Câu chuyện luân hồi: Bỏ mạng nơi hoang dã

Lời mở đầu:

Đây là một phần của câu chuyện về cá nhân tôi trong suốt quá trình lịch sử, về việc tôi đã nhận quả báo như thế nào sau khi làm những điều xấu ác. Mục đích của tôi khi viết ra bài này là để minh chứng rằng, khi bản thân chúng ta chấp trước vào những sai lầm và thiếu sót của người khác, chúng ta nên suy nghĩ cẩn thận về nó. Có thể chính chúng ta cũng đã từng phạm phải những tội lỗi nghiêm trọng trong quá khứ. Tuy nhiên, Sư Phụ từ bi đã không để ý tới những việc làm xấu ác trong quá khứ của chúng ta. Chúng ta nên đánh giá một người một cách toàn diện, và chắc chắn không nên thu hẹp phạm vi bằng cách đánh giá người đó trong một khoảng thời gian nhất định hay riêng về khía cạnh nào đó. Miễn là họ có thể làm tốt trong hiện tại, và khắc phục được lỗi lầm, thì họ vẫn xứng đáng được đánh giá cao! Tất nhiên, nguyên tắc của vũ trụ ‘thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo’ vẫn là điều mà không sinh mệnh nào có thể chống lại! Bây giờ hãy trở lại câu chuyện của tôi.

* * * * * * * * * * * * * * * * *

Câu chuyện xảy ra là trong thời nhà Tùy (581 – 618 sau công nguyên). Kênh đào lớn Kinh Hàng đang được xây dựng vào khoảng thời gian đó, và đã mang đến sự ảnh hưởng và thịnh vượng cho khu vực Dương Châu. Có một tiên sinh họ Hà sống tại thành phố Dương Châu. Ông là người rất thành thật và trung hậu. Ông và vợ của ông làm việc rất chăm chỉ trong cửa hàng lụa tơ tằm của họ. Họ chỉ có một người con trai tên là Hạ Dương. Gia cảnh của gia đình rất khá giả. Tuy nhiên, Hạ Dương khá hư đốn từ khi còn nhỏ và cậu bé đã phát triển rất nhiều tật xấu. Hơn nữa, Hạ Dương có một bản tính nổi loạn vô cùng đặc biệt. Cha mẹ của cậu đã mời về các lão sư (thầy giáo) để giáo dục cậu, nhưng cậu luôn muốn đi chơi và không bao giờ tập trung vào việc học tập. Sau đó, cha cậu đã mời về một lão sư dạy võ để dạy cậu võ thuật. Một thời gian sau, vị lão sư này nhận thấy rằng Hạ Dương không có đủ đức hạnh để học võ thuật; cậu rất tàn ác và muốn gì là làm nấy. Vì vậy, lão sư chỉ dạy cậu một số kỹ năng võ nghệ nông cạn bề ngoài. Ông nói với Hạ Dương: “Con đừng nên làm bất cứ điều gì xấu. Nếu không con sẽ hại người khác, cũng như hại chính mình đó.” Sau đó, vị lão sư rời đi. Vào lúc đó, Hạ Dương đã gần hai mươi tuổi. Cậu rất khỏe mạnh cường tráng và không sợ bất cứ ai. Một ngày nọ, cậu cãi cọ với cha cậu chỉ vì một điều nhỏ nhặt. Rồi cậu rất tức giận và bỏ nhà ra đi mà không hề nói với cha mẹ câu nào.

Ngay sau khi rời khỏi nhà, cậu đã kết bằng hữu với một đám côn đồ loạn đảng. Bởi vì cậu biết một chút võ nghệ, cậu đã trở kẻ cầm đầu của băng đảng nhỏ này. Những kẻ lưu manh dành phần lớn thời gian của chúng vào việc tiệc tùng, uống rượu, bài bạc và ăn chơi trụy lạc. Không lâu sau, chúng đã tiêu hết số tiền mà chúng có, rồi bắt đầu đột nhập vào nhà dân chúng để trộm cắp tài vật và cưỡng hiếp các cô gái xinh đẹp. Trong một thời gian ngắn, chúng đã khuấy động khắp thành Dương Châu và nơi này bị rơi vào cảnh náo loạn. Lời than vãn của toàn dân trăm họ được nghe thấy ở khắp mọi nơi. Sau khi cha mẹ cậu nghe được tin cậu đã làm những điều độc ác như vậy, họ vô cùng tức giận rồi lần lượt qua đời. Sau đó, quan phủ đã truy bắt những kẻ lưu manh trong băng đảng này và hành quyết chúng. Hạ Dương không có mặt ở đó khi những kẻ đồng bọn bị bắt, và cậu ta đã may mắn thoát khỏi tai họa. Thay vì phản tỉnh sau bài học này, cậu ta vẫn tỏ ra không hề hối cải. Sau khi lẩn trốn trong vòng một năm, cậu ta bắt đầu tác oai tác quái trở lại, và với thủ đoạn còn hạ lưu và tàn nhẫn hơn nữa.

Một ngày nọ, vào lúc trời nhá nhem tối, cậu ta lẻn vào tư gia của gia đình Triệu viên ngoại, một điền chủ giàu có. Thật tình cờ, tiểu thư nhà họ Triệu đang chuẩn bị xuất giá trong hai ngày nữa, và căn nhà được trang hoàng bằng đèn lồng, giấy màu, với bầu không khí tràn đầy niềm phấn khởi và hạnh phúc. Sau khi Hạ Dương phát hiện ra điều này, cậu ta nghĩ rằng: Ta nghe nói rằng tiểu thư nhà họ Triệu xinh đẹp như hoa như ngọc, nếu ta có thể…. Ta có thể được cả người đẹp lẫn tiền bạc! Vì vậy, cậu ta đã lẻn đến khuê phòng của Triệu tiểu thư, vận dụng mánh khóe của mình bằng cách liếm ướt giấy dán cửa sổ, sau đó chọc thủng một lỗ nhỏ ở đó để quan sát. Khi nhìn vào bên trong thông qua cái lỗ nhỏ đó, cậu ta thấy Triệu tiểu thư đang ngồi bên cạnh một chiếc bàn và làm một số việc thêu thùa. Cô đang thêu một cặp vịt uyên ương chơi đùa trên mặt nước. Ngay lúc ấy, Triệu tiểu thư ngẩng đầu lên và tủm tỉm cười một mình. Có lẽ cô đang nghĩ tưởng về tương lai tươi sáng và hạnh phúc của mình. Vẻ đẹp của cô đã làm cho Hạ Dương vô cùng sửng sốt. Có thể nói rằng sự kiều diễm của cô khiến cho mặt trăng bị lu mờ và làm cả nụ hoa phải xấu hổ. Sự mỹ lệ của cô có thể khiến cho chim sa cá lặn, và thậm chí một nàng tiên trên thiên giới cũng phải e thẹn khi so sánh với dung nhan của cô! Sự mỹ lệ của cô đơn giản là ngoài sức mô tả. Hạ Dương cảm thấy khó cưỡng lại trước vẻ đẹp của Triệu tiểu thư. Và sau đó, cậu ta đã quyết định sử dụng một phương pháp mà giới giang hồ coi là hạ lưu đê tiện nhất. Cậu ta đã thắp lên một loại hương mà có thể làm cho người ta rơi vào trạng thái mê man. Một lúc sau, Triệu tiểu thư bắt đầu hắt hơi rồi ngã xuống sàn. Sau khi Hạ Dương thấy mình đã thành công, cậu ta nhảy vào phòng của Triệu tiểu thư qua đường cửa sổ, thổi tắt nến và bế cô lên giường. Trong khi cưỡng hiếp cô, cậu ta còn nói: “Triệu tiểu thư, nàng là người trinh nữ thứ năm mà ta đã cưỡng hiếp!” Đúng lúc ấy, đột nhiên có tiếng nói vọng từ bên ngoài: “Tại sao ánh nến trong phòng Triệu tiểu thư lại bị tắt vậy? Tại sao cửa sổ lại mở toang thế này?” “Không tốt rồi! Khẳng định là tên thái hoa dâm tặc đã đột nhập vào phòng tiểu thư! Tên tiểu tử lưu manh đó không có điều ác nào là không làm! Người đâu!!” Và sau đó người ấy hô hoán lên để báo động cho gia nhân chạy tới lùng bắt Hạ Dương. Sau khi Hạ Dương nhận thấy hành vi đồi bại của mình đã bị phát hiện, cậu ta nhanh chóng mặc quần áo vào rồi lao ra khỏi cửa. Nhân lúc người nhà không chú ý, cậu ta trèo qua bờ tường ở phía sân sau rồi chạy trốn.

Vừa khi cậu ta nhảy ra khỏi sân sau, những người lính gác nhìn thấy cậu ta và đuổi theo cậu ta rất gắt gao. Hạ Dương không còn cách nào khác ngoài việc cắm đầu chạy thục mạng theo những ngõ hẻm cũng như tìm mọi cách để trốn thoát. Rồi cậu ta chạy tới một nơi hoang vu. Khi ấy cậu ta quay lại nhìn và thấy rằng không còn một ai ở phía sau. Cậu ta muốn ngồi xuống và nghỉ một chút. Ngay lúc đó, cậu ta trông thấy một người tiến đến gần. Người này được giang hồ biết đến với cái tên Vương Thiên Tả đại hiệp, vị hảo hán chuyên hành hiệp trượng nghĩa với một cây cương đao trong tay . Khi Hạ Dương vừa trông thấy Vương Thiên Tả, cậu ta dựng ngay dậy và cắm đầu cắm cổ chạy. Thực ra Vương Thiên Tả không hề chú ý đến Hạ Dương cho tới khi cậu ta cố gắng chạy đi. Vương Thiên Tả bèn quan sát người đang bỏ chạy, và nhận ra đây chính là Hạ Dương, tên vô lại không điều ác nào mà không làm. Vì vậy, Vương Thiên Tả đã đuổi theo Hạ Dương và giết cậu ta bằng cây cương đao của mình. Sau đó Vương Thiên Tả vứt xác của Hạ Dương vào một nơi hoang vu, và đó là quả báo mà cuối cùng Hạ Dương đã phải nhận. Số phận của Hạ Dương giống hệt những gì mà nhà văn Ngô Thừa Ân vào triều Minh sau đó hàng trăm năm đã miêu tả trong một bài thơ (Ngô Thừa Ân là tác giả cuốn tiểu thuyết Tây Du Ký):

“Nhân tâm sinh nhất niệm,

Thiên địa tận giai tri,

Thiện ác nhược vô báo,

Càn khôn tất hữu tư!”

Phần diễn nghĩa của người dịch (tham khảo):

“Khi một niệm khởi phát từ tâm con người,

Cả trời và đất đều biết,

Thiện và ác mà không có báo ứng,

Thì vũ trụ này thật quá ích kỷ!”

Một lúc sau, Vương đại hiệp đến gặp thân nhân trong gia đình Triệu viên ngoại và gia đình họ kể với Vương đại hiệp về điều đã xảy ra. Vương đại hiệp vô cùng tức giận và anh đi tìm xác của Hạ Dương để cho thêm vài nhát chém nữa. Sau đó, xác của Hạ Dương bị ăn bởi những con chó hoang nơi rừng núi. Khi Vương đại hiệp và gia đình họ Triệu trở về nhà thì họ thấy Triệu tiểu thư đã treo cổ tự vẫn sau khi cô phát hiện ra mình đã bị cưỡng hiếp. Gia đình Triệu viên ngoại phải trải qua nỗi đau buồn khôn tả khi hỉ sự của gia đình chuyển thành tang sự.

Hãy để sang một bên việc gia đình Triệu viên ngoại tổ chức tang lễ như thế nào và trở lại với Hạ Dương. Sau khi Hạ Dương bị giết, nguyên thần của cậu ta rời khỏi thân thể. Bởi vì Hạ Dương đã làm rất nhiều điều ác khi còn sống, cậu ta bị giáng xuống địa ngục tầng thứ sáu. Sau một thời gian dài trả nghiệp ở nơi đó, cậu được chuyển sinh làm thú vật, và phải mang thân trâu ngựa trong hơn một trăm năm trong tầng thứ đó. Khi cậu phải chịu đựng đau khổ nơi địa ngục tầng thứ sáu, một vị Bồ Tát tình cờ phái thị nữ của mình đi thị sát một số nơi trong tầng thứ thấp. Sau khi người thị nữ của Bồ Tát thấy cảnh Hạ Dương phải chịu đau khổ dưới địa ngục, cô đã thưa lại câu chuyện với Bồ Tát sau khi trở về. Bồ Tát bèn sử dụng huệ nhãn của mình để nhìn thấu lai lịch của Hạ Dương. Sau đó, Bồ Tát đã nảy ra một ý tưởng nhằm giúp Hạ Dương giải quyết ác duyên của cậu với năm cô gái mà cậu đã cưỡng hiếp.

Dưới thời Võ Tắc Thiên trị vì, trong thành Dương Châu, có một gia đình họ Hạ cũng có một cậu con trai tên là Hạ Dương. Cậu bé này tình tình thật thà đôn hậu, và có tài năng từ khi còn rất nhỏ. Hàng ngày, cậu làm việc siêng năng và điều hành cơ sở kinh doanh, một ngân hàng nhỏ, cùng với cha cậu. Trước khi cậu bước sang tuổi hai mươi, rất nhiều gia đình các cô gái tới gia đình họ để đề nghị kết làm thông gia. Hai cô gái đầu tiên mà cậu đã hứa hôn lâm bệnh nặng rồi qua đời. Gia đình họ Hạ bèn hỏi một thầy toán mệnh lý do, và họ nói rằng hai cô gái này đã được chùa gọi về để tu hành. Sau đó, Hạ Dương cưới ba người vợ khác. Người vợ cả đanh đá và rất hay ghen. Người vợ thứ hai thì tính tình khá tốt và là người mà Hạ Dương yêu thương nhất. Người vợ thứ ba là người đẹp nhất trong số ba người phụ nữ trên, nhưng cô ta rất yêu chuộng tiền bạc.

Hạ Dương yêu quí người vợ thứ hai của mình hơn cả. Vài năm sau, người vợ cả, do quá ghen đã nhảy xuống một cái giếng tự vẫn. Không lâu sau, người vợ thứ hai cũng qua đời vì một căn bệnh cấp tính. Những tai ương liên tiếp giáng xuống đầu Hạ Dương lớn đến mức mái tóc của cậu đã chuyển thành màu trắng ngay trước khi cậu ba mươi tuổi. Ngoài ra, cậu còn bị người khác lừa đảo trong một giao dịch buôn bán, và ngân hàng nhỏ phá sản, khiến cậu lao đao và vô cùng tuyệt vọng. Sau khi người vợ thứ ba thấy cậu đã rơi vào cảnh khốn cùng, cô ta đã gói ghém những đồ vật có giá trị vào một bao nhỏ rồi rời đi. Giờ đây, Hạ Dương không còn lại gì cả.

Tại thời điểm đó, Hạ Dương đã khóc đến cạn cả nước mắt. Cậu nghĩ, “Điều gì đã làm cho số phận của ta đen đủi đến như vậy?” Không còn sự lựa chọn nào khác, cậu đành tha hương và lưu lạc khắp nơi. Một ngày nọ, cậu nằm ngủ trên đỉnh núi Thái Sơn và đã có một giấc mộng dài. Trong giấc mộng ấy, cậu đã thấy tất cả điều ác mà cậu đã gây ra vào thời nhà Tùy. Sau khi tỉnh dậy, cậu nhận thấy rằng [luật] nhân quả báo ứng quả nhiên có thật! Vì vậy, cậu đã trở thành một đạo sĩ tu luyện trong một Đạo viện gần núi Thái Sơn.

 

“Ân oán vô thường nghiệp tùy thân,

Thiện ác tất báo quả thị chân,

Nhược đắc phúc báo thiện vi nhân,

Càn khôn lãng lãng thiện ác phân!”

 

Phần diễn nghĩa của người dịch (tham khảo):

 

“Ân oán không bao giờ ngớt, nghiệp vẫn đi theo mỗi người,

Thiện ác đều có báo ứng, quả nhiên là điều chân thực,

Muốn được phúc báo thì phải lấy thiện đãi người,

[Luật] Vũ trụ phân biệt rõ thiện và ác!”

 

Lời kết:

Người nào tinh ý thì sẽ biết ngay rằng nhân vật Hạ Dương được đề cập đến trong bài viết chính là tôi. Tôi đã từng làm rất nhiều điều ác. Tuy nhiên, Sư Phụ vẫn không bỏ rơi tôi và Ngài đã an bài cho tôi đắc được Pháp Luân Đại Pháp, một may mắn vô cùng khó gặp từ thuở xa xưa. Trong thời nhà Tùy, người trinh nữ thứ năm mà tôi đã cưỡng hiếp chính là người vợ thứ hai của tôi trong triều đại Võ Tắc Thiên. Ba trong số năm cô gái trên đã đắc Pháp trong kiếp sống hiện tại của họ, nhưng hai người còn lại, tiếc là, không đắc được thân người. Thay vào đó, họ đã chuyển sinh thành những cái cây.

Việc xem xét lại lịch sử và hiểu biết rõ ràng tất cả quan hệ nhân quả có thể xóa sạch hết thảy bụi bặm trong tâm trí của chúng ta. Bằng cách xem xét bản thân và khám phá nguồn gốc sự tồn tại của tất cả những người xung quanh chúng ta, mục tiêu cơ bản của tôi khi viết ra loạt bài về luân hồi này là để phán xét một người một cách toàn diện. Tất cả mọi thứ là để chứng thực Pháp. Con đường chúng ta đi phải thật ngay chính. Chúng ta không nên để lại bất cứ một sự hối tiếc nào và phải xứng đáng với lời thệ nguyện linh thiêng mà chúng ta đã lập trước vị Phật Chủ!!

Dịch từ:http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/10/21/34302.html

Tác giả: Tiểu Liên

 

[Chanhkien.org]

  

Ad will display in 09 seconds

Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

    Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"