Tokyo đang ‘siết chặt’ Bắc Kinh trên Biển Hoa Đông?

06/09/12, 14:30 Thế giới

Chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định nếu Tokyo giành được quyền kiểm soát đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhờ quốc hữu hóa thành công sẽ khiến không gian chiến lược của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông bị “siết chặt”.

Trong một bài viết trên Hoàn cầu Thời báo hôm 5/9, Thiếu tướng La Viện, phó giám đốc điều hành Ủy ban Phát triển Văn hóa Chiến lược Trung quốc cũng khẳng định việc kiểm soát các đảo không chỉ nhằm mục đích chiếm giữ nguồn tài nguyên mà còn đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề thuộc địa chiến lược.

“Nếu Nhật Bản quốc hữu hóa thành công quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư, Trung Quốc sẽ buộc phải chấp nhận đường phân giới thềm lục địa trên Biển Hoa Đông theo điều kiện của chính quyền Tokyo.
Thậm chí, vấn đề còn trở nên phức tạp hơn đối với Bắc Kinh khi liên quân Mỹ – Nhật tăng cường sự hiện diện ở bờ tây đường ranh giới này, đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia của Trung Quốc”, theo thiếu tướng La Viện – một trong những quan chức quân sự nổi tiếng ‘hiếu chiến’ ở đại lục.

 Thiếu tướng La Viện


Cũng theo ông La: “Máy bay cùng tàu chiến của liên quân Mỹ – Nhật luôn bám sát và gây khó dễ cho các tàu quân sự của Trung Quốc mỗi khi đi ngang qua chuỗi đảo ven lục địa Đông Nam Á gần Nhật Bản, Đài Loan và phía bắc Philippines.
Nếu những hành động này còn tiếp diễn và có xu hướng ngày càng tiến gần về phía đường ranh giới trên biển Hoa Đông, không gian hàng hải chiến lược của Trung Quốc sẽ thực sự bị siết chặt”.
Tướng ‘diều hâu’ họ La cũng nhận định, nếu Nhật Bản xây dựng hệ thống radar cảnh báo sớm tên lửa tầm xa trên quần đảo tranh chấp, Tokyo và Washington không chỉ kiểm soát được khu vực phía bắc Đài Loan mà còn nhằm vào vùng duyên hải rộng lớn phía đông nam Trung Quốc.
Sở dĩ tướng La nhấn mạnh tới vai trò của Nhật Bản là vì Tokyo đang nắm giữ ưu thế trong việc quyết định số phận của quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. 
Có vị trí chiến lược thuộc trung tâm Biển Hoa Đông lại nằm giữa lục địa Trung Quốc và tỉnh cực nam Okinawa của Nhật Bản, quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư đang là tâm điểm tranh chấp giữa 2 nước Trung Quốc và Nhật Bản trong nhiều ngày qua.

 Quần đảo Senkau/Điếu Ngư 

Căng thẳng ngoại giao giữa Tokyo và Bắc Kinh bắt đầu leo thang và ngày càng ‘nóng’ kể từ sau vụ việc 14 nhà hoạt động người Trung Quốc bị bắt giữ trên đảo Senkaku vì ‘ ’.

 
 
Nếu Nhật Bản quốc hữu hóa thành công quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư, Trung Quốc sẽ buộc phải chấp nhận đường phân giới thềm lục địa trên Biển Hoa Đông theo điều kiện của chính quyền Tokyo.
 
 
 

Hành động của Nhật Bản ngay sau đó vấp phải làn sóng biểu tình phản đối gay gắt ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Tokyo không hề tỏ ra nhân nhượng trong vấn đề chủ quyền đối với quần đảo này. 
Thậm chí, hôm 5/9, chính phủ Nhật Bản còn tuyên bố sẽ hoàn tất hợp đồng mua lại 3 trong tổng số 5 đảo thuộc quần đảo Senkaku đang nằm trong tranh chấp với Trung Quốc từ các chủ sơ hữu tư nhân vào khoảng giữa tháng 9 với giá là 26.15 triệu USD.
đối với các đảo trên biển Hoa Đông hiện không chỉ là vấn đề riêng giữa Nhật Bản và Trung Quốc mà nó còn thu hút sự chú ý của các nước trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm 5/9 đã nhấn mạnh việc các nước có liên quan, đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản cần kiềm chế trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình để chấm dứt mâu thuẫn vì sự ổn định và phát triển chung cho toàn khu vực.

 Hình ảnh tàu hải giám Nhật Bản vây bắt tàu Trung Quốc ‘xâm phạm lãnh hải’ gần quần đảo Senkaku

 

Hạ Giang

(vtc.vn)

Ad will display in 09 seconds

Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

    Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

    Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời