Nhang thơm tẩm hóa chất độc đến mức nào?
– Chuyên gia nói nhang (hương) thơm tẩm độc khi thắp lên có thể gây mù mắt những người tiếp xúc.
Đầu độc từ mùi hương
Theo điều tra của PV VTC News, các hộ sản xuất tăm hương tại xã Quảng Phú Cầu đều tẩm thêm hóa chất khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Tại cơ sở sản xuất tăm hương của gia đình
ông Thoán, đây là một cơ sở sản xuất lớn vì mỗi ngày sản xuất khoảng
100 bó hương. Cũng theo ông, lượng tiêu thụ tăm hương hàng ngày khá lớn,
có nhiều ngày thiếu tăm, gia đình ông phải sang mua thêm từ các hộ
khác.
Cách pha chế, liều lượng sử dụng cũng như tên các nguyên liệu là những thứ tuyệt mật |
Cũng theo ông Thoán, loại hóa chất được dùng
để ngâm và tẩm vào tăm hương, chính là Acid Photphoric (H3PO4), tuỳ
theo yêu cầu của khách mà gia đình ông sẽ tẩm lượng axit với nồng độ
khác nhau.
“Muốn hương cong
đẹp thì trộn 1 lít axit H3PO4 vào 10 – 12 lít nước lã. Sau đó khuấy đều
và sau khi nhúng, thì ủ 3- 5 phút rồi rút ra phơi, rồi đem đến người
làm hương để cho thịt hương vào”, ông Thoán tiết lộ.
Theo
ông Thoán, việc sử dụng này rất độc hại cho sức khỏe, nhưng thị trường
bắt buộc nên người dân phải làm.
Cụ thể, các hóa chất này ảnh
hưởng đến đường hô hấp và nếu chân tay lở loét ra thì chưa biết đến
chừng nào khỏi.
Ông Tàm, một người dân sống tại xã Quảng Phú Cầu cũng cho biết: “Tác hại của thuốc
làm cong tàn là đánh lừa người tiêu dùng, còn tàn là ảo ảnh chứ không
phải là dùng hương cong là được nhiều lộc. Tôi ngửi mùi hương này thấy
nhức đầu và chóng mặt, còn lúc đốt thành hương có độc hại hay không thì
chưa ai biết được”.
Trong
khi đó, chủ một cơ sở sản xuất hương thắp khác ở Hà Nội cho biết, để
tạo ra mùi thơm cho hương, ở một số nơi khác, người ta thường tẩm sẵn
hóa chất vào keo hoặc bột toa. Chẳng hạn, mùi trầm được tẩm từ “tinh
trầm” Diamond, Clock…
Kho chứa nguyên liệu của một cơ sở sản xuất hương thắp ở Hà Nội |
Ông Tất Thắng – Giám đốc cơ
sở sản xuất hương thắp Tất Thắng (Đan Phượng, Hà Nội) cho biết: Đến
nay, chưa hề có bất cứ nghiên cứu được công bố rộng rãi nào liên quan
tới mức độ độc hại, sự ảnh hưởng của những loại hóa chất đó tới sức khỏe
của người sản xuất cũng như người sử dụng.
|
Tuy
nhiên, ông Thắng khẳng định: “Những loại hương bị tẩm hóa chất công
nghiệp đang trôi nổi trên thị trường hiện nay, khi đốt sẽ khiến những
người xung quanh bị hắt hơi, cay mắt, ho, sổ mũi…
Đáng
lo ngại hơn nữa là sức khỏe của công nhân – những người trực tiếp phải
tiếp xúc với loại hóa chất độc hại đó hàng ngày mà không hề hay biết”.
Gây mù mắt
Hiện
nay chưa có nhà khoa học nào hay nghiên cứu nào cho rằng hóa chất ngâm
tăm hương gây hại đến sức khỏe của người dân, hơn nữa để sản xuất hương
đậu tàn theo phương pháp cổ truyền mà uốn cong được thì rất khó bởi nó
còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết vào nguyên vật liệu, nên sử dụng hóa
chất là bắt buộc đối với họ.
Theo
Tiến sỹ Nguyễn Công Ngữ – Viện Công nghệ sau thu hoạch thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển và Phát triển nông thôn: Khi ngâm tăm nhang vào
H3PO4 các hợp chất hữu cơ sẽ bị loại bỏ, H3PO4 sẽ kết hợp với xenlulo
(thành phần chính của que tre, nứa) tạo thành estephotphat.
Sau khi được phơi khô, nước sẽ bay hơi, trên tăm nhang sẽ chỉ còn
estephotphat. Khi đốt nhang, nhiệt độ sẽ làm cho estephotphat thăng hoa
dưới dạng andihrit photphoric (P2O5) làm que nhang cháy nhanh hơn đồng
thời kéo tàn nhang có hình cong tròn. Tuy nhiên, các chất khí được sinh
ra trong quá trình đốt nhang sẽ có chất P2O5.
“Sử dụng hóa chất
bừa bãi và các loại mùn cưa được lấy từ các loại gỗ độc sẽ ảnh hưởng đến
niêm mạc mắt, khiến mắt mờ dần. Hít vào thường xuyên cũng ảnh hưởng đến
niêm mạc hô hấp. Đặc biệt, chủ yếu các khí độc này còn tồn lại trong
phổi sẽ hây bệnh hiểm nghèo, gây ung thư phổi và các bệnh khác”, ông Ngữ khuyến cáo.
Còn theo ông Trần
Phương Anh, Giám đốc hương Phụng Nghi, để sản xuất hương đậu tàn theo
phương pháp cổ truyền là hoàn toàn có thể được, nhưng chi phí sẽ đắt gấp
6 lần so với việc sử dụng hóa chất.
“Giá
của một bó nứa hiện nay khoảng 50.000 đồng/bó. Nếu ngâm axit thì chỉ
cần 50.000 đồng là đủ. Nhưng nếu muốn làm hương theo phương pháp cổ
truyền thì chỉ lấy phần cật của cây nứa, tức là mỗi bó chỉ lấy được
khoảng 1/3 (chi phí để được 1 bó đã là 150.000 đồng).
Sau khi ngâm nước suối xong thì lại chỉ chọn ra được khoảng 1 nửa số đó,
tức là chi phí của 1 bó nứa rơi vào khoảng 300.000 đồng/bó. Với chi phí
cao như thế, nhiều cơ sở sản xuất đã dùng hóa chất rất rẻ mua ở
ngoài thị trường để sản xuất”, ông Phương Anh phân tích.
Thu Hà – Minh Quân
(vtc.vn)