Hà Nội: Dân ngoại ô kịch liệt phản đối xe túc túc

13/09/12, 13:53 Tin Tổng Hợp

– “Đi túc túc dân sẽ hút no bụi”, “đưa xe này vào sử dụng ở quê như làng nhà tôi thì có mà… xóc lộn ruột!”, “tôi lo ngại nhiều tệ nạn kéo về quê theo xe túc túc”…

Trong cuộc tiếp xúc với người dân ở ngoại thành Hà Nội, nhiều người tỏ thái độ kịch liệt phản đối và sẽ “quay lưng” nếu xe túc túc được “khai sinh” tại Thủ đô, nhưng cũng có người đánh giá loại xe 3 bánh này đầy ưu ái.

 

Có người cho rằng đề xuất đưa xe túc túc vào Hà Nội là… tối kiến! 

 

Chị Hà Thị Hồng ở xã Kim Chung (Hoài Đức, Hà Nội): Đi túc túc sẽ “hút no bụi”, khỏi phải ăn cơm!

“Đây là lần đâu tiên nghe về loại phương tiện này, nhưng nếu nó là loại xe ba bánh, giống kiểu xe ba gác thì tôi kịch liệt phản đối chủ trương này. Ngày xưa chồng tôi đã từng lái xe ba gác và đã bị TP cấm sử dụng, vậy tại sao bây giờ lại đưa xe túc túc vào sử dụng. Điều này rất là vô lý!

 

 
 
Xe không hề có kính chắn bụi, khi đi trên những con đường xuống cấp thì người dân sẽ “hút no bụi”, khỏi phải ăn cơm
 
Chị Hà Thị Hồng
 

Nếu chủ trương này mà được các vị lãnh đạo đồng ý thực hiện thì tôi cũng không bao giờ đi, vì tôi đã hình dung ra được chiếc xe nó như thế nào, nên khi đưa vào sử dụng ở quê như làng nhà tôi thì có mà… “xóc lộn ruột”.

Xe lại không hề có kính chắn bụi, thử hỏi khi đi trên những con đường xuống cấp thì người dân sẽ “hút no bụi”, khỏi phải ăn cơm!

Với những con đường xuống cấp hay những con đường cách xa đường quốc lộ như Ba Vì liệu xe và lái xe có đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe không? Liệu cán bộ quản lý có về những vùng đó để kiểm tra xem họ có nhồi nhét người ngồi trên xe hay không?

Tôi nghĩ là loại phương tiện này không được khả quan lắm khi đưa về vùng nông thôn, không khéo được vài bữa lại trở thành xe chở lúa, chở gạch.

Theo tôi nghĩ bây giờ phương tiện cá nhân nhiều nếu ai muốn đi xe buýt vào nội thành chơi thì họ bảo người nhà chở ra điểm xe buýt còn đỡ mất tiền. Ai mà ở xa đường quốc lộ như Mỹ Đức, Ba Vì thì họ đi luôn xe khách cho đỡ mất công “giang đò”.

Anh Đỗ Hoài Nam, sinh viên Học Viện Báo chí: Tôi sẽ không đi xe túc túc!

 

Anh Đỗ Hoài Nam (Ảnh: Hà Vy). 

“Tôi
đi xe buýt đã gần 4 năm từ ngoại thành vào nội thành để học
đại học. Tôi đọc báo cũng biết sơ sơ về loại xe túc túc, tuy nhiên tôi
không đồng tình về đề xuất đưa xe này vào hoạt động nhằm chống ùn tắc
giao thông.

Tôi tin chắc kết quả của nó không khả thi và không giảm được
ùn tắc giao thông, vì nhu cầu giao thông ở làng xã chưa cần đến loại
phương tiện này.

Ở quê tôi, mỗi nhà thường có một cái xe gắn máy vừa là
phương tiện đi lại, vừa là tài sản của họ, nên đi đâu chắn chắn họ sẽ
mang theo. Nhất là ra Hà Nội chơi hay có việc họ càng phải mang theo để
chủ động việc đi lại.

 

 
 
Nếu đề án này được chấp thuận thì tôi cũng sẽ không đi xe túc túc.
 
Sinh viên Đỗ Hoài Nam
 

Cùng
với đó, việc tắc đường ở Hà Nội chủ yếu là do ý thức của người dân sống
và làm việc ở khu vực nội thành và rìa nội thành là chính, chứ ở các
vùng quê xa như Phúc Thọ, Mỹ Đức, Quốc Oai … thì chắc gì một tháng họ đã
vào nội thành được một lần. Nên đề án này quá tốn kém mà không thu được
hiệu quả.

Tôi
nghĩ, lãnh đạo TP nên xem xét lại đề án này vì không thể có chuyện ở
nước ngoài họ áp dụng thành công thì nước mình cũng thành công được.
Phải dựa vào tình hình thực tế của nước mình. Chúng ta không thể so sánh
giao thông của Singapore với giao thông Việt Nam được.

Nếu
đề án này được chấp thuận thì tôi cũng sẽ không đi xe túc túc vì tôi sẽ
chọn phương tiện phù hợp với bản thân và công việc khi cần đi lại trong TP.

Anh Nguyễn Ngọc Tài xã Kim Chung (Hoài Đức, Hà Nội): Tôi lo ngại sẽ đưa… bọn móc túi về quê!

“Nghe đến loại xe này là tôi hình dung sẽ có phương tiện đưa… cái bọn móc túi từ Hà Nội về quê đây mà! Ở trong nội thành xe buýt chen lấn, xô đẩy nhau, trên xe thì nêm chật cứng người nên bọn móc túi hoạt động rất mạnh. Đề án này mà mang về quê thì tôi lo ngại nhiều tệ nạn kéo về theo.

Xem trên ti vi tôi thấy một chiếc xe này có lúc trèo lên đến cả chục người, bám víu lấy nhau. Tai nạn thì chưa nói đến nhưng chắc chắn kẻ gian sẽ dựa vào đó để mà thực hiện hành vi móc túi.

Chị Nguyễn Thị Hương, xã Hiệp Thuận (Hoài Đức, Hà Nội): Xe ba bánh nên đi sẽ… vững hơn!

 

 

Mạnh dạn ủng hộ xe túc túc nhưng chị Hương lại ngại ngần khi chụp ảnh (Ảnh: Hà Vy). 

“Tôi chưa bao giờ biết về xe túc túc, nhưng bây giờ biết về đề xuất đưa xe ba bánh này về vùng thôn quê để đưa những người ở tận trong các ngõ hẻm đi ra quốc lộ bắt xe buýt thì tôi hoàn toàn ủng hộ và sẽ sử dụng loại phương tiện này khi cần đi vào trong TP.

Tôi vẫn thường xuyên vào nội thành chơi, thăm con gái đang học đại học ở Cầu Giấy, phương tiện này cũng phù hợp với di chuyển của tôi vào nội thành.

Tôi thấy đi túc túc đỡ tốn tiền hơn so với đi xe ôm ra ngoài đường lớn để bắt xe buýt.

Loại xe ba bánh đi sẽ… vững hơn nên cũng đỡ lo tai nạn hơn xe máy.

Tôi cũng nghĩ, đưa phương tiện này vào lưu thông thì sẽ hạn chế được tắc đường trong nội thành vì xe này không vào nội thành mà chỉ hoạt động ở ngoại thành.

Hơn nữa giờ giá xăng ngày càng tăng nên nhà tôi cũng như anh em đa số đi xe buýt ra Hà Nội (nội thành) chơi chứ cũng hạn chế sử dụng xe máy lắm!”.

Trần Vũ – Hà Vy

(vtc.vn)

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

Ad will display in 09 seconds

Đâu là khí chất của một người cao quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Lời dặn của quỷ đói

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

    Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

  • Đâu là khí chất của một người cao quý

    Đâu là khí chất của một người cao quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Lời dặn của quỷ đói

    Lời dặn của quỷ đói

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện