người hầu cho con cái. Trẻ con nhỏ tuổi hơn có thể giúp đỡ bằng cách gấp và cất quần áo.
2: Nấu những bữa ăn đơn giản
Hãy nhớ lại lần đầu tiên bạn chuẩn bị bữa tối cho cả gia đình? Hãy để chúng tự nấu bữa tối để chúng biết được rằng việc đó mất thời gian và công sức thế nào. Dạy chúng biết cách nấu ăn sẽ rất hữu ích cho cuộc sống của chúng sau này. Nhờ vậy, chúng sẽ có thể tự nấu những bữa ăn ngon và có thể truyền lại cách nấu ăn cho gia đình tương lai của chúng.
Hãy bắt đầu bằng việc dạy trẻ lên kế hoạch để nấu một bữa ăn một tuần một lần, dạy chúng lên danh sách những thứ cần mua để tự đi chợ. Những điều này sẽ giúp chúng trở lên tự lập và làm tăng thêm lòng tự trọng của chúng.
3: Kiếm tiền tiêu vặt
Hãy để chúng có một công việc cho dù đó là một việc nhỏ. Một đứa trẻ sẽ biết trân trọng những đồng tiền kiếm được một cách chân chính và biết chi tiêu một cách hợp lý. Khoản tiền này cũng có thể dưới hình thức một khoản tiền nhỏ mà cha mẹ thưởng cho những đứa trẻ để chúng làm những việc vặt trong nhà như: dọn dẹp phòng, cắt cỏ, rửa xe, đổ rác, hay là nhận và chuyển thư cho những người hàng xóm. Điều này dạy chúng có tính tự lập và tinh thần trách nhiệm trong công việc sau này.
4: Chọn bạn mà chơi
Những kinh nghiệm đầu đời có thể có ảnh hưởng tốt hoặc xấu tới cuộc sống sau này của chúng. Cha mẹ không thể kiểm soát kỹ càng những mối quan hệ của trẻ nhỏ.Nhưng cha mẹ ít nhất cũng có thể làm gương cho con cái: Hãy tôn trọng và quan tâm tới người khác, tiếp thu những ý kiến trái ngược, bao dung và cởi mở. Khi trẻ gặp những khó khăn trong các mối quan hệ thì cha mẹ cần phải ủng hộ và thông cảm với chúng nhưng hãy để cho chúng hiểu rằng việc đó chỉ là một sự phát triển bình thường ở độ tuổi của chúng, và là những kinh nghiệm học hỏi tuyệt vời.
5: Dạy cho trẻ hiểu rằng chúng không phải là trung tâm của vũ trụ
Thanh thiếu niên đặc biệt phải hiểu rằng một gia đình có môi trường hài hòa cần phải có sự thỏa thuận về công việc. Ví dụ, khi bọn trẻ muốn bố mẹ đưa đến sân bóng rổ vào cuối tuần mà bạn lại cần phải làm thêm cả những việc khác nữa. Để thu xếp ổn thỏa việc này thì bạn cần đưa ra một thỏa thuận – bạn sẽ đồng ý đưa bọn trẻ đến sân bóng rổ nhưng đổi lại chúng cần phải làm thêm một số việc trong nhà .
6: Học phép xã giao
Chỉ cho trẻ biết những cách ứng xử cơ bản và những phép xã giao. Trẻ em thường bắt chước từ gia đình, do đó, cách dạy dỗ tốt nhất chính là cách xử sự của cha mẹ chúng đối với những người trong gia đình và những người ngoài xã hội ở mọi thời điểm. Những cử chỉ đẹp thì không bao giờ bị lỗi thời. Ví dụ khi ông bà (hoặc bất kỳ người nào) gửi một món quà sinh nhật, thì hãy nhớ gọi điện thoại hoặc gửi lời cảm ơn tới họ. Khi đi thăm bạn bè hoặc đến nhà người khác thì cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và mang theo một món quà nhỏ cho bà chủ nhà. Đứa trẻ không nên la hét ầm ĩ ở nơi công cộng.
7: Học cách sống hòa thuận với những người khác và có kỹ năng giao tiếp tốt
Ai không thể sống hòa thuận với những người khác thường là một người không thích nghi được với xã hội. Học cách nghĩ tới người khác trước, khiêm tốn và sẵn sàng học hỏi – lắng nghe. Học cách chấp nhận những thử thách và làm một người khoan dung, tin cậy. Điều quan trọng là phải có tinh thần tập thể và học cách thấu hiểu và tha thứ.
8: Bày tỏ sự cảm kích và học cách bày tỏ “thái độ biết ơn”
Dạy cho trẻ đánh giá đúng mực những thứ xung quanh chúng, dạy cho chúng những ví dụ về lòng biết ơn đối với những thứ chúng học hỏi và nhận được. Thái độ này sẽ giúp ích cho cuộc sống lâu dài của chúng sau này.
(Theo Kangzhongguo)