Nội hàm tu luyện trong hội họa truyền thống Tây phương (Phần 1)

19/08/12, 22:41 Cổ Học Tinh Hoa

—Luận văn tuyển đăng trong “Hội nghiên cứu thảo luận văn hóa và khoa học tương lai” tại Đài Loan

Tác giả: Chu Di Tú

Tác phẩm “Phán xét cuối cùng” (Last Judgement) của Michelangelo.

Tất cả các nền văn minh lâu đời trên thế giới đều có tín ngưỡng đối với “Thần”, đều tò mò về nguồn gốc của sinh mệnh và sự trở về sung túc, đều có khát vọng và truy cầu bản năng sự “vĩnh hằng”. “Tu luyện” chính vì thế mà xuất hiện trong số các hoạt động của nhân loại.

Đối với từ “tu luyện” này, người phương Đông không hề bỡ ngỡ, cơ bản hiểu là “con người thông qua phương pháp tự hoàn thiện bản thân, tức quá trình từ người thăng hoa lên cảnh giới của sinh mệnh cao tầng”. Mục đích cuối cùng của tu luyện, theo cách nói của Đạo gia thì chính là “đắc Đạo”, “thành Tiên”, tu thành “Chân Nhân”; còn theo cách nói của Phật gia thì chính là “viên mãn”, “đắc chính quả”, cũng còn gọi là “niết bàn”. Mặc dù Tây phương không hề có khái niệm “tu luyện” minh xác giống như ở Đông phương, nhưng tôn giáo Tây phương cũng cho rằng: con người phải tin Thần, chiểu theo lời dạy dỗ của Thần mà làm, thì mới có thể được tịnh hóa, đi lên Thiên quốc và đồng tại với Thần, được “vĩnh sinh”. Tín ngưỡng đối với Thần này, quá trình không ngừng tịnh hóa và thăng hoa bản thân này, cũng chính là “tu luyện”. Mục đích cuối cùng của tu luyện đều là đạt được sự trở về tốt đẹp nhất của sinh mệnh, hưởng hạnh phúc vĩnh hằng.

Tôn giáo là một chủng hình thức của tu luyện, tuy nhiên tu luyện không nhất định là tôn giáo.

Tất nhiên, con người muốn đạt được cảnh giới cao tầng hoặc đi lên Thiên quốc thì phải có điều kiện, phải có tiêu chuẩn để đánh giá. Từ tín ngưỡng và phương pháp tu luyện của cả Đông, Tây phương, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều nguyên tắc chung.

Nét tu luyện ở Tây phương

1. Tu trong mê

Tôn giáo Đông, Tây phương, hay tu luyện đều có nhận thức phổ biến rằng, thế giới “hiện thực” mà con người đang sống chỉ là giả tượng tạo nên bởi mắt thịt, tuyệt không phải là diện mạo chân thực của vũ trụ. Do đó họ khuyên con người thế gian không được “mê” trong đó, không nên chấp trước vào biểu tượng của thế tục; “chấp mê bất ngộ” khiến người ta khó mà nhận thức được chân tướng của vũ trụ, khó mà tu thành.

Ví như trong tác phẩm “Republic”, nhà hiền triết Hy Lạp cổ đại Plato có một đoạn ví von rất sinh động về “cái hang”, đại ý như sau:

“Thế giới khả tri” mà con người sinh tồn giống như đáy một cái hang, con người cũng giống như một kẻ tù tội bị xiềng xích từ thuở còn trẻ, chỉ có thể thấy ảnh phản chiếu của ánh lửa trên tường, mà cứ tưởng rằng ảnh tượng này chính là toàn bộ thế giới. Có một ngày, một kẻ tù tội giãy thoát khỏi gông xiềng, quay đầu nhìn thấy ánh lửa, thì phát hiện điều nhìn thấy trên tường chỉ là giả tướng, ánh lửa mới là nguyên nhân tạo thành những ảnh tượng này. Khi ấy anh ta lại chạy ra khỏi động dưới đất, nhìn thấy ánh mặt trời chiếu rọi thế giới dưới mặt đất, thì mới biết sự phong phú tốt đẹp của cảnh tượng thế giới chân thực. Anh ta tiến thêm một bước nữa, thích ứng với hoàn cảnh thế giới bên trên, thì mới phát hiện rằng ngày đêm chi phối thế giới chân thực, và quy luật biến hóa bốn mùa đến từ mặt trời.

Plato đã dùng “quá trình từ hang tối dưới đất đi lên và trông thấy chân tướng thế giới” để ẩn dụ quá trình thăng hoa của linh hồn tới “thế giới khả tri”. Mà “mặt trời” chiếu rọi được nhìn thấy cuối cùng trong “thế giới khả tri”, chính là “lý niệm của Thiện”, là ngọn nguồn của lý tính và chân lý. Nhà hiền triết chính là người có thể nhìn thấy chân lý của “thế giới khả tri”, nên ông mới có trách nhiệm dùng ẩn dụ về “cái hang tối” để dạy dỗ con người, và dẫn dắt những kẻ tù tội chấp mê vào ảnh tượng trên bức tường. Tuy nhiên, kẻ tù tội trong cái hang dưới đất có thể không tin, không hiểu được, mà cười nhạo, thậm chí bức hại ông.

Ở đây, cá nhân tôi cho rằng “triết gia nhận thức được chân lý của thế giới bên trên” mà Plato nói tới cũng rất tiệm cận với Giác Giả đã khai ngộ hoặc nhà tiên tri; ẩn dụ về “cái hang” này rất gần với “quá trình từ trong mê tu luyện đến khai ngộ”.

Trong Phật gia, «Kim Cương kinh» đề cập “phàm có tướng đều là huyễn tượng”, cũng là nói với con người thế gian rằng hết thảy đều là giả tướng tạm thời, không được chấp trước. Chúa Jesus nói với các đệ tử rằng, không được chấp trước vào tiền tài ở nhân gian, phải “tích châu báu tại thiên thượng”. Tôn giáo Tây phương nói: “Không thể làm thí nghiệm Thần”, chỉ có bộ phận người tu luyện hoặc người có nhân tâm thuần tịnh mới có thể ngẫu nhiên chứng kiến Thần tích.

Tu luyện cũng giống như một cuộc thi sát hạch mà không biết trước đáp án. Nếu như để con người thấy được thế giới Thần Phật và triển hiện chân thực của nhân quả, thì chính là “tiết lộ thiên cơ”, tiết lộ đáp án, khảo thí không được tính nữa. Không biết trước đáp án mà vẫn có thể trả lời, thì mới là đáng khâm phục. Trong trạng thái nhìn không thấy chân tướng vũ trụ, đại đa số con người thế gian thuộc vào hàng không tin, hoặc bán tín bán nghi. Do đó kinh Phật mới nói: Phật Thích Ca Mâu Ni trong thế giới với năm thứ độc đã truyền Pháp mà “thế nhân khó tin”; khi Chúa Jesus còn tại thế, số người có thể tin Ngài, đi theo Ngài đến cùng cũng là thiểu số. Vì thế, có thể tin Thần, tin vào sự tồn tại của Thiên quốc và địa ngục; tin rằng thiện ác hữu báo, tin vào tu luyện và thực hành đến cùng, mới là đặc biệt trân quý. Đây chính là điều kiện hàng đầu của tu luyện.

Hình 1: Tác giả khuyết danh. Con người trầm luân trong thế gian, cũng giống như đang mê ngủ. Thần bèn phái sứ giả hoặc tiên tri để thức tỉnh Thần tính/Phật tính của thế nhân, nói với họ phải trở về sự tốt đẹp chân chính trên thiên thượng.

(còn tiếp) 

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Nhớ Tết quê 20 năm trước

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Nhớ Tết quê 20 năm trước

    Nhớ Tết quê 20 năm trước

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi