Câu chuyện tu luyện: Du sơn ngoạn thủy cũng là một loại tu luyện

Cuộc đời này đối với tôi mà nói, vui thích thiên nhiên và núi sông, [sở thích này] có thể nói đã đến từ khi sinh ra, hơn nữa bất kể công việc có bận rộn bao nhiêu, trong nội tâm, đều cảm thấy thanh tịnh và vô vi, tâm thái này sau khi tu luyện, lại càng hơn thế. Phong cảnh trên thế giới đặc biệt là ở Trung Quốc đại lục, [tôi] cảm thấy dường như rất quen thuộc. Khi đọc thông tin về những ngọn núi hay các sông hồ [khác nhau] qua sách vở, tôi có thể cảm thấy cảnh tượng và thần vận [của những nơi đó] , cảm giác gần gũi và hòa hợp giống như tự xoa làn da của chính mình. Gần đây tôi mới hiểu được lý do vì sao. Nguyên nhân không phải chỉ vì tôi đã từng tu luyện nhiều lần, cũng không phải vì tôi đã từng ở thiên thượng [mà] quản lý mặt đất. Loại tâm tình này chủ yếu phát xuất từ bản thân đã từng dùng đôi bàn chân của mình hoặc nhẹ hoặc nặng [trực tiếp] chạm vào chúng-những tinh linh thời cổ xưa.

 

* * * * * * * * * * * * * * * * *

 

Vào thời kỳ cuối của triều đại nhà Nguyên (1271-1368), tại dãy núi Trường Bạch phía Đông Bắc, ở cạnh [hồ] Thiên Trì [trên miệng] núi Bạch Đầu {đỉnh núi cao nhất trong dãy Trường Bạch} có một gia đình họ Lục, nhà họ gồm có hai vợ chồng và một cụ già bị liệt nằm trên giường, cụ già ấy không phải là cha mẹ của hai người họ, mà trong một lần người chồng đi xa về, giữa đường đã gặp phải cụ già này. Nhìn cụ thật đáng thương nên người chồng đã cõng cụ về, trên đường đi anh nghĩ thầm: Người vợ trẻ của ta có thể sẽ không vui ? Thế nhưng cứu người là khẩn cấp, ta không thể thấy chết không cứu! Lúc cha ta còn tại thế thường nhắc nhở ta nên làm việc thiện, mà không cầu hồi báo, như vậy mới có thể có hậu sự tốt.

Lúc về đến cửa nhà, người vợ đang giặt áo quần ở sân trong, vừa nhìn thấy chồng đang cõng cụ già trên lưng, liền vội vàng đến giúp đỡ, sau đó nhóm lửa và nấu cơm. Đến tối người chồng mới đem sự tình kể lại, người vợ mỉm cười nói: “Tướng công, anh cũng quá coi thường nữ tắc nhà em, lúc em chưa xuất giá, mẹ em đã từng nói với em phải thiện chí giúp người, [hãy] đối tốt với người khác như đối tốt với con cháu mình, xem như cũng chính là đối tốt với thế hệ tương lai của chúng ta”. Cứ như vậy cụ già đã sống với gia đình họ. Hai vợ chồng đối đãi với cụ già như chính cha mẹ của mình, thậm chí chỉ có hơn chứ không kém. Vậy mà cụ già dường như không cảm kích, thường ngày lại cố ý gây khó dễ cho hai người, cho dù như vậy hai người họ cũng không oán không hối.

Thời gian thấm thoát qua nhanh, trong nháy mắt đã hai, ba năm trôi qua, Lục phu nhân đã mang thai, cụ già vẫn như trước, đôi lúc vẫn hoạch họe hai người, một lần người chồng có một chút nhịn không được, bèn nói: Lão nhân gia, ở đây chúng con dường như không có lỗi lầm gì với ngài, thế nhưng vì sao ngài luôn gây khó dễ cho chúng con vậy? Hơn nữa vợ con hiện tại đang mang thai, hơn một tháng nữa sẽ sinh nở, ngài [có thể] đối xử lưu tình, có được không? Cụ già thở dài nói:

 

“Tích đức hành thiện thuyết vô cầu,

Vạn sự du du hữu nhân do,

Vật luận đối phương chẩm dạng tố,

Thiện tâm thường tại tâm trung lưu!”

 

Tạm diễn nghĩa:

 

Tích đức làm việc thiện thì không mong cầu

Tất cả mọi sự mọi việc đều có nguyên do

Không nghĩ đến người khác có làm điều gì

Lòng tốt luôn giữ ở trong tim

 

“Các ngươi còn kém một chút so với lời các ngươi nói, bất quá, chung quy nói đến thì cũng không tệ”. Người chồng vừa nghe, đã biết rằng cụ già không phải là người bình thường, không thể mạo phạm mà đắc tội. Thế là đối với cụ già lại càng thêm ân cần cư xử tốt hơn. Cụ già cũng rất vui mừng. Cứ như vậy thời gian thấm thoát trôi, đứa bé đã ra đời, đó là một bé trai. Cụ già đã đặt cho đứa bé một cái tên gọi là Lục Tu Tĩnh – một cái tên mang đậm chất tu luyện.

Bình thường cụ già trông chừng Tiểu Tu Tĩnh, cụ kể cho cậu nghe rất nhiều câu chuyện xưa. Một buổi tối Tiểu Tu Tĩnh cùng với cha mẹ chuẩn bị đi ngủ, cậu bé hiếu kỳ hỏi hai người: Ở thiên thượng có đúng là có rất nhiều nhà cửa và tiên nữ rất đẹp không ạ! Họ có đúng là xinh đẹp không ạ? Nghe con hỏi thế hai vợ chồng giật mình, càng cảm thấy rằng cụ già này có lai lịch bất phàm. Khi Tu Tĩnh biết đi, cụ già trước nay vốn bị liệt nằm trên giường đột nhiên bước xuống mặt đất, đối trước hai vợ chồng mà nói: Đã đến lúc ta nên kể sự thật, ta vốn không có bất cứ bệnh tật gì, ta như vậy nhiều năm nay là muốn thử nghiệm tâm tính của hai người các ngươi một chút, hiện tại xem ra các ngươi thực sự không tệ, từ nay trở đi ta sẽ dạy dỗ Tu Tĩnh công phu tu luyện. Được rồi, ta có thể nói với các ngươi, ta hiện tại đã 103 tuổi, lúc 40 tuổi ta đã tu luyện đắc đạo pháp môn của Đạo Gia, cũng tức là đã viên mãn, nhiều năm qua ta muốn tìm một đồ đệ tốt, để đem công phu tu luyện của mình truyền cấp cho hắn. Các ngươi cũng biết, muốn tìm một đồ đệ tài đức vẹn toàn không phải dễ dàng gì, một vài năm trước khi ta gặp ông Lục đây, ta đã được sự điểm hóa của một vị thần tiên, thế là ta đã gần như không thể chờ đợi nữa, vả lại nhiều năm qua các người đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu tu luyện để làm đệ tử bản môn ta, tuy nhiên chỉ có một điểm, bản môn ta yêu cầu thân thể trinh tiết mới có thể tu luyện, cho nên ta liên tục chờ đợi, đợi đứa bé ra đời. Hiện tại, đứa bé đã có thể đi, hơn nữa có thể thấy Tiểu Tu Tĩnh quả thực là một đứa trẻ có căn cơ rất tốt, tâm tính cũng tốt như các ngươi, vì vậy nếu như ta không đem mọi chuyện nói ra, thì ta rất không yên lòng vậy! Lúc này Tu Tĩnh bước vào trong phòng hai đầu gối quỳ xuống [nói]: Hôm qua, trong giấc mơ có một vị thần tiên tỷ tỷ nói với con, con hãy bái sư tu luyện, thì mới có thể trở về bên cạnh họ, con hỏi sư phụ ở nơi đâu? Tỷ ấy nói, chính là cụ già đang ở trong nhà. Hiện tại sự việc đã sáng tỏ, thỉnh ân sư hãy nhận con làm đệ tử! … Cứ như vậy, Lục Tu Tĩnh bắt đầu tu tập pháp môn của Đạo gia. Lúc cậu gần 20 tuổi, cụ già đã rời đi, trước khi đi, cụ đưa cho cậu một chiếc bảo bình, bảo bình này có khả năng tùy ý biến hóa, yêu cầu điều gì sẽ có điều ấy, cũng dặn dò cậu phải vân du tứ hải, đặc biệt là phải đi bộ đến bốn nơi: Sa mạc phía nam Thiên Sơn (..), Điền Trì ở Vân Nam, Ngũ Chỉ Sơn ở Hải Nam, Bồng Lai đảo ở Sơn Đông. Sau cùng cụ già nói, ta ở đỉnh Lư sơn chờ con, nhanh chóng lên đường đi!

Cứ như vậy Lục Tu Tĩnh với hành trang đơn giản, mang theo chiếc bảo bình và niềm tin vững chắc đối với tu luyện và sư phụ để bắt đầu hành trình vân du, nếm gió nằm sương, có thể nói là nhiều lần trải qua gian khổ. Đi ra bên ngoài, cực khổ cùng với nguy hiểm luôn luôn kề bên cậu, bởi vì thời điểm ấy đang là chiến tranh loạn lạc, rất nhiều nơi đều có khởi nghĩa và đánh nhau, Tu Tĩnh có lúc bị xem như là gian tế và đã bị bắt, có lúc thì thật sự đã bị chém rớt đầu, tuy nhiên sau đó cậu sống dậy một cách thần kỳ. Ở sa mạc nhiều lần không có nước, khi cậu mở bảo bình ra thì phát hiện bên trong không chỉ có một ít nước, mà còn nhìn thấy một thế giới rất rộng lớn, thế giới ấy hết sức tốt đẹp và thần thánh. Uống một ít nước xong cậu cũng không còn cảm thấy khát nữa, là quyết tâm tu luyện, là tín niệm phản bổn quy chân đã khiến cho cậu ta từ trong sự khủng khiếp của cái chết mà bước ra.

Trên đôi bàn chân của mình cậu đã đi khắp đại giang nam bắc, gần như đi hết cả non non nước nước, chuyến vân du này đã khiến cho nội tâm của cậu cảm thấy thêm phong phú, khiến cho cậu càng thêm minh bạch được ý nghĩa của sinh mệnh. Hiện nay chúng ta thường cho rằng người xưa du sơn ngoạn sơn thủy là một loại nhã hứng, kỳ thực không phải. Trong chuyến đi, đó là một cách tái thiết lập giá trị của sinh mệnh; là cách một sinh mệnh trở về với thiên nhiên, trở về với tâm cảnh của vũ trụ; là một dạng biểu lộ tự nhiên của cảnh giới tu luyện; cũng là một cách vượt qua hết thảy mọi chuyện ân oán của thế gian và sự việc người thường, loại tâm cảnh này quyết không phải là đang trốn tránh, đó là [cảm giác] giải thoát và phóng khoáng khi hòa tan cùng thiên nhiên! Lúc ấy Lục Tu Tĩnh nhận thấy, mỗi một con sông mỗi một tòa núi đều là một sinh mệnh, chúng đều có hỉ nộ ái lạc, chúng đều là thần tiên do thiên thượng phái đến mặt đất làm lợi ích cho con người. Cho nên cậu ta đối với chúng như là đối với bạn bè tri kỷ, nói hết những lĩnh hội tu luyện của bản thân cùng với những gì nhìn thấy nghe được trên suốt hành trình…

Cứ như vậy làm ‘thiên nhai hành giả’ {người đi khắp chân trời} hơn hai mươi năm cậu mới đi hết bốn nơi ấy. Cuối cùng cậu cũng đến được đỉnh núi Lư Sơn, trên đỉnh núi Lục Tu Tĩnh không tìm thấy một bóng người, chờ hai ngày vẫn không thấy sư phụ, bèn nghĩ rằng có lẽ sư phụ có việc nên mấy ngày nay chưa đến, ta đến giữa sườn núi chờ cụ ấy vậy! Thế là cậu hướng đến giữa sườn núi mà đi, dọc đường Lục Tu Tĩnh gặp một bà lão, bà lão với khuôn mặt bị lở loét, lưng gù, nhìn thấy Tu Tĩnh thì reo lên: người thanh niên, cháu đã từng gặp qua người không giữ lời chưa? Con của ta đã đồng ý chờ ta, vậy mà nó đã không chờ ta, [nó] muốn đi, nào có muốn [chờ] như thế đâu? Lục Tu Tĩnh nghĩ: Lẽ nào sư phụ…ta biết cụ ấy sẽ biến hóa, năm đó biến thành bại liệt nằm trên giường, chúng ta đều nhận không ra, giờ đây nói không chừng cụ lại hóa thành lão bà, đến điểm hóa ta, bèn nói: Đối với người nữ thì phải nghiêm thủ lời hứa, nếu không làm sao xứng với câu “Ngôn nhi hữu tín” đây? Làm thế nào gọi là “Quân tử” đây? Nói xong thì quay trở lại đỉnh núi. Lúc này sắc trời đã tối, Tu Tĩnh đành phải qua đêm trên đỉnh núi, thế là cậu ngồi nhập định thâm sâu để nghỉ ngơi. Ngày tiếp theo dần mở ra, vầng mặt trời theo hướng đông mọc lên, lúc ấy, đột nhiên cậu nhìn thấy trên không trung có rất nhiều thần tiên bay đến, dần dần cậu thấy rõ người dẫn đầu chính là sư phụ. Lục Tu Tĩnh thấy vậy nhanh chóng quỳ trên mặt đất khấu đầu không ngừng. Chỉ nghe vị đạo thần kia [nói]: Ngươi hiện tại đã công thành viên mãn, bây giờ [hãy] đi thôi! Lục Tu Tĩnh liền vươn tay lên, thân thể nổi lên không trung, theo sư phụ mà bay đi! Đây chính là:

 

“Tẩu biến thiên nhai

Tứ hải vi gia

Phản bổn quy chân

Vô khiên vô quải

Xá tẫn danh lợi

Tâm vô sở cầu

Trì chi dĩ hằng

Cước thừa liên hoa.”

 

Tạm diễn nghĩa:

 

Đi khắp chân trời

Bốn biển là nhà

Trở về chân thật

Không vướng không mắc

Xả hết lợi danh

Tâm không mong cầu

Kiên trì bền bĩ

Chân cưỡi hoa sen}

 

Lời cuối:

 

Đây là một bài giải khai tâm kết của bản thân. Trải qua trăm nghìn kiếp luân hồi chuyển thế tại nhân gian, các chủng nhân tố đều lưu lại rất nhiều, tại đời này các chủng nhân tố chính diện và phụ diện đều khởi tác dụng đối với lần tu luyện Chính Pháp này của chúng ta, chúng ta chỉ có giải khai những khúc mắc này, trong thực tiễn mà tu bỏ đi những thứ không thuần tịnh, không phù hợp với pháp lý của tân vũ trụ, thì mới có thể quay về, tuy nhiên chúng ta phải nhận thức chính xác hết thảy hữu trước mới được

 

Tất cả đều nói tu luyện vừa khó khăn vừa gian khổ

Tâm người thường và ý niệm ích kỷ chắn hết đường

Khảo nghiệm xem có xả bỏ được [chấp trước] sinh tử hay không

Bước lên đài sen và bay lên chín tầng trời!

 

Ad will display in 09 seconds

Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

    Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"